Hình ảnh trang
PDF
ePub

i

( Thanh u mỏm núi bên sông.

( Non xanh nước biếc Hóa-công vẽ vời.
(Phố, La, ba ngọn chảy xuôi,

( Hương Chương hai huyện núi ngồi hai bên.

( Miếu Đinh cô thụ mây chen,

( Bến đò Đỗ-Xá con thuyền bãi Sa.

(Đá ngồi ai khéo bày ra.

(Bao phen xem sông là đà khách thơ.

NÚI HỒNG-LÃNH

Ở giữa địa phận huyện Nghi Xuân và huyện Can-Lộc, là một hòn núi cao lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh Mạch từ núi Trà-Sơn lại, qua sông Phân-Thủy đột lên ngọn núi cao rộng xanh tốt, Nửa về phía bắc thuộc địa giới huyện Nghi-Xuân, nửa phía nam, thuộc địagiới huyện Can-Lộc. Trông về phía nam có ba dẫy núi, coi như chim hồng xoè cánh, nên gọi là Hồng Lĩnh. Lại có sông Lam sông Hoàng làm khâm đai, bọc cửa Hội cửa Sót đề chống giữ, có dân cư ở lẫn lộn, có những cồ tích danh-lam, cảnh trí rất đẹp. Tục truyền tất cả 99 quả núi ; trong có mấy quả rất đẹp là :

r) Đồn-Phong, cao vót chọc trời, mây khói nghi-ngút, phía tây núi có ao rất sâu, phía nam ao có động chứa được vài trăm người, dưới động có đá như hình người ngựa.

2) Lân-Phong, phía nam có ao Trời, nước ao chảy về phía bắc ra sông Lam-Giang. Trước có Bảng nhãn Trần-Bảo-Tín triều Lê, người huyện Nghi-Xuân, bỏ quan về ần ở núi Cù-Sơn, tức là chỗ này, nên cũng có người gọi là Trần-Sơn.

3) Núi Sư-Tử, phía tây liền với núi Hương-Tích, phía đông tiếp với núi Đông-Dương: có một quả núi hơi khum khum như lưng Sư Tử, bên lưng có suối theo sườn núi chảy xuống thành

Dục-Tiên (Tắm tiên). Bên cạnh có hòn đá lớn dựng đứng như khăn che đầu, nên gọi là vực Phác-Đầu.

4) Núi Đông-Dương, phía đông tới bè, hễ thấy mây từng đám hợp lại, thì biết là điềm sắp mưa, không bao giờ sai.

5) Núi Hồ-Trung, trên có 2 hòn đá lớn, đứng hai bên trái phải chầu vào nhau, giữa có một ao lớn, gọi là Thiên-trì (ao Trời), nước thơm và trong sạch. Trông ra đằng trước, nước bề gợn sóng cỏ bãi dờn xanh, rõ ra thắng cảnh của hồ.

[ocr errors]

6) Núi Hương-Tích, trên có thành đá, trong thành có nền ghép bằng đá, có 99 bậc, gọi là đài Trang-Vương. Cửa thành có 2 cây thông đối nhau, bóng mát xanh tươi, trông rất cổ kính. Bên trái thành có am đá dựa sườn núi đắp lên, gọi là am Thánh-Mẫu. Bên phải Am có chùa gọi là chùa Hương-Tích. Năm Minh-Mạng 17 (1836) có khắc hình núi này vào Anh-đỉnh. Năm Thiệu-Trị thứ 3 (1843) có dựng bia ở phía bắc núi. Lại có núi Thiên-Tượng, mạch cũng từ núi Hùng-Sơn lại, ở về địa phận hai làng Bình-Lãng và Bân-Xá. Núi trông cao lớn, âm u xanh tốt, sườn núi có hòn đá to, giống hình con voi ; bên hòn đá này có chùa. Xét sách An Nam - Chí có nói: Núi Hương-Tượng ở huyện Phi-Lộc là nơi sản-xuất chè thơm, Sách Lễ-Chi nhà Minh thì chép rằng : Núi Hương-Tượng là một danh sơn trong 2 quả núi có tiếng ở nước Nam. Năm Hồng-Vũ (niên hiệu nhà Minh) thứ 3, vua Minh-Thái-Tổ sai sứ sang tể, và vẽ đồ hình núi đem về. Huyện Phi-Lộc tức là huyện Can-Lộc ngày nay, mà núi Hương Tượng tức là núi Thiên Tượng, là một quả núi trong số 99 quả núi vậy.

[ocr errors]

NÚI NGỌC

phía bắc huyện Can-Lộc. Từ núi Hồng-Sơn lại, đột lên, tròn trình đẹp đẽ. Phía đông nam có hồ chảy quanh. dân cư ở lẫn lộn. Đây là gia-sơn của cha con ông Sử-Hy-Nhan Trạng-Nguyên triều Trần vậy. Gần đẩy cũng có núi Tiên ở làng Minh-Lương.

Ở làng Kiệt-Thạch, phía Tây huyện Can-Lộc. Mạch từ TràSơn lại, đột lên như hình chim bay, nên gọi tên ấy. Nhà Phong thủy (tức là thày Địa-Lý) thường gọi chỗ này là «Hồng-Sơn quá giáp (hẻm của non Hồng).

NÚI CÔN-BẰNG

Ở thôn Bình-Điền, phía đông huyện Can-Lộc. Từ núi Hồng đồ lại, ba ngọn nhô lên nhọn vót như ngọn lửa, trông xa có dáng chim dương dâu đập cánh, nên gọi là núi Côn-Bằng.Phía nam có một đám đất bằng phẳng, những đá lạ mọc lên từng lớp, giữa có hòn đá to gọi là Tướng-Thạch, có hòn lớn hơn nhất thì gọi là Đại-Tướng-thạch bày thành 5 đội. Nhà Phong-Thủy gọi kiêu đất này là «Ngũ quân xuất trận (năm quân xuất trận) cũng là một cách lạ của tạo-hóa vậy

NÚI YÊN-GIẢ

như bức thành, tục gọi là KiệmHoa. Cốc, Bàn-Thạch, và Y-Tụ. đẩy có núi Mai-Sơn ở làng Dục

Ở phía tây-bắc huyện Thạch Hà. Từ núi Bột-Sơn đồ lại, chót vót dựng đứng, tả hữu bày hàng Thành. Phía nam liền với các núi sông Da-Giang từ đó chảy ra, Gần Vật, núi Quy-Sơn, núi Ngang-Bảng ở hai làng Thái-Hà và Bàn-Thạch, mạch đều từ núi Bột-Sơn kéo lại.

NÚI LONG - TƯƠNG

Ở làng Đông-Bàn phía bắc huyện Thạch-Hà.

Phía đông nam

có hòn đá lớn dựng đứng lên, bốn bên có những đá nhỏ bao bọc Chung quanh, người bản xứ gọi là Phật-Sơn, có lập ngôi chùa đề thờ. Trước chùa có nước khe chảy vòng quanh, cũng là một cảnh u thắng vậy.

NÚI NGẠN-SƠN

Ở làng Trảo-Nha,giữa cánh đồng bằng đột lên, phía bắc tới sông

Lê Cảnh-Hưng 3 (1774), về mùa hạ, đêm đã sang canh năm, trông trời tạnh sáng, một chốc thì có khí đen từ phía tây-bắc lại, rồi tháp ấy tự nhiên đồ, mà nhà sư ở liền một bên lại không việc gì, cũng là một sự lạ vậy.

NÚI BẢO-ĐÀI.

Ở làng Vĩnh-Lưu, phía Tây huyện Thạch-Hà. là một hòn núi trấn giữ huyện này. Thể núi trùng điệp đột ngột, trông như lâu đài, nên gọi tên ấy. Lại có núi Thiên-Thai từ phía đông núi Bảo-Đài đột lên,có dân thôn Thiên-Thai ở đó. Lại có núi Đội-Sơn ở làng Đan-Chế cũng từ phía đông-bắc Bảo-Đài đổ xuống, đột lên 3 ngọn, cốt đá ngang sông, ngồn ngang như từng đội, nên mới đặt tên huyện là huyện Thạch-Hà (sông đá). Lại có núi Bạng-Sơn, ở thôn Bạng-Châu, cũng từ phía đông-bắc Bảo-Đài lại. Núi có nhiều xác con ốc con trai, nên gọi là Bạng-Sơn (Núi trai ốc).

NÚI NHẬT-LỆ.

Ở làng Ngụy-Dương, phía tây huyện Thạch-Hà Phía bắc liền với núi Bảo-Đài, cũng là một hòn núi trấn giữ huyện này. Đỉnh núi rất cao, cây cối xanh tốt, thường có bóng sáng mặt trời soi vào, nên gọi là Núi Nhật-Lệ. Lai có lạch cát từ hốc núi chảy xuống, về mùa hè nắng gió, thường có cát chảy theo không lúc nào ngớt. Phía đông núi có sông Kỳ-Giang chảy ra.

NÚI CẢM.

Ở làng Đại-Nại ngay huyện lỵ huyện Thạch-Hà. Trên núi có chùa, cũng gọi là chùa Cảm-Sơn,gần đấy có núi Hà-Thanh từ phía đông-bắc Cảm-Sơn lại, đột lên 3 ngọn, có chỗ như dăng mùng, có chỗ như con hồ phục, có chỗ như người say nằm. Lại có một hòn

(r) Chữ là Đại-Nại, nhưng tục gọi là Đại Nài.

đền đề thờ. Lại có núi Nghĩa-Sơn, ở làng Đức-Lâm, trên núi có chùa, phía đông nam có hồ chảy ra sông Nai.

NÚI NAM-GIỚI.

Ở làng Dương-Luật phía đông-bắc huyện Thạch-Hà. Từ xưa địa giới nước ta, phía nam liền với Chiêm-Thành, nên mới gọi là núi Nam-Giời. Núi chu vi vài mươi dặm, trông vẻ cao lớn đẹp đẽ; chính giữa là ngọn núi cao, phía tây-bắc rẫy có một quả tròn, dưới có 2 cái nền cỗ, trên cỏ Thiên-trì (ao trời). Tục truyền đời vua HùngVương có ông Chử-Đồng-Tử và bà Tiên-Dong tu đạo ở đây. Cũng có tên gọi là núi Quỳnh-Viên. Trong bài thơ nam-tuần của vua Thuần Hoàng có câu « Danh sơn do thuyết cô Quỳnh Viên (nơi danh sơn còn nói đến Quỳnh - Viên thời cồ) tức là chỗ này. Nhưng đó là truyện hoang đường, không tra xét được nữa. Về phía đông-bắc có một quả núi giáp bè, gọi là núi Long-Ngâm là phần núi của 3 làng MaiLâm, Vĩnh-Tuy, Kim-Đôi thuộc huyện Can-Lộc. Phía bắc gối sát cửa bè, có chân đá chắn ngang, sóng đánh rầm rầm như muôn tiếng sấm. Trên núi có miếu Vũ-Mục-Vương tức ông Nhạc-Phi, dưới có suối gọi là suối Long-Ngâm. Về phía tây-nam mỗi đỉnh núi khi có đám mây, tục gọi là « Sơn-Đới-Mạo » (núi đội mũ), thì trong 3 ngày thể nào trong quận cũng có mưa. Mùa hè nắng, đá nứt tóc lửa ra cháy cả núi thì tất có trận mưa to, người bản xứ đã thường chiêm nghiệm không sai. Phía nam núi lại mọc ra một quả núi gọi là núi Văn-Sơn ở làng Kiều-Mộc.

NÚI CHỦ-TRƯƠNG

phía tây-bắc huyện Cầm-Xuyên 30 dặm, từ núi Vọng-Liễu đồ lại, Hình thức tôn nghiêm, khác hẳn với núi khác, có nguồn nước chảy vòng quanh cả hai phía tả hữu. Dưới núi lại này ra ngọn Kê. Quan, cây cối um tùm, có dấu chân người lớn. Các núi ở huyện này cũng phát mạch từ đây.

« TrướcTiếp tục »