Hình ảnh trang
PDF
ePub

Ở phía tây-nam huyện Cầm-Xuyên 33 dặm, là một quả núi lớn có hòn đá lớn bằng phẳng, tục gọi là Bàntrò ra một khoảnh đất rộng rãi, có thể làm trung - hưng có vị Tướng-quân họ Nguyễn

huyện này. Đỉnh núi Cờ-Tiên. Phía đông nam ruộng cấy cày. Đời Lê

(không rõ tên) đến lập doanh điền khai khẩn ruộng ở đây.

THÀNH-SƠN

Ở làng Đại-Tăng phía bắc huyện Cầm-Xuyên. Giữa đám đồng bằng đột khởi a ngọn núi, bày ra hai bên tả hữu, có nước khe chảy chung quanh và sông Thành-Giang từ đẩy chảy ra. Hồi trước Nam.Bắc gây sự đánh nhau, thường giữ hiềm yếu ở đây, những thành lũy cũ đến nay hãy còn.

[ocr errors][merged small]

Ở thôn Hồ-Xá, phía đông huyện Cầm

Xuyên, giữa cánh đồng bằng đột lên quả núi. Cây cối um-tùm, dân cư xen lẫn. Gần đấy có núi Mỹ-Sơn về thôn Mỹ-Lộc, trên mặt đá có dấu chân người lớn. Phía đông núi này có một quả núi nhỏ hình như cái nón, gọi là núi Cầm-Bào (Bào gấm). Lại có núi Nhược-Sơn ở làng Nhược Thạch, dưới có ngòi nước nhỏ chảy thành ra sông Đạo-Xuyên. Lại có núi Thọ-Sơn ở thôn Hoàng-Vân, Phía Nam gần núi Thiên-Cầm.

NÚI PHƯỢNG-HOÀNG.

Ở Thôn Thượng-Lộc phía tây - nam huyện Cầm-Xuyên. Thể núi nhọn dẹp, hai bên tả hữu xòe ra như dáng chim bay. Phía bắc gần núi Hoắc-Sơn, phía nam thì gần núi Mã Yên,

NÚI THIỀN-CẦM

Ở làng Kỳ-La, phía đông huyện Cầm-Xuyên. Phía nam trông

thông vào giữa lòng núi. Ngày trước vua Hùng-Vương qua chơi miền nam, đến đây nghe có tiếng sáo - trời kêu, nên mới đặt tên núi là Thiên-Cầm (Đờn - trời). Cũng có người gọi là Thiên-Cầm (nghĩa là Trời bắt). Sách SỬ KÝ có chép : Cuối đời nhà Trần, hai cha con họ Hồ bị quân Minh đánh thua chạy đến đây, rồi muốn chạy sang quận Tân-Bình. Lúc đó có các phụ-lão khuyên rằng : Đất này tên là Cơ-Lê (giam Lê), trên lại có núi Thiên-Cầm (Trời bắt) thì là điềm chẳng lành, xin chớ ở lại đây. Họ Hồ không nghe, quả nhiên bị bắt. Lại có núi Tượng-Ty ở làng Hóa-Dục phía đông-nam huyện Cầm-Xuyên. Phía tây liền với núi Kỳ-Đầu, phía bắc tới sông Lạc-Giang, phía đông tới bãi bề, phía đông-bắc núi này, một dải kéo dài tới bề như hình vòi voi quan nước, nên gọi là Tượng-Tỵ (vòi voi).

NÚI TIÊN-CHƯỞNG

Cũng có tên là Ngọc-Thạch, ở làng Tuần-Tượng phía bắc huyện Kỳ Anh. Trên có hòn đá lớn dựng đứng, có nhũ đá rũ xuống, thứ tự bày ra như bàn tay tiên, nên gọi là Tiên-Chưởng (tay tiên). Gần đấy có núi Hữu-Lạc triều Lê thường nuôi voi ở đây.

NÚI KỲ-ĐẦU

Ở thôn Như Cương, phía bắc huyện Kỳ-Anh. Phía tây liền với núi Ngọc-Thạch, phía đông liền với núi Tượng-Ty. Có sông Lạc-Giang chảy quanh phía bắc, hình như dăng cờ ở đỉnh núi nên gọi là núi Kỳ-Đầu (đầu cờ). Khoảng năm Cảnh-Hưng nhà Lê, có hòn đá lớn từ bề tự nhiên dời lên đỉnh núi, đi qua tới đâu thì chạm vào đất vào đá, dấu vết hãy còn.

NÚI BÀN-ĐỘ

Ở làng Đậu-Chử cách đông bắc huyện Kỳ-Anh 10 dặm. Thể núi

bên núi có đền Chế-Thắng-Phu-Nhân. vị quan triều Lê là ông BùiHuy-Bích có thơ rằng :

«Kim bàn độ hải tích mang nhiên.
«Phiếu điều Cô sơn nhập hải-chuyên,

«Bản bích hoành lan sa chủy ngạn.
«Phiền vân đao hộ trấn thành biên.
«Nguyệt-đàm thâm thiền kinh tân vũ.
«Xuân thụ cao đê nhập viễn thiên,
«Thi vẫn thạch - bàn hà xứ tại.
«Niên lai thùy thức động trung Tiên.

Tạm dịch nôm

(Mâm vàng qua biền truyện mơ hồ.
Mờ mịt non chen biền nhấp nhô.
Vách đá chống ngăn nơi bãi cát.
Vừng mây che chở chốn thành đô.
Nông sâu đầm nguyệt mưa lai láng,
Cao thấp cây rừng cảnh mịt mù.
Thử hỏi mâm Kia đâu có thấy.

Kìa Tiên trong động ở nơi mô.)

NÚI-CAO-VỌNG

Ở địa phận thôn Vĩnh-Trung và thôn Vạn-Ang, cách 5 dặm phía đông-nam huyện Kỳ-Anh. Núi non chồng chập, nam-bắc hai đầu cùng sát bè. Phía nam là núi Ô-Tôn, phía đông có một vũng nước biển như cái ao,gọi là An Úc trước có đồn đóng ở đây. Khi Hồ-Hán-Thương chạy đến đây, bị quân nhà Minh bắt. Ông BùiHuy-Bích có đề bài thơ :

[blocks in formation]

Ở thôn Duy-Lỗi, cách lo dặm phía tây huyện Kỳ-Anh. Phía đông núi Vọng-Liễu, phía đông-nam núi bằng phẳng như yên ngựa, nên gọi là núi Mã-Yên (yên ngựa). Dưới núi lại nồi lên cái gò phẳng phắn là cái nền cũ của trấn thành, Lại có 2 núi Hỏa-Hiệu : một núi ở thôn Duy-Lỗi, một núi ở thôn Thần-Đầu. Hồi trước nam-bắc chống nhau, thường đốt lửa trên hai ngọn núi này đề làm hiệu nên mới gọi là núi Hỏa-Hiệu (Hiệu-Lửa).

NÚI HOÀNH-SƠN

Ở phía nam huyện Kỳ-Anh cách 48 dặm.Từ núi Khai-Trưởng

dặm, là núi Xuân-Sơn núi Lạc-Sơn, các núi quanh về phía nam đảm ngang đến bè, trông như một dẫy thành quách, cao sát đến mây. Ngày trước Nam Bắc đánh nhau thường giữ hiềm yếu ở nơi này, dấu vết thành lũy đến nay hãy còn. Bùi-Huy-Bích có câu thơ rằng :

« Thủy tin Hoan-Châu quan ải tráng
« Bất tri khống ách kỷ trùng san »

Tạm dịch nôm

(Mới biết Châu Hoan quan di mạnh.
Núi non chồng chối biết bao lần).

Lại có núi Từ-Lĩnh ở thôn Xuân Sơn, phía nam liền với núi Hoành-Sơn, phía đông đồ xuống là cánh đồng bằng. Trước có đường trạm từ cửa tấn Hùng-Lĩnh thuộc tỉnh Quảng-Bình qua đây đến Hà - Trung chừng 30 dặm. Có thành lũy cũ của NinhCông hãy còn.

ĐẢO NHÃN-DỮ

Ở đông-nam huyện Nghi-Xuân 28 dặm. Mặt bề đột lên hai quả núi liền nhau như hai con mắt ; thuyền bè đi ngoài biên, lấy đảo này làm đích, nên gọi là Nhãn-Dữ (Đảo-Mắt). Lại có núi Quỳnh-Nhai, có suối ở trong núi chảy ra, nước trong ngọt, những người đi biên lấy uống rất tốt.

ĐẢO THÁP

Ở ngoài cửa Nhượng, thuộc huyện Cầm-Xuyên đột lên mỏm đá hình khum khum, trong có lỗ hồng lớn, lọt vừa cái thuyền. Gần đẩy lại có 2 đảo nữa, một đảo lớn, một đảo nhỏ, gọi là Đại-Trập và Tiêu-Trập.

« TrướcTiếp tục »