Hình ảnh trang
PDF
ePub
[blocks in formation]

Cần án : Năm Minh-Mạng 17 (1836) chuẩn định phàm những chỗ trước xưng là tuần ải 13 Ba nay đổi lại là quan .

[merged small][ocr errors]

dặm, phía bắc của biển

phía đông huyện Hương Trà 30 Thuận An. Năm Gia-Long 12 (1813) đắp dài tròn, chu vi thành 71 trượng 2 thước, cao 15 thước ; chu vi dài 17 trượng 2 thước, cao 11 thước ; hào rộng 1 trượng, sâu 6 thước; có 1 cửa 99 ụ đất đặt súng, gọi là đài Trấn-Hải.

Lại cửa biển ở trước mặt đài, sóng đánh lở dần đến đường quách, bèn dăng cọc xây đá để ngăn làn sóng, trên bờ thì trồng 4.000 dủ cây dừa ; bờ cát cũng bị sóng đánh lở sụp. Năm MinhMạng nguyên niên và năm thứ 12 trùng tu lại, có đắp thêm bờ đá, dưới bến nước trồng cột chất đá, so với trước càng thêm kiên cố. Năm thứ 15 (1834) đổi tên lại là Trấn-Hải-thành. Trên đài dựng lầu Quan-hải * 4, phía hữu thành này lại dựng hành cung có 2 lầu, chu vi có động cảt trồng thêm hơn 9.000 cây dừa. Ở đối ngạn bên kia có Cáp.Châu tử ) (bãi hến) cũng trồng hơn 300 cây dừa. Bờ cát phía đông và phía tây bóng dừa trông thấy xanh um. Năm thứ 17 (1836) vua giả-lâm đến xem thao diễn thủy sư, có ngự chế 4 cảnh ở Thuận An:1– Viên thành hùng trĩ và 7 lỗ, 2– Đại hải tráng quan 大 海 壯 觀, 3– Da lâm tich thúy 椰林 積翠,4– Sa-thành miền cẳng tk H =, đều có chạm bia dựng đình. Năm thứ 20 (1839) bờ đá lại lở, có kẻ bàn xin dời đến chỗ khác, vua dụ rằng :

« Tránh nước cũng như tránh giặc, nếu ta lui một bước thì giặc sẽ tới một bước, không phải là việc hay ; » bèn khiến gia công trùng tu. Năm thứ 21 (1840) chế 1 cái đèn lồng lớn, ngang lưng đèn rộng 7, 8 thước, ban đêm treo trên thành sáng như mặt trời, để cho ghe thuyền ngoài biển nhận biết cửa tấn. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) ngự giá đến xem thao diễn thủy sư, có ngự chế 8 cảnh ở Thuận-An: 1– Viên thành trấn hải D Đ 3 A, 2– Tuấn các quan lan B

* M, 3– Cao-lâu lưỡng đắc ằ từ 7g 1%, 4– Hành điện song thanh {j k l :, 5– Cáp châu biểu tấn tố H * 3, 6– Giải chủ nhàn dân 蟹渚閒民,7-Sa-dông bão chuóng 沙峒保障,8− Dathụ thanh âm tú tài về Chi

ẢI HẢI VÂN A

-

Ở đông nam huyện Phú-Lộc 68 dặm. Trên núi Hải-Vận trước sau đều xây 1 cửa ải, ngạch cửa trước có đề 3 chữ : Hải-Vân-Quan, ngạch cửa sau đề 6 chữ : thiên hạ đệ nhất hùng quan x T * H;ải trước cao và dài đều 15 thước, ngang 17 thước 1 tấc; ải sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa hình vòng nguyệt đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc, hai bên tả hữu cửa ải chất đá làm tường, trước sau tiếp nhau, xây năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Ban đầu đặt 1 viên Phòng-thủ-úy, và biền-binh trường trú, mỗi tháng 1 lần thay đổi ; năm thứ 17 (1836) tăng lên 2 viên Phòng-thủ-úy, mỗi tháng 1 lần thay đổi, còn biền binh thì 15 ngày 1 lần thay đổi; lại cấp cho ống dòm thiên lý để trông ra ngoài biển thấy có ghe thuyền ngoại quốc vào đậu vũng biển Đà-Nẵng, thì ở trên ải phải báo cáo trước.

Năm ấy (1836) đúc 9 cái đỉnh có tượng hình ải này chạm vào Du-dinh 裕 鼎.

Xét núi Hải-Vân là ranh giới tỉnh Thừa-Thiên và Quảng-Nam, giới cũ ở phía bắc đỉnh núi tại chỗ Đá-bàn có cây chạm chữ, đến khi xây ải trên đỉnh núi, chuẩn định phía bắc ải thuộc quản hạt Thừa-Thiên, phía nam ải thuộc quản hạt Quảng-Nam.

ẢI HẢI SƠN ALB

phía bắc ải Hải Vân 5 dặm ; có 1 cửa ải cao 1 trượng 1 thước

[ocr errors]

6 tấc, rộng 8 thước 1 tấc; 2 bên tả hữu xây lũy đá tiếp nhau, bề ngang 17 thước lẻ, đắp năm Minh-Mạng 16 (1835).

NGUỒN TẢ TRẠCH †

Ở phía nam huyện Hương-Trà (sau đậy cũng thuộc huyện này) 51 dặm. Xưa có sở Tuần-bộ 7 đặt chức Thủ ngự để tuần phòng giống mọi núi và thu thuế nguồn, nay giảm bỏ, còn thuế giao cho người lãnh trưng.

Xét đầu niên hiệu Gia-Long nguồn này đặt 3 đội, 27 người đề tuần phòng Sơn-man, niên hiệu Minh Mạng những chỗ đất trống ở Tả-Trạch-Nguyên, Hữu-Trạch Nguyên, đều đặt đồn điền, nơi ấy ao chằm rộng, sơn thủ đến ở cả bầy; niên hiệu Thiệu-Trị vua có thơ vịnh 20 cảnh Thần-Kinh, đây là một cảnh : Trạch nguyên tiêu Lộc i 2 • A (Trạch-Nguyên nai kêu), có chạm bia dựng đình chỗ đấy.

Lại xét năm Tân-Dậu (1801), đại binh khắc phục Phủ-Xuân, tướng Tây-Sơn là Trần Quang-Diệu khiến Đô-đốc Trương-Phước Phụng từ Bình-Định đem binh về cứu viện, do đường núi về đến TảTrạch-Nguyên bị hết lương thực, phải đến của quân đầu hàng, tức là chỗ nầy.

Lê-Quí Đôn Tạp-Lục: Từ Tả-Trạch-Nguyên đi ngang qua các sách An-Ninh, Kim-Ngọc, Phường-Hà, Dương-Lăng có nhiều bình dân ở, từ sách này đi lên đều là núi rừng lớn cả, đi 2 ngày đường đến sách Hương-Thủy của mọi thấp, rồi dần đến sách A-Vân, Ma-La, kẻ hành thương theo dọc đường chỉ có chỗ bản mãi giao dịch; từ sách ' A-Lạc đi lên đều là mọi hoang. Lại ở phía tả sách Hương-Thủy tức là nguồn Hưng-Bình, từ phía tả tuần Tam-Kỳ đi 1 ngày rưỡi mới đến.

NGUỒN HỮU-TRẠCH †

Ở tây nam huyện 78 dặm, Đinh-Châu ở đầu nguồn, trước cỏ sở tuần-bộ, nay đã bỏ, giao người lãnh trưng.

Lê-Quí-Đôn Tạp-Lục: Nguồn Hữu-Trạch đi qua An-Phường đến sách Phong-Mộc trở lên đều là núi rừng, đi hơn nửa ngày đến

sách Lang-Xỉ ; từ đẩy đi lên, núi khe xen lộn, không có dân cư ; 1 ngày rưỡi đến sách Cao-Lai qua khe Danh-Thiện đến các sách Phòng-Man ; lại đi 1 ngày đến sách A-La đều là mọi hoang ở cả ; kẻ buôn chỉ đến Đinh-Châu mà giao dịch.

NGUỒN SƠN-BỒ

phía tây bắc huyện 67 dặm. Xưa có sở Tuần-bộ đặt ở xứ Thề-Tân * *, sau bỏ, thuế nguồn giao cho người lãnh trưng.

Xét con đường đi theo dọc núi từ nguồn Sơn-Bồ do sách AChất thuộc hạ-man giáp giới phía bắc đường giữa (trung lộ), đi về hưởng bắc lần đến các man sách Ba-Hy, Lô-Động, Kiền-Kiền, Ái-Tử thuộc nguồn Ô-Lâu, đến nguồn Viên-Kiệu thuộc Quảng-Trị là 186 dặm lẻ. Đường giữa từ nguồn Sơn-Bồ do sách A-Chất đi từ nam trải qua các man sách A Bình, Ôi-Sơn, A-Xanh, A-Viên đến sách Hương. Thủy nguồn Tả-Trạch giáp giới phía bắc con đường bên tả 204 dặm lẻ. Bên tả có 2 đường : 1 đường từ nguồn Tả-Trạch do sách HươngThủy đi về nam đến các man-sách Hưng-Bình, Phù-Âu thông qua nguồn Câu-Đê ở Quảng-Nam 67 dặm. 1 đường từ nguồn Hữu-Trạch do bến Trà-Thiền đi về hướng bắc kinh qua các man sách Phù-Khê, Bút-Sơn, Giang-Lãnh, Trúc-Đồn, Bắc-Toái, A-Câu, Trà-Nê, Chúc-Chử đến ải Ngưu-Cước tỉnh Quảng-Trị là 86 dặm. Lại có 5 đường nhánh: 1— Từ thành đất Hưng-Bình nguồn Tả-Trạch đi về tây nam thông đến đồn An-Lâm nguồn Ô-Da tỉnh Quảng-Nam 92 dặm. 2—Từ trường giao dịch nguồn Sơn-Bồ do sách A-Đăng đi từ hướng tây thông đến man sách Lao-Tào Thượng 167 dặm. 3— Từ giao dịch trường Phương-Tân thuộc nguồn Tả-Tạch đi từ hướng tây thông đến sách A-Xanh 23 dặm. 4– Từ xứ Thủ-Than đi về hướng tây thông đến trường giao dịch sách Hương-thủy 41 dặm. 5— Từ khe Trà-Thiền nguồn Hữu-Trạch đi về hướng tây thông đến sách Sơn-Vu ở núi Chấn-Sơn là 62 dặm.

NGUỒN Ô-LÂU Ở Ả VÀ THU LAI

Nguồn Ô-Lâu ở tây-bắc huyện Phong-Điền 66 dặm. Nguồn ThuLai ở tây-nam huyện Hải-Lăng hơn 50 dặm, xưa có sở Tuần bộ, nay đã bỏ, thuề nguồn cho người lãnh trưng. Từ Thủ-sở cũ đi lên 15 dặm đến

phường Câu-Nhi có lũy đất cũ; tương truyền khi đầu khai quốc, binh xử Bắc đến xâm lăng, nhân đó đắp lũy đất từ đầu nguồn này dọc theo bờ phía nam con sông đến sông Vân-Trinh để phòng ngự, dấu cũ nay vẫn còn.

THÀNH ĐẤT HƯNG-BÌNH ĐI ĐÃ H

Ở tây nam huyện Phủ-Lộc 59 dặm. Năm Minh-Mạng thứ 7 (1826) đắp lũy đất dài 36 trượng, cao 5 thước, hào rộng 1 trượng, sâu 4 thước, có 2 cửa, có Túc-binh ký canh thủ phòng ngự Sơn-Nam ; trước có Thủ-sở trưng thâu thuế nguồn, sau bỏ, cho người lãnh trưng.

Xét khi đầu khai quốc đặt phủ La-Ương Hư ở phía đông nguồn Hưng-Bình ; tương truyền đó là hành cung của vua tiên - triều đến ở săn bắn; phía nam có bến, tục hô là bến Ngự.

THÀNH ĐẤT DU-MỘC B †

Ở phía nam huyện Phú-Lộc 56 dặm. Năm Minh-Mạng thứ 7 (1826) đắp lũy đất, qui chế y như thành đất Hưng-Bình.

Xét thành Du-Mộc xưa gọi tên là nguồn Phù-Âu, ở phía tây đường nhánh sách Cao - Đối; năm Tân-Dậu (1801), đầu lúc trunghưng, đặt đội Nhuệ. Sơn 3 1 10 người, năm Minh-Mạng thứ 7 (1826) dời qua phía đông đường nhánh, cải đắp lũy đất tên gọi là thành đất Du-Mộc, có túc-binh cư trú phòng ngự, thuế nguồn cho người lãnh trưng.

CỬA TẤN THUẬN-AN ã t A R

phía đông huyện Hương-Trà 30 dặm ; cửa cảng rộng 63 trượng, khi nước lên sâu 8 thước 5 tấc, nước rộng sâu 7 thước, trước gọi là cửa Noãn-Hải lại gọi là cửa Yêu Hải * 4, năm Gia-Long 13 (1814) đặt cho tên này. Đời vua Thái Tôn bản-triều khi còn làm thảitử đánh phá giặc Ô-Lan B, k ở cửa Noãn-Hải tức là cửa này. Năm Tân-Dậu (1801) lúc đầu trung-hưng đại binh đến lấy Phú-Xuân, Đôđốc Tây-Sơn là Nguyễn Văn-Tạ đặt 3 điều Thảo-Long † † triệt ngang cửa biển để chống quân ta, Nguyễn-Văn-Trương đốc binh dứt thảo long xua binh-thuyền thẳng vào, quân Tây-Sơn tan chạy.

« TrướcTiếp tục »