Hình ảnh trang
PDF
ePub

Phía tây thông sang Ai-Lao, phía đông ra đến bè, sông Lam Giang chắn ngang phía bắc, núi Hoành - Sơn cao ngất phía Nam, những danh-sơn như các núi Kê-Quan, Hồng-Lĩnh, Bảo-Đài, Nhật. Lệ, Thiên-Cầm, Bàn-Độ, quanh co san sát, cao chọc tận trời. Những sông to thì có các sông La-Giang, Phổ-Giang, Minh-Giang, HoàngGiang, Hộ-Giang, Trí-Giang uốn dòng quanh quắt mà đồ dồn ra bề Miền thượng-du thì có các đồn Hà-Trai, Hà-Tân, Qui-Hợp ngăn được bọn Mán-Mèo. Phòng về mặt bề thì có Tấn Cửa Hội. Tấn Cửa Sót, Cửa-Nhượng giữ được giặc cướp. Núi nước cao sâu, phong tục thuần phác, cùng với Nghệ An đều là danh thắng ở Bắc-Kỳ. (Trước hồi Pháp thuộc, tỉnh Nghệ-An tỉnh Thanh-Hóa còn thuộc về Bắc-Kỳ cả. sau mới thuộc về Trung-Kỳ). Đến như đường sá thông sang nước Xiêm nước Lào, đề giới hạn nam - bắc. Thật là một nơi thành vàng ao nóng của nước nhà, mà cũng là nơi then khóa của các triều đại đế vương.

Tháng giêng (Âm lịch) có gió đông, còn có hơi rét, tháng hai mới được ấm áp. Từ tháng 4 trở đi thường nhiều gió nam, duy các tổng thượng du trong mấy huyện Hương - Sơn và Hương - Khê, thì thường không có gió nam, vì bị các dẫy núi chắn mất. Nhưng những lúc có gió đến thì chỉ nghe ở trong núi Khai-Trướng cứ ầm ầm như có tiếng hàng vạn cái dùi đập vào trống vậy. Tháng 5 tháng 6 nắng to, thường ít mưa; Tháng 8 tháng 9, nhiều trận gió mưa dữ dội, chợt nổi chợt tạnh, hễ trông lên trời thấy có mây đen, thì mưa gió kéo đến, tục gọi là (gió sâu lúa). Mùa thu không có sương lại hay mưa lụt, có tháng đến vài ba lần. Mùa đông không có tuyết, nhiều gió tây-bắc, mưa nhiều tạnh ít, khí trời rét dữ. Những dân cư ở gần bề lấy tiếng thủy triều làm tin : hễ nghe tiếng thủy - triều gần bờ biên, còn mưa lâu, tiếng thủy triều xa bờ bề, thì trời sắp tạnh. Ruộng cấy có 2 mùa, đôi khi cũng có thứ lúa gặt về tháng ba, cũng có thứ lúa gặt về tháng tám. Nơi nào cũng có thể cày cấy, nhưng thu hoạch không được là bao

Đến như rau, quả, nấm, măng thì không tiết nào là không có Đủ biết âm-dương lúc nào cũng đều hòa vậy.

Phong tục tập quán cũng hơi giống như tỉnh Nghệ-An, đại đề học trò thì chăm nghề học, biết trọng lễ giáo ; làm ruộng thì chăm cày cấy sốt sắng việc công, vì thế người nhà Minh khen là thuần phác, ham học. Nghề công thương thì đều biết siêng năng nghề nghiệp của mình. Đồ dùng không thích xa hoa, gả cưới không kề đến tiền bạc. Việc tang tể nhất nhất theo lễ, chốn đình làng thì qui tước vị, trọng tuổi cao, nhất là đối với văn-khoa lại cũng trọng lắm. Đền chùa thì văn-chỉ (thờ thánh-Không-Tử) và thần-từ (đền thờ thần) nơi nào cũng có. Riêng chùa thờ Phật, tuy có những chỗ danh-lam nhưng cũng bỏ đó mà ít lễ bái. Xem đó đủ biết phong tục thế nào. Đến như các lễ kỳ-đảo về mùa xuân mùa thu, hay các lễ tiết trong một năm, đi lại mừng rỡ nhau, cũng hơi giống như tỉnh Nghệ-An, tỉnh ThanhHóa ở Bắc-Kỳ.

TỈNH. THÀNH

Ở làng Trung-Tiết, thuộc huyện Thạch-Hà Thân thành bốn góc chu-vi 318 trượng, cao 9 thước 4 tấc. Bốn cửa thành ở trên có lầu dưới có cầu, hào sâu 4 thước, rộng 8 thước, một bờ gần thành xây đả. Nguyên thành cũ đắp bằng đất, khoảng năm Minh-Mạng đắp rồi lại bỏ. Đến năm Tự-Đức 29 (1876) lại đắp, nhưng chỉ nhân thành cũ đắp thêm vào. Mãi đến năm Tự-Đức 35 (1882) mới xây gạch.

THÀNH PHỦ ĐỨC-THỌ

Ở làng Yên-Trung. Lũy đất chu-vidài r14 trượng, không có bờ hào. Trước ở làng Yên-Hồ, năm Minh-Mạng thứ 7 (1826) mới dời sang làng Yên-Trung.

THÀNH PHỦ HÀ - THANH

Ở địa phận a thôn Nhân Canh và Nhân lý : chu-vi 267 trượng, cao 7 thước. Cửa thành có đào 2 rãnh, rộng 1 trượng, sâu 4 thước 5 tấc. Mới đắp từ năm Gia-Long triều Nguyễn, đến năm Minh. Mạng thứ 4 (1823) xây đá. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) bỏ làm thành huyện. Năm Tự-Đức 29 (1876) lại đặt làm thành phủ.

HUYỆN TRỊ THẠCH-HÀ

Ở làng Đại-Nại: xung quanh rào bằng giậu tre, không có bờ hào ở ngoài, các huyện trị dưới đây cũng thế).

Ở thôn Trường-Ngoại, năm Thành-Thái r4 (r9oa) dời đến thôn Gia-Hội này,

HUYỆN TRỊ NGHI-XUÂN

Ở làng Uy-Viễn ; Nguyên trước ở làng Tả-Ao, triều Gia Long mới dời ra làng Uy.Viễn.

HUYỆN TRỊ HƯƠNG-SƠN

Ở làng Xa-Lang: Năm Tự-Đức thứ 2 (1849) dời đến làng Dị Ốc, sau lại đem về chỗ cũ.

HUYỆN TRỊ HƯƠNG-KHÊ

Ở thôn Sơn-Thạch : Đặt từ năm Tự Đức thứ 21 (1868).

HUYỆN TRỊ CAN-LỘC

Ở làng Thổ-Vượng: Nguyên trước ở làng Minh-Lương, triều Thiệu-Trị dời sang Thôn Cao-Xá. Đến năm Tự-Đức thứ 4 (1851) lại dời sang làng Ngoại-Can-Lộc, năm Thành-Thái 16 (r9o4) mới dời sang làng Thô-Vượng này.

སའ

« TrướcTiếp tục »