Hình ảnh trang
PDF
ePub
[blocks in formation]

Ở xã Triều-Sơn huyện Hương-Trà, thờ Thần-Kỳ trong địa hạt ;

H

mỗi năm tháng 2 tháng 8 sau khi tế Xã-Tắc dùng ngày Binh khiến quan đến tế. Vua sai dựng vào năm đầu niên hiệu GiaLong, năm Minh-Mạng thử 7 trùng tu.

ĐÀI SƠN-XUYÊN ||

Ở địa phận xã Dương-Xuân-Thượng huyện Hương-Thủy (các miếu đền sau đây cũng thuộc huyện nầy); quay về hướng nam, thờ thần các danh-sơn đại-xuyên. Qui chế có 2 từng, từng thứ nhất vuông 5 trượng 4 thước, cao 2 thước 5 tấc ; từng thứ nhì vuông 10 trượng 4 thước 4 tấc, cao 1 thước 3 tấc ; chu vi trồng tre ; có 3 cửa ở mặt tiền và tả hữu, ngoài xây trụ biểu ; mỗi năm tháng 2 tháng 8 đến tế. Xây năm Tự-Đức thứ 5 (1852).

MIẾU THÀNH-HOÀNG HÀ BÈ B

Ở địa phận xã Dương-Xuân thuộc huyện nói trên ; thờ thần bản-cảnh Thành Hoàng, dựng năm Thiệu-Trị thứ 6 (1846).

ĐỀN THAI-DƯƠNG PHU NHÂN áp P Ả

Ở địa phận xã Thai-Dương huyện Hương-Trà (các đền sau cũng thuộc huyện nầy); thờ thần Thai-Dương Phn Nhân. Mỗi năm tháng 2 sau khi tế xã tắc rồi, dùng ngày Qui H và tháng 8 dùng ngày Thượng-Quí ± Ây đến tế.

Tương truyền xưa có người dân trong xã tên là Bổ # làm cá ở cửa biển, đêm nọ mưa gió mù tối đến nửa đêm trời tạnh, thành

lình thấy bên bờ có hòn đá kỳ dị, Bố ôm vô một chặp lâu, vừa ngũ quên, mộng thấy 1 phu-nhân sắc đẹp tự nói : « Ta đây là Thai-Dương phu-nhân, ngươi là kẻ phàm-phu, sao được khinh lờn ta như thế ? phải tránh đi cho mau ». Bố giật mình thức dậy, biết đó là hòn đá thần, bèn khấn rằng : « trong đá này như có thần, xin mặc hộ cho tôi được lợi về nghề cá ». Sau khi Bố khấn vái ấy rồi nghề chài lưới của Bố càng ngày được gia bội. Bố bèn cất đền tranh ở bến sông phụng thờ hòn đá ấy. Sau đền ấy rất linh ứng, vừa có ghe buôn người Nhật-Bản H * đến đậu bờ sông rồi đi đến chỗ đền trông thấy hòn đá, bảo nhau rằng trong hòn đá này có ngọc, bèn lấy búa lớn đập phá để lấy ngọc, thốt nhiên ngã lăn xuống đất, chúng bèn khiêng đem về ghe, đương lúc gió lặng sóng êm mà ghe bị chìm úp chết cả, người ta trông thấy đều lấy làm lạ, từ đấy về sau ngày càng linh ứng. Khi đầu bản-triều thường khiến quan địa phương đến đền cầu mưa được ủng nghiệm. Vua gia phong cho tước : Thai-Dương Linh Thạch Đoan Thục Nhu-Thuận Trịnh-Ý Từ Tế Ý Đức Cần Hạnh phu-nhân 邰陽靈石端淑柔順貞慈濟懿德謹行夫人》,Và trùng tu ngôi đền đặt lệ quốc-tế. Năm Gia-Long thứ 10 (1811) vua sắc làm đền bằng gạch ngói, năm Minh-Mạng nguyên-niện trùng tu, lại hiệp tự với miếu Hội-đồng. Đền này khi trời hạn cầu mưa thường có linh ứng.

ĐỀN KỲ THẠCH PHU-NHÂN đ t tr tố

Ở địa phận xã Thanh-Phước. Tục truyền xưa có ngư phủ thường đánh lưới ở sông này ; ngày nọ lưới nặng cất không lên, ông bơi xem bị đá chận, đã gắng sức dỡ đá mà không nổi, ông bèn bỏ đến chỗ khác bủa lưới. Đến ban đêm mộng thấy 1 mụ già, bảo rằng : « Ta đây là thần, ngươi đem ta lên bờ được thì ta sẽ phò hộ cho ». Sáng ngày ông rủ người đồng bạn lội xuống sông khiêng lên 2 hòn đá vuông lớn bằng chiếc chiếu, sắc xanh hơi trắng, mặt đá chạm hình thân người mặt thủ, 20 cái tay, 4 cái chân. Bọn ngư-phủ đều kinh hãi cho là Thần-Vật khiêng đề chỗ vắng, làm đền tranh phụng tự. Từ đó về sau nghề cả của ông được nhiều lợi, và càng có linh ứng. Lúc đầu bản-triều phong cho tước « Kỳ-Thạch Phu-Nhân Chi Thần k k ta i ». Mỗi khi cầu đảo đều được

ửng nghiệm. Vừa có năm gặp đại bạn vua khiến quan đến kỳ đảo, hơn tuần-nhật mà chưa mưa, vua lại khiến dời 2 hòn đá ấy đến chỗ bến sông. Đến buổi tối ngày ấy gió mưa rầm rộ, sáng ngày 2 hòn đá ấy mất hết 1 hòn, bèn khiến đem hòn còn lại ấy trở về đền cúng tạ. Di tích nay vẫn còn.

ĐỀN LONG-THẦN H i j3

Ở xã Phụ-Ô: Mùa hạ năm Minh-Mạng 19 (1838) ở chân núi xã ấy có tiếng sấm vang, nhân đó bị hiếm mưa, vua cho là núi ấy có sấm dậy, thì ắt có rồng ở, mà rồng thì hay làm mưa, bèn khiến quan Kinh doãn đến núi ấy cầu đảo, quả được trận mưa, nên vua phong cho thần núi ấy làm « Linh-Ứng Phổ-Trạch Phụ-Ô-Sơn LongThăn 靈應普澤阜塢山龍神 ». Và láp dèn phung ty.

ĐỀN THIÊN-PHI Á & ja

Ở xã Minh-Hương thuộc huyện ấy.

ĐỀN QUAN-CÔNG B LÀ †3

Ở xã Địa-Linh. Năm Minh-Mạng 12 (1831) trùng tu, vua ban cho tấm biển đồng. Năm Tự-Đức thứ 3 (1850) ban cho tấm biển gỗ

thiếp vàng.

ĐỀN SƠN-THẦN NGỌC-TRẢN £ cho tiếp tố

Ở xã Hải-Cát, lưng núi Ngọc-Trản, gọi đền Hàm-Rồng ân h rất linh ; thờ thần Thiên-Y A-Na Diễn-Phi Chủ-Ngọc A k for Đ 演妃 主 玉 và thàn Thúy-Long 水 龍.

Bản triều năm Minh.Mạng 13 (1832) làm thêm nhà đền được rộng, thường có linh ứng. Trước đền có vực sâu không trắc đạc được. Tương-truyền ở dưới vực là hang hầm của thủy-tộc, có con Tranh lớn É∉ bằng chiếc chiếu, mỗi lần nổi lên mặt nước thì có ba đào ồ ạt, người thường trông thấy, xưng là Hà-Bá sứ-giả J lên * *. Năm Đồng-Khánh nguyên niên (1886) đổi tên đền Ngọc-Trản làm điện Huệ-Nam * *. Vua Cảnh-Tôn Thuần-Hoàng-Đế khi tiềmlong (khi chưa làm vua) thường đến chơi núi ấy, mỗi lần tới cầu khần đều được ứng nghiệm, đến lúc đăng-quang (lên làm vua)

có phé răng:玉盞祠誠為萬古光妙僊女靈山舉目顯然獅子 飲 河 形勢, 果 是 神僊真景,救人度世仰得一之靈 (1), 護國庇民降 時萬之福, (2) 著改這祠為惠南殿以表國恩於萬一, 仍準工 部 恭製匾額刻惠南殿三字, 前刻御製, 後刻年號.

Ngọc-frản-Từ thành vi vạn cổ quang diệu Tiên-nữ Linh-Sơn, cử mục hiển nhiên tư-tử ẩm hà tình thể, quả thị thần tiên chân cảnh, cứu nhân độ thế ngưỡng đắc-nhất chi linh (I), hộ quốc tý dân giáng thời-vạn chi phước (2), trước cải giá từ Vi Huệ-Nøm-Điện dĩ biểu quốc-ân ư vạn nhất. Nhưng chuẩn Công-bộ cung chế hiển ngạch khác . Huệ-Nam-Điện tạm tự, tiền khắc ngự-chế, hậu khắc niên hiệu.

(Đền Ngọc-Trản thật là linh-sơn Tiên-Nữ sáng rạng huyền diệu muôn đời, trông thấy có hình thế rõ ràng như con sư tử uống nước dưới sông, quả thật chân-cảnh Thần-Tiên, độ thể cứu nhân nhờ có tinh-linh thuần-nhất, thương dân giúp nước ban cho phước-trạch muôn ngàn. Nay nên đổi tên đền nầy làm điện Huệ-Nan đề biểu-thị quốc-ẩn trong muôn một. Chuẩn cho bộ Công kinh cần chế làm tấm biển khắc 3 chữ « Huệ-Nam-Điện », bên tả khắc chữ « Ngự-Chế », bên hữu khắc Niên Hiệu).

Ngày tháng 6,7 năm ấy bị trời hạn, vua khiến phủ-thần ThừaThiên đến các đền cầu khấn nhưng không ứng nghiệm, sau đến cầu tại điện này thì được mưa trọn buổi, thật là linh hiển.

Trên điện có thờ 3 vị, ở phía hữu thờ 6 vị đều có nghĩ tặng huy hiệu, ban cấp sắc văn đề tỏ bày sự linh hiển. Nơi trung gian thờ:

Hoằng-Huệ Phổ-Tế Linh.Cảm Diệu-Thông Mặc-Tướng Trang-Huy

Ngọc-Trản Thiên-Y A-Na Diễn.Ngọc-Phi Thượng Đẳng Thần.

弘 惠普濟靈感妙通默相莊徽玉盞天依阿那演玉妃上等神.

(1) Đạo đức-kinh của Lão-Tử có câu: thần đắc nhất dĩ linh = (qui thần được khí thuần nhất nên linh).

(2) Thơ Sở-Từ * * Kinh Thi:« Tích nhĩ bách phước...Vĩnh tích nhï cre, thyi van thoi rc 錫爾百福... 永錫爾極,時萬時億》(Cho

mầy trăm phúc... cho mầy được lâu dài cùng tột, khi được muôn phúc, khi được ức phúc.)

Trứ Linh Chương-Ứng Mục Uyên Hoàng Bắc Uông Nhuận

Thủy Long Thành Phi Trung Đẳng Thần.

著靈彰應 穆淵弘博汪潤水龍聖妃 中 等 神 .

Diệu Phu Quảng Độ Linh Chương Ý Nhã Anh Bình Sơn Trung

Tiên Phi Trung Đẳng Thần.

妙孚廣度靈彰懿雅英平山中僊妃中等神.

Tả thờ: Quan Thánh Đế Quân B kh

Hữu thờ 6 vị Tưởng-quân :

Tiên Cung Thông Minh Thượng Tướng Quân Tôn Thần

僊 宮通明上 將 軍 尊 神

Tiên Cung Linh Minh Đại Tướng Quân Tôn Thần

僳宮靈明大 將 軍 尊 神

Thủy Tinh Lực Dũng Tướng Quân Tôn Thần

水晶力勇將 軍 尊 神

Thủy Tinh Uy Dũng Tướng Quân Tôn Thần

水晶威 勇 將軍 尊神

Sơn Tinh Quả Dũng Tướng Quân Tôn Thần

山精果勇將軍 尊 神

Sơn Tinh Võ Dũng Tướng Quân Tôn Thần

山 精 武 勇 將 軍 尊 神

Trong những tờ sắc nói trên đều có biên 4 chữ : « Dực Bảo

Trung Hung 翊保中興 ».

[ocr errors]

ĐỀN
DĒN HA-BÁ河伯祠

Ở xã Hà-Trung huyện Phú-Lộc (các đền sau đều thuộc huyện nầy), dựng xong niên hiệu Gia-Long.

DEN THO THÄN HÂI-VÅN 海雲神祠

Ở ấp An-Cư, thờ thần núi Hải Vân, dựng trong niên hiệu Minh-Mạng.

DEN THO THAN TU-HIÊN 思賢神祠

Ở tây bắc núi xã Vinh-Hòa, thờ thần cửa biển Tư Hiền. Khi

« TrướcTiếp tục »