Hình ảnh trang
PDF
ePub

SUỐI VŨ-MÔN

ngọn thứ 2 núi Khai-Trưởng thuộc Huyện Hương-Khê, Nước chảy thành 3 đợt đến vài trăm dặm, trông như lụa trải. Mỗi năm cứ đến ngày mồng 8 tháng 4 thì mây móc dày đặc, tục truyền đấy là chỗ cá hóa rồng, nên đến ngày ấy thì các thuyền chài kiêng không đặt chài lưới ở mạn hạ lưu. Chỗ đó cũng có tên gọi là Vụ Thấp-Thủy.

Xét sách Đường.Thư có nói : Từ Châu-Hoan đi về phía nam, qua núi Vụ-Ôn 3 ngày, có đường thông sang nước Chân-Lạp, lấy nhật trình mà suy thì đúng là núi này. Lại chữ Vụ-Ôn này, chắc là chữ «Vụ Thấp», mà họ viết nhầm.

SUỐI HAU-HAU

Ở phía nam huyện Thạch-Hà, do hốc đá trong núi chảy ra, nước rất trong ngọt. Xét Bùi-Dương-Lịch có nói : Nước ở châu-Hoan có 3 chỗ có tiếng là nước tốt : 1) là nước sông La-Giang thuộc núi Tam La, 2) là nước Giếng Việt-Tỉnh thuộc huyện Kỳ-Anh và là nước suối Hau-Hau này. Duy nước sông La-Giang thì thường trong lặng, có tính ngưng trệ; Nước ở Việt-Tỉnh thì thường Phun mạnh, có tính cấp bách. Muốn không trệ, không cấp, uống rất dễ tiêu thì chỉ có nước suối Hau-Hau là hơn cả. Hàng năm đến tháng hè người bản xứ cứ lấy nước chở đi bán khắp thành phố, nhà nào cũng thích dùng.

làng Phú-Lễ thuộc huyện Kỳ-Anh. Một dải thung lũng bằng phẳng, ở bên có vách đá, cây cối xanh tốt, trong hốc đá thường có nước phun ra như mưa rào, lấy máng hứng nước uống rất thơm ngọt. Tục truyền ngày trước có vị Tướng đóng ở đấy, cấm dân không được uống nước ấy, thì tự nhiên suối không chảy nữa ; sau phải dùng thuật của thày phù - thủy, giết trâu lễ thần, rồi bỏ cái lệ cấm ấy đi, thì suối lại chảy như cũ.

KHE MỘC-MIÊN

Ở thôn Xuân-Sơn, phía tây-nam huyện Kỳ-Anh. Có cốt đá đứng thẳng, nước chảy rất mạnh. Phía nam chảy ra Lỗ-Cảng thuộc tỉnh Quảng-Bình. Nơi đây mỗi khi có một trận mưa, thì lại lầy lội đến vài ngày, người đi đường rất khô.

[ocr errors]

KHE ĐỘ-LIÊU

ngay đường trạm làng Độ-Liêu, thuộc huyện Can-Lộc, nước từ núi Đồn-Phong lại, phía đóng chảy ra núi Xuân-Viên. Trước dây quan Đô-đài, nhà Lê là ông Bùi-Cầm-Hồ thấy ruộng đất trong hạt thường bị đại hạn, mới bắt đắp đập cho nước chảy về phía tây, nên mấy trăm mẫu ở đấy mới có nước cày cấy, dân được tiện lợi khá nhiều.

KHE NƯỚC NÓNG

Ở trong núi Khai-Trưởng thuộc huyện Hương-Sơn, phía đông chảy vào sông Phổ-Giang,giữa sông có một đoạn nước hơi đen, sức nóng có thể luộc chín được gà.

HÀM-TRÌ

Ở dưới núi Bình-Bản, thuộc huyện Hương-Khê, giữa thửa ruộng vuông chừng 3,4 trượng, nước sâu không thể đo được, vị rất mặn.

cũng một loài ao muối vậy.

ĐẦM BÁCH-NIÊN

Phía tây huyện Hương-Khê thuộc xã Phú-Gia, có một cái gò bằng phẳng, ước vài sào đất, giữa có ao tròn rất sầu, trông không thấy đáy, tục gọi là Trầm-Lâm..Trên đầm có chùa thờ thần gọi là Bách Niên-Từ. Xét sách Lễ Chí nhà Minh có chép rằng : Đầm Bách Niên này cũng là một chỗ trong 6 ngọn nước có tiếng của An-Nam.Năm Hồng-Vũ thứ 3 (137o) Vua Thái-Tô nhà Minh đã sai sứ sang tế, tức là chỗ này.

ĐẦM TIÊN-NỮ

Ở trên núi Bàn-Độ thuộc huyện Kỳ-Anh, chiều sâu không biết chừng nào. Tục truyền có Thần-Nữ ở trong đầm thường ra chơi.

ĐẦM HỒ-LÔ.

Ở dưới ngọn Long-Hạm dẫy núi Hồng-Sơn, thuộc huyện CanLộc, dài 200 trượng. Đầm rất quang đãng trong sạch, những người đánh cá không được vào.

MAI-HỒ

Ở làng Yên-Trung huyện La-Sơn rộng chừng vài mẫu, có dân cư cả xung quanh phía nam phía bắc hồ. Trước đây quan Hành khiên nhà Lê là Bùi-Tiền thường làm nhà ở đây đề làm chỗ đọc sách.

HOA-KHÊ

Ở phía bắc núi Hồng Lĩnh thuộc huyện Nghị - Xuân, phát

đào thành vực sâu, rộng 20 mẫu. Rồi chảy quanh ra các núi nhỏ và núi Kê-Quan đến núi Kim-Phong ở làng Cương-Giản chứa làm đầm lớn, rộng 16 tầm, chảy ra cửa bè Động-Giản.

CẢNG NA

Ở phía tây - bắc huyện Cầm-Xuyên 3 dặm. Từ sông Nài chảy về phía nam, qua các thôn Thạch Khê, Na-Trường 9 dặm, rồi chảy về sông Hộ-Giang.

CẢNG KINH - HẠ.

Ở địa-phận làng Trung-Tiết và Đồng Môn thuộc Huyện Thạch Hà. Năm Thành-Thái in (1899) đào rộng thêm, dài 15oo thước, sâu 18 thước, do nước sông Nài đồ lại rồi chia dòng chảy ra sông Hoàng.

CẢNG LẠC-HẠ

Ở phía bắc cách huyện Kỳ - Anh 40 dặm. Khởi dầu từ thôn Sơn-Triều chảy qua phía bắc 40 dặm đến sông Lạc-Xuyên thì hợp lại với nhau. Xét sách Sử-Kỷ chép : Đời vua Duệ-Tôn nhà Trần, năm Long-Khánh thứ 3 (1375) đào cảng đến cửa bè HàHoa tức là cảng Na, cùng với cảng Lạc - Hạ này. Trước đây đều bị úng tắc, nên năm Thành-Thái in (1899) mới đào sâu thuyền bè đi lại rất tiện.

thêm 4, 5 thước,

THÀNH CŨ DINH-CẦU

Ở làng Hà-Trung phía tây huyện Kỳ - Anh. Đời nhà Lê là dinh trấn Nghệ-An, sau dời về làng An Trường thuộc huyện Nghi-Lộc, còn chỗ này đề làm trại Dinh-Cầu. Di tích đến nay hãy còn.

LẦU CŨ NHUẬN HỒ

Ở làng Nguyệt-Úc thuộc huyện Nghi-Xuân. Trước đây do Hồ-Hán-Thương dựng, nay nền cũ vẫn còn.

LŨY CŨ LÂM ẤP

Ở trên núi Hoành Sơn, thuộc huyện Kỳ-Anh. Nền cũ đến nay hãy còn

CỬA BỂ CŨ XÍCH-MỖ

Ở làng Hoằng-Lễ phía nam huyện Kỳ-Anh, do nước ở các khe Di, Bồ, Tế, thuộc Núi Hoành Sơn dồn đến chảy ra bè, nhưng nay đã bị lấp. Vua Lê-Thánh-Tôn khi nam tuần có câu thơ rằng :

«Đào . đầu Chiêm - thú sa vi lũy,
«Ngạu-chủy nhân-gia địch tác duyên.

(Đầu sóng có đồn thú của Chiêm-Thành do cát đắp thành lũy, mom bè có nhà dân cư lấy cây lau làm mè nhà).

« TrướcTiếp tục »