Hình ảnh trang
PDF
ePub

KHÍ HẬU

Khi trời nóng nực, khi đất nhiều thấp nhiệt ; đất bở hay bốc hơi ; tháng chạp đến tháng 3 nắng nóng thạnh hành [9a] sau tháng 4, 5 dần dần mới có mưa : ban đêm mưa thì ban ngày tạnh, ban ngày mưa thì ban đêm tạnh. Mùa hạ thường nhiều gió nam, mùa đông ít gió bấc mà lại càng ít gió tây. Không có mưa dầm, gió không trốc cây. Tháng 2 mới có tiếng sấm. Sau khi lập-đông chưa biết lạnh. Sắc nước hơi đục; mỗi ngày đêm có 2 lần nước lên nước xuống. Tháng 8, 9 thạnh mưa, lụt tràn, nước chảy mạnh gấp. Khi nước lên bị nước lụt tống xuống, thì nước trào lên không được. Thỏ-nhơn có câu : «Giang lưu xà vĩ đoạn, vũ đá phật đầu khai» (nước chảy đứt đuôi rắn, mưa đánh vỡ đầu phật), ý nói nước chảy mạnh mà mưa cũng dữ vậy. Qua tháng 10 hết lụt thì con nước lớn rộng mới phân minh. Nông-vụ muộn lắm là tháng 6, 7 gieo mạ, tháng 11, 12 cấy, tháng 1, 2 gặt. Qua tháng 3 là việc nông [9b] rảnh xong, bắt đầu trồng dưa. Tháng 4 bắt ốc gạo ; tháng 7 tìm bắt tổ ong ; tháng 10 bắt tôm xanh. Ấy là thời hậu các vật ấy mới sinh sản vậy. & huyện Hà. Dương, Hà-Âm và Tây-Xuyên thỉnh thoảng có lam chướng.

PHONG-TỤC

Sĩ chuộng thi thơ, dân siêng cày ruộng, dệt vải; nông thương đắp đồi kỹ nghệ tầm thường ; nữ công duy có huyện Vĩnh.An khá hơn. Sĩ hạnh thì huyện An Xuyên thẳng hơn, nhiều người hào phóng ; tập thượng xa hoa, y-phục ưa sắc đỏ ; tật-bịnh tin dùng đồng bóng, có khi dùng phù pháp của CaoNam, Đồ-Bà ; tang-tế dùng xen cả đạo Nho và đạo Thích. Cầu đảo thì chuộng hát xướng, hoàn nguyện việc gì thì hay thắp thiên đăng (?); hôn nhơn thì làm rễ trước rồi sau mới cưới ;

I

sinh-lễ kiêng dùng con heo Hải Nam (tức heo không được toàn sắc tục gọi là heo mét vợ). [10a] Người Hán người Thổ chung lộn nhau. bên nào giữ tục bên ấy. Phong tục người Thổ thường năm đến tháng 3 sửa lều-trại ; sắm hoa quả hương đèn đến cúng nơi Chùa Hồ. Về sau, 3 ngày hội nhau ăn uống đánh cầu, gọi là ăn mừng năm mới, cũng như người mình mừng lễ Nguyên Đản vậy. Tháng 8 rước nước tháng 10 đưa nước (tháng 8 hội cả ghe thuyền đi rước Hồ-Tăng bơi gấp đến sông Tam-Kỳ, đánh trống đất, gảy hồ-cầm, xong rồi buông chèo giao tiếp cùng nhau một hồi rồi giải tán, gọi là lễ rước nước ; tháng 10 cũng làm vậy, gọi là lễ đưa nước (tức như người mình nói ; lụt đến, lụt lui vậy). Đến như ngôn ngữ thì dùng xen cả tiếng Tàu và tiếng Cao-Man.

THÀNH- TRÌ

Tỉnh thành An-Giang chu vi 362 trượng, cao 9 thước, có 3 cửa : tiền và tả, hữu ; 4 mặt trồng tre ; hào sâu 6 thước. Ngoài hào có sông gọi là hộ hà (10b] bờ đê cao 2 thươc 7 tấc. Ở đia phận huyện Tây-Xuyên, nguyên trước đó là bảo Châu-Đốc, đắp năm Gia Long thứ 15 (1816). Năm Minh-Mệnh thứ 13 (1832) đặt làm tỉnh-trị, năm thứ 15 (1834) bỏ chỗ này lại lấy chỗ phía đông bảo ấy xây đắp bằng đất.

PHỦ-TRỊ TUY.BIÊN

Chu vi hơn 50 trượng, rào tre, ở thôn Mỹ-Đức huyện Tây. Xuyên. Nguyên trước ở thôn Châu-Phú, năm Thiệu Trị thứ 4 rời qua chỗ này.

HUYỆN-TRỊ PHONG PHỦ

Chu vi 50 trượng, trồng rào tre, ở địa phận thôn Tân-An. Nguyên trước là huyện trị Vĩnh Định, nay dùng làm huyện trị Phong-Phú.

HUYỆN TRỊ HÀ DƯƠNG

Chu vi 54 trượng, đắp đất, bốn mặt cỏ hào; ở địa phận thôn An-Thạnh. Nguyên năm Minh-Mệnh thứ 20 (1839) cất ở địa phận thôn Hưng-Nhượng để làm phủ trị Thạnh Biên ; qua năm Tự Đức thứ 3 (1850) bỏ phủ, rời qua chỗ này (thôn An. Thạnh) làm huyện trị.

PHỦ TRỊ TẢN-THÀNH

Chu vi hơn 50 trượng, rào tre, ở thôn Vĩnh-Phước huyện Vĩnh-An. Nguyên trước là huyện-trị Vĩnh-An; năm Minh.Mệnh thứ 13 (1832) đồi làm phủ-trị.

HUYỆN TRỊ ĐÔNG-XUYÊN

Chu vi 50 trượng, rào tre, ở địa phận thôn Long-Sơn, làm năm Minh.Mệnh thử 13 (1832).

[11a] HUYỆN TRỊ AN-XUYÊN

Châu vi 50 trượng, rào tre, ở địa phận thôn Tân Hộ, cất năm Minh-Mệnh thứ 20 (1839).

PHỦ THÀNH BA-XUYÊN

Chu vi 200 trượng, cao 3 thước, có 3 cửa, 4 mặt cỏ hào, ở địa phận thôn Hòa-Mỹ huyện Phong-Nhiêu, đắp năm Minh Mệnh thứ 17 (1836).

HỌC-HIỆU

Tỉnh học An-Giang ở phía tây tỉnh thành, địa phận thôn Tây-Phú. Cất năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842).

Phủ học Tân-Thành ở phía đông phủ trị, địa phận thôn Vĩnh-Phước, cất năm Minh-Mệnh thứ 13 (1832).

HUYỆN HỌC ĐỒNG-XUYÊN

Ở phía đông huyện trị, địa phận thôn Long-Sơn, cất năm Minh Mệnh thứ 18 (1837).

HUYỆN HỌC AN-XUYÊN

Ở phía đông huyện trị, địa phận thôn Tân Hộ, cất năm Minh-Mệnh thứ 20 (1839).

[11b] HỘ-KHẨU

Năm Minh-Mệnh thứ 13 (1832) ngạch hộ đinh là 25.615 người, nay còn 15.065 người.

ĐIỀN PHÚ

Điền thổ 88.336 mẫu, ngạch trưng thuế lúa 55.660 hộc, thuế tiền 121.471 quan, thuế bạc 2.421 lượng.

SƠN-XUYÊN

Thụy-Sơn : ở phía nam huyện Tây-Xuyên 71 dặm : cao 20 trượng, châu vi 11 dặm rưỡi, sườn núi cao lớn nguy nga, cây cối xanh cao có kinh. Có Hương-Khê phía tây chảy vào Thụy-Hà

[12a] phía tây-nam có Bửu-Sơn cao 7 trượng, chu vi 1 dặm rưỡi. Nước khe ngọt, đất phì nhiêu, cỏ cây xanh tốt, dân cư ở quanh theo núi. Năm Gia-Long thứ 17 (1818), Trấn-Thủ Vĩnh-Thanh là Nguyễn-Văn-Thụy đào mở sông Thụy-Hà, khi đào xong họa đồ bản dưng lên. Vua thấy bờ phía đông sông có núi gọi là Khâu Sơn bên cho tên là Thụy Sơn đề biểu dương công lao của ông Thụy. Có cất miếu sơn thần ở chân núi, dựng bia đề 2 chữ «Thụy-Sơn» thật lớn, đề làm kỷ niệm.

Hoa-Thê-Sơn : ở phía nam huyện Tây.Xuyên 61 dặm : cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, cách phía tây Thụy-Hà 18 dặm rưỡi. Núi có 3 chóp đứng, có cây cổ thụ xanh mát, cấm người đốn chặt. Mặt trước có chắm bùn lầy. Trấn-Thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn-Văn-Thụy [12b] nhân đó đào rộng ra 20 tầm đẻ cho ghe thuyền đi thông được. Dân Cao-Man ở rải rác theo đường trong rừng núi đề đánh cả hoặc săn bắn kiếm lợi.

Châm-Chiếu-Sơn : ở phía bắc núi Hoa-Thê 2 dặm : cao 12 trượng, chu vi 5 dặm. Đứng giữa đầm lớn, hình như ngọc châu tròn ở trong tráp đem trưng ra giữa đầm, cảnh trí rất đẹp có thể cho họa vào bức tranh.

Trà-Nghinh-Sơn : ở phía đông bắc núi Châm-Chiếu 1 dặm, cao 10 trượng, chu vi 5 trượng. Cao tròn mà khuất khúc ly kỳ ; cỏ suối trong ; tre, cây rậm rạp, nhiều cầm thủ lẫn nấp ở trong.

Tượng-Sơn : ở đông bắc huyện Hà-Dương 31 dặm, về phía đông bờ sông Vĩnh Tế : cao hơn 8 trượng, chu vi 3 dặm, ấy là một núi trong số 7 núi ở vùng nầy. Hình núi lời lóm có đầu có tai minh bạch [13a], cây cỏ tươi tốt, dưới có đá thủy-tinh.

Tô-Sơn : ở tây nam huyện Hà Dương 17 dặm, là một núi trong số 7 núi ở vùng này, phía tây núi có miếu thờ Thủy-Thần.

« TrướcTiếp tục »