Hình ảnh trang
PDF
ePub

VĂN-MIẾU, KHẢI-MIẾU

Ở làng Đông-Lỗ huyện Thạch-Hà. Văn-Miếu là thờ đức KhôngPhu-Tử, và các bậc Tử-Phối Thập-Triết là học trò Ngài. Khải-Miếu là miếu thờ Cha Mẹ Ngài.

XÃ - TẮC-ĐÀN

SƠN - XUYÊN-ĐÀN

HỘI - ĐỒNG-MIẾU

VŨ-MIẾU

THÀNH-HOÀNG MIẾU
LỆ - TẾ-ĐÀN

Các đàn miếu này đều ở làng Trung-Tiết huyện Thạch-Hà.
ĐỀN TAM-TRUNG

Ở làng Đại-Nại huyện Thạch-Hà, thờ quan Quản - đạo Mạnh-Tuyền; quan Khâm-phái Đinh-Khoa, quan Lãnh-binh Lê-Nhất. Năm Tự-Đức 27 (1873), đô - thành có việc biển cổ, ba ông trên đây đều bị giặc hại, nên huyện hạt lập đều đề thờ.

VĂN-MIẾU PHỦ HÀ-THANH

Ở làng Hương-Cần thuộc huyện Cầm-Xuyên, do thân hào bà

đặt tượng đức Thánh-Không, hai bên tả hữu đặt tượng Tử-Phối (4 vị phổi - hưởng là : Nhan Hồi, Tăng-Sâm, Tử-Tư. Mạnh Kha), và Thập-Triết (lo vị hiền triết là : Mẫn-Tử-Khiên, Tử-Trương, Tề Ngã, Nhiễm-Cầu, Tử-Du, Nhiễm-Bá-Ngưu, Trọng-Cung, Tử-Cống, Quý-Lộ, Tử-Hạ), các tượng thờ đều thếp vàng thếp bạc cả.

VĂN-MIẾU PHỦ ĐỨC-THỌ

Ở làng Yên-Trung huyện La-Sơn,

VĂN-MIẾU HUYỆN HƯƠNG-SƠN

Ở làng Đỗ-Xá huyện La-Sơn ?

VĂN-MIẾU HUYỆN NGHI-XUÂN

làng Uy-Viễn.

VĂN-MIẾU HUYỆN CAN-LỘC

Ở làng Phù-Lưu-Thượng.

VĂN-MIẾU HUYỆN THẠCH-HÀ

Ở làng Đông Lỗ.

VĂN-MIẾU HUYỆN HƯƠNG-KHÊ

Ở thôn Thượng-Thạch.

ĐỀN THỜ CHẾ-THẮNG PHU-NHẬN

Ở thôn Hải-Khầu làng Bỉnh. Lễ huyện Kỳ-Anh. Tục truyền thần đây là Cung-phi vua Trần Duệ-Tôn tên là Nguyễn-Thị-BíchChâu. Khi vua Duệ-Tôn đi đánh Chiêm-Thành ở miền nam, bà dâng biểu thiết tha can ngăn, nhưng vua không nghe. Bà mới xin theo

dữ, vua chiêm bao thấy có người tự xưng là Nam-Minh Đô đốc xin vua tặng cho một người con gái. Vua thức dậy gọi các phi-tần thuật cho biết việc đó, thì Bích-Châu một lòng xin đi đề cứu tính mạng ba quân. Vua liền sai lấy mâm vàng, đặt bà phi ở trên mặt biển, rồi tự nhiên thấy sóng gió yên lặng. Sau vua Lê-Thánh Tôn đi đánh miền nam, cũng đóng quân ở đây, đêm nằm mộng thấy Bích-Châu đến lạy, nói là số mệnh hầm hiu, bị rơi vào tay thần Thuồng-Luồng yêu quái, xin vua siêu thoát cho, Vua thức dậy sai viết thư bọc sáp bắn xuống bề, trách Quảng-Lợi-Vương thần ở dưới bề cai trị không nghiêm. Rồi trong chốc lát thì thấy xác Bích Châu nổi lên mặt bề, nhan sắc như lúc còn sống ? Vua sai dùng nghi lễ Hoàng-Hậu mà an-táng. Lúc vua thắng trận về, sắc phong cho bà là Chế-Thắng Phu-Nhân và sai lập đền thờ, thường thấy linh ứng. Các triều đều có phong tặng. Triều Nguyễn cũng có gia phong và liệt vào tự - điền.

ĐỀN THỜ HẢI-THẦN CƯƠNG-GIẢN

Ở thôn Yên-Trí huyện Can-Lộc. Các triều có phong tặng, triều Nguyễn cũng có gia phong.

ĐỀN THỜ THẦN TAM-LANG LONG-VƯƠNG

Ở làng Chỉ-Uyên huyện Thạch-Hà. Khi vua Lê-Thánh-Tôn đi đánh Chiêm-Thành ở miền nam, thuyền vừa qua trước đền, chợt không đi được nữa, Vua hỏi thần ở sông ấy là vị thần nào ? Người bản xứ tâu Thần -hiệu cho vua nghe. Vua sai quan làm lễ ở đền, thì một chốc thuyền đi mau như tên bắn. Khi thắng trận về, vua sắc gia phong và ra lệnh cho quan địa phương hàng năm kinh tế. Lại có đền riêng ở 4 làng Nghi-Xuân, Đan-Trường, Đan-Uyên, Đô - Uyên, cùng phụng tự. Các triều có phong tặng, triều Nguyễn cũng có gia phong.

Ở làng Tả-Can-Lộc, thuộc huyện Can-Lộc, thờ cha con ông Đặng-Tất, sự tích có nói rõ ở mục Nhân-Vật-Chi sau này.

ĐỀN THỜ VŨ-MỤC ĐẠI-VƯƠNG

Ở núi Long-Ngâm. Thần hủy là Lê-Khôi, con ông anh họ vua Lê-Thái-Tồ, ông dáng người rất lạ, thường theo vua TháiTồ đi đánh giặc có công, làm đến chức Bình-chương quân quốc trọng-sự, lại thăng đến chức Đại-tư-mã. Khi Trấn-thủ tỉnh Nghệ An, đi đánh Chiêm-Thành thắng trận, về đến núi Long-Ngâm thì mất, người bản xứ lập đền thờ, thường rất linh ứng. Triều vua Lê-Thánh-Tộn, năm Quang Thuận thứ 4 (1463), ra lệnh cho ông Nguyễn-Như-Đồ soạn văn bia dựng ở miểu, thường năm sai quan đến tế và phong là Đại-Vương. Đến niên hiệu Dương-Hoa thứ 7 (Đời Lê Thần - Tôn 1641), các quan cho là đền ấy ở gần bề hay có sóng gió, không tiện cho sự tế lễ, bàn xin dựng đền mới ở làng Triều-Khẩu thuộc huyện Hưng-Nguyên để thờ. Còn đền cũ thì giao cho ba làng : Mai-Lâm, Vĩnh-Tuy, Kim-Đôi phụng tự. Các triều đều có phong tặng, triều Nguyễn cũng có gia phong.

ĐỀN THỜ THẦN LINH-CẢM

Ở trên núi Tùng - Linh thuộc làng Việt - Yên - Hạ huyện La-Sơn, thờ vị cộng thần nhà Lê là Đinh-Lễ. Sách Sử-Ký chép : Đinh-Lễ thường theo vua Lê-Thái-Tô đi đánh giặc, có đóng quân ở núi này đề chống quân nhà Minh. Sau cùng quân Minh đánh nhau ở làng My-Động thua rồi bị bắt. Quân Minh dự đầu hàng. nhưng không chịu khuất, nên bị giết. Người bản xứ lập đền thờ. Các triều có phong tặng, triều Nguyễn cũng có gia phong.

ĐỀN THỜ QUAN ĐÔ-ĐÀI HỌ BÙI

Ở núi Bạch-Tụy thuộc làng Độ-Liêu huyện Can-Lộc, thờ

nhân-vật-chí sau đây.

HAI ĐỀN Ở THẦN-ĐẦU

Ở làng Thần-Đầu huyện Kỳ-Anh, thờ anh em ông Thượngthư Lê-Quảng-Chi triều Lê.

BA ĐỀN THỜ Ở THÔN QUYỀN-HÀNH

Ở núi Bạch-Thạch thôn Quyền-Hành, thờ quan Thái-bảo Nguyễn-Công-Liêu triều Lê, Hào-quận-công là Hiển, cùng vị Thiếubảo Lê-Phụng-Hiều. Sự tích có nói rõ ở Thanh-Hóa-Chí.

ĐỀN THỜ LỄ QUẬN-CÔNG

Ở làng Phù-Lưu huyện Can-Lộc, thờ quan Thái-tè Nguyễn-VănGiai triều Lê. Sự tích có chép rõ ở mục nhân-vật-chí sau này.

ĐỀN THỜ QUAN TRẤN - TƯỚNG HỌ PHẠM

Ở làng Phú-Lê, huyện Kỳ-Anh, thờ quan Đại-tư mã PhạmCông-Sấm. Ông làm quan triều Lê, trấn giữ tỉnh Nghệ-An, dẹp trộm cướp yên dân. Có công rất lớn, được thăng đến chức Đại-tư-mã Thọ-quận-công. Sau mất rất hiền linh, dân lập đền thờ. Các triều đều có phong tặng, triều Nguyễn cũng có gia phong.

ĐỀN THỜ THẦN SƠN-TRIỀU

Ở thôn Sơn-Triều, thần hiệu là Công-Hoành, là cháu bốn đời quan Trấn-tướng Thọ-quận công. Ông làm Trấn-tướng tỉnh NghệAn triều Lê, có linh tính cảm thông với thần minh, nên người bản xứ lập sinh-từ đề thờ sống. Sau ông mất, thường vẫn hiền linh. Các triều đều có phong tặng, triều Nguyễn cũng có gia phong. Tục truyền ông thường hiển linh cưỡi hồ lên núi.

« TrướcTiếp tục »