Hình ảnh trang
PDF
ePub

HỌC HIỆU

學校

Trường Quốc-Tử Giám và trưởng Quốc-Học đã nói rõ trong

quyền Kinh-Sư.

Trường học Pháp-Việt và # gửi đ

Ở ngoài quách cửa Chính-Đông, nguyên trước là đình chợ Đông-Gia có một dãy 10 gian, chia làm 5 phòng, trong lấy 1 phòng 2 gian làm chỗ Giáo-viên cư trú, còn 4 phòng 8 gian chia làm 4 lớp dạy học trò.

HUYEN HOC HUONG-TRÀ 茶學縣學

Trước ở địa phận xã An-Hòa phía tây huyện lỵ, cất năm Minh-Mạng thứ 4 (1823), năm Tự-Đức 18 (1865) dời qua xã Thế-LạiThượng. Năm Thành Thái thứ 4 (1892) dời cất ở phía tây huyện, chung trong thành huyện.

HUYỆN HỌC HƯƠNG THỦY * * M

Ở xã Thần-Phù phía bắc huyện lỵ, cất năm Minh-Mạng 16 (1835), năm Thành-Thái 12 (1900) dời cất ở phía nam huyện nha, chung trong thành huyện.

HUYỆN HỌC QUẢNG ĐIỀN E H

Ở địa phận xã Hạ-Long phía đông huyện lỵ, cất năm Tự-Đức thứ 4 (1851), chung trong thành huyện.

HUYỆN HỌC PHONG-ĐIỀN TỆ để

Nguyên cất ở xã Ưu-Đàm, năm Thành-Thái 12 (1900) dời cất ở xã Mỹ-Xuyên, năm 15 (1903) đem trở lại xã Ưu-Đàm, chung trong thành huyện lỵ.

HUYỆN HỌC PHÚ-YANG & KH

Nguyên cất ở địa phận xã Phổ-Từ, phía hữu huyện lỵ, năm Thành-Thái 13 (1901) dời qua địa phận xã Phú-Khê, chung thành với huyện lỵ.

HUYỆN HỌC PHÚ-LỘC * ik l

Nguyên cất tại xã Sư-Lỗ-Đông, phía tả huyện lỵ, năm ThànhThái 14 (1902) dời qua địa phận xã Cao-Đôi, chung thành với huyện lỵ.

SO NHA THUO'NG 傷家病所

Ở chỗ đất trống nền cũ của trại lính Thủy, năm Thành-Thái thử 6 (1894) cất 1 tòa nhà trước 3 gian 2 chái, một dãy nhà sau 5 gian và nhà bếp, năm thứ 7 lại cất 1 dãy 7 gian để làm chỗ dưỡng bịnh, đến nay lần lần cất thêm 1 tòa ở chính-trung ngó về hướng đông, 3 gian 2 chái, làm chỗ cho quan Tư người Pháp cư trú. Gần ở phía nam cất lầu 2 từng, 4 mặt làm cửa khuôn gương, từng trên để quan Tây nằm dưỡng bịnh, từng dưới để người Tây nằm dưỡng bịnh và đầm Tây khi nằm sinh đẻ. Gần ở phía bắc có cất 2 nhà cổ lầu (hay cổ đảng) mỗi nhà đều 2 gian 2 chái ở phía đông cửa bắc. 1 nhà phía tây để làm chỗ cho người Tây và người Nam làm việc, 1 nhà ở phía đông làm chỗ xin thuốc và cho thuốc các người bịnh.

Phía tây nhà chính-trung có cất 1 cái cửa tam-quan 3 gian, 2 bên tả hữu đều cất nối 1 cái nhà, mỗi nhà 2 gian. Nhà phía bắc làm chỗ mổ xẻ cho người bịnh, nhà phía nam là chỗ đề người được mở xẻ xong đem đến đấy cho thuốc.

Giữa đắp 1 đường thẳng, phía tây con đường cất 1 nhà 2 gian để tắm gội. Còn 2 bên đường: phía bắc cất 3 lớp nhà: lớp thứ nhất gần phía bắc con đường cất 1 tòa (2 gian 2 chái để làm chỗ làm sản dưỡng bịnh), lớp thứ hai lần xa ngoài phía bắc, cất 2 dãy nhà dài (mỗi dãy nhà đều 9 gian 2 chái : một nhà đề đàn ông nằm dưỡng bịnh, một nhà đề đàn bà nằm dưỡng bịnh). Phía bắc gần nơi La thành cất 3 nhà (đều 3 gian 2 chái, 1 nhà làm kho chứa thuốc, 1 nhà đề nữ quan Pháp thộ-sản ở, 1 nhà đề nữ quan Việt hộ sản ở). Phía nam cất 4 lớp nhà: lớp thứ nhất gần phía nam con đường cất 1 nhà

(2 gian 2 chái, tương đối với nhà ở phía bắc con đường để làm chỗ cho các Thông-ngôn Kỷ-lục dưỡng bịnh), lớp nhà thứ hai hơi xa phía nam con đường cất 2 dãy nhà dài (mỗi dãy 9 gian 2 chái, tương đối với dãy nhà phía bắc, 1 nhà làm chỗ cho linh Tập dưỡng bịnh, 1 nhà làm chỗ cho các nhi đồng dưỡng bịnh). Xế trong phía nam, cất 1 nhà (2 gian 2 chái làm chỗ cho phạm nhân và người điền cuồng dưỡng bịnh). Nơi góc thành viên phía tây nam cất 1 nhà (theo lối nhà Việt-Nam 12 gian 2 chái, làm chỗ dưỡng bịnh và đề cho thuốc).

các kỹ nữ nằm

Phía sau nhà tắm gội, có cất 1 nhà 5 gian, trong đó 2 gian đề xe Khi hỏa (lửa điện) để đốt các nề vật, 3 gian để người nào bịnh nặng gần chết dời nằm nơi đây.

La-thành 4 phia, trên trồng sắt thưa, dưới xây vách gạch; các phòng ốc cao rộng sáng sủa và sạch sẽ đều theo lối Âu-tây.

HỘ KHẨU

戶口

Trong niên hiệu Gia-Long (1802-1819), Thừa-Thiên, Quảng-Trị hiệp nhất, số định hơn 50.300 người; năm Tự Đức thứ 6 (1853) mới chia đặt đạo Quảng-Trị, nhưng văn-thơ sách-tịch còn hiệp với ThừaThiên thì số định 68.540 người. Đến năm 29 (18/6) đặt riêng tỉnh Quảng-Trị thì số đinh có phân biệt, nhưng vì sau khi hữu sự vănthơ thất lạc không tra cứu được, đến năm Thành-Thái thứ 10 (1898) thì rõ số định 23.529 người (theo lệ: hạng chức-sắc miễn sai được chuẩn miễn ở ngoài số ấy, dưới đây cũng đều như thế), đồng niên tiền thuế định 18.236 quan 3 tiền 45 đồng, bạc thuế định 33 lượng. Năm thứ 11 (1899) định lệ mới theo hạng chính nạp bạc sưu (2 hạng miễn dao và đinh tráng) cộng 29.270 người, bạc thuế 57.269460. Năm thứ 18 (1906) số định 31.564 người (trong đó hạng miễn dao 3866 người, hạng chính nạp 27698 người), bạc thuế 62.482,00, Đại nạp bạc công-ich 3768,$80, hiệp cộng 66.250880

ĐIỀN PHÚ (thuế ruộng)

田賦

Trong niên hiệu Gia-Long, Thừa-Thiên và Quảng-Trị hiệp nhất thì số điền thổ 126.150 mẫu, ngạch trưng thuế lúa 96.350 hộc, tiền 111.883 quan, bạc 1.477 lượng. Niên hiệu Tự-Đức biệt thiết tỉnh Quảng-Trị, thì văn thơ sách tịch không hiệp chung với Quảng-Trị, thuế điền thổ và các hạng thuế khác chỉ do 6 huyện trong phủ hạt chiếu số thu nạp. Sau nhân hữu sự, văn-thơ sách tịch thất lạc, nên số điền thổ và các hạng thuế ngạch không tra cứu được. Năm ThànhThái thứ 10 (1898) cộng các hạng điền thổ 72.558 mẫu 9 sào 9 thước, thuế lúa 39635 hộc 9 hiệp 6 thước, thuế tiền 27.884 quan 2 tiền 18 đồng 4 phân. Năm 11 (1899) định lệ mới thu thuế bạc, thì điền thô cộng 78.134 mẫu, thu bạc cộng 62.779530. Năm 18 (1906) điền thổ 81.309 mẫu, thu bạc 88.03510, phụ nạp bách phân chi lục (6 phần trăm) thu bạc thuế 44012,66 bạc. Thuế chợ 405000, chợ Đông-Gia ở thành phố đồng niên bạc thuế 74995,88, ốc thỏ 8 phường ở thành phổ; thuế bạc 17305,25, tổng cộng các hạng bạc thuế 105.716289.

« TrướcTiếp tục »