Hình ảnh trang
PDF
ePub

玉粒垂密密

金果纍纍

Ngọc lạp thùy mật một,

Kim quả quải tuy luy.

Dịch nghĩa : Ngày Đoan ngọ (ngày 5 tháng 5) có trận mưa,

Nhà nông-phố đều được tiện nghi cả.

Lúa thóc sinh nhiều hột,

Trái quả sai dính chùm.

(Ngày 5 tháng 5 có trận mưa thì đến mùa thu hoạch được

phong nẫm mà trái quả cũng được mùa).

9.- 季夏雨難得

得稱龍血珍

倘逢甘澤普

是歲稔豐真

Quí hạ võ nan đắc,

Đắc, xưng long huyết trân.
Thảng phùng cam trạch phổ,

Thị tuế nẫm phong chân.

Dịch nghĩa : Tháng 6 khó được trận mưa,

Mà gặp được trận mưa, người ta xưng là máu rồng,
Nếu tháng ấy gặp được cam -trạch (mưa) thấm khắp,
Mùa lúa năm ấy sẽ thu hoạch được số nhiều.

(Nơi Kinh-su, trong tháng 6 rất khó có trận mưa, nhưng có mưa thì tục gọi máu rồng dưới khắp, là nói được món rất quí báu

vậy. Nếu năm nào tháng ấy mua nhiều đến mùa thu được mùa lớn).

10. -何年龍眼盛

是歲稻梁豐

Hà niên long nhãn thạnh,

四境歡娛

三農慶慰同

Thị tuế đạo lương phong.
Tứ cảnh hoan ngu nhất,

Tam nông (I) khánh ủy đồng.

Dịch nghĩa : Năm nào long-nhãn có nhiều trải,

Năm ấy được nhiều lúa thóc

Khắp bốn cõi đều hoan hỷ,

Ba nhà nông cả được vui mừng

(Năm nào mùa long-nhãn được nhiều trái, thì năm ấy cả

trăm thử lúa cũng đều tốt cả).

(1) Tam-nông: Ba nhà nông : nông ở đất bằng, nông ở đất núi, nông ở nơi ao

chằm (Kinh Lê).

[blocks in formation]

Dịch nghĩa : Lúc cuối mùa đông, đầu mùa xuân,

Tiếng đông (trời rềnh) mới khởi phát.

Như nghe khi quá giờ Tỵ và giờ Ngọ.
Thì năm ấy khỏi bị đói thiếu.

(Ở phương nam khi ấm, tiếng dòng nồi khi mùa đông, ấy là lệ thường. Nhưng trong tháng chạp mà nghe tiếng dòng qua trong giờ Ty giờ Ngọ thì năm ấy được mùa. Tục truyền : buổi sớm khi bụng còn đói thì năm ấy đói, nửa ngày bụng đã no thì năm ấy no.

PHONG TỤC

風俗

Đất Kinh-Sư là chỗ giáo-hóa thiện-hạnh đầu tiên. Phong khi càng ngày càng mở mang, từ chỗ chất phác đồi qua văn-minh, do sự phồn tụ hóa ra thân mật. Nhân dân đông đúc, tập tục thuần lương, kẻ sĩ chuyên nghiệp thi thơ, người dân siêng nghề cày dệt. Kỹ nghệ tinh xảo, văn-vật vẻ vang, Lễ hơn, tang lược y theo gia-lễ Văn Công; tiết nguyên-đản con trai con gái đều ăn mặc tử tế, trước hết đến yết nhà thờ, sau lạy gia-trưởng, trong 3 ngày thân-bằng qua lại bái khánh cùng nhau. Tiết Doan-Ngọ dùng bánh ú (hay bánh tro), dưa hấu cúng tiên-tỏ, treo nơi của con hỗ bằng ngải-cứu, hái lá cây làm trà (gọi là mùng năm). Tháng 7 đốt minh-y để dưng tổ-tiên. Buổi trừ tịch dựng nêu, treo đèn đốt pháo tre, qua khai chánh ngày 7 hạ nêu. Mỗi làng đều có nơi đình tế theo xuân thu. Ngày 15 tháng giêng tháng 7 tháng 10 gọi là Tam-Nguyên = Á đều sắm đủ lễ cúng tiên-tô. Tiết đông-chi cúng tiên-tô, tháng chạp tảo mộ, phong tục cũng gần

như xưa..

THÀNH TRÌ ĐỂ T

PHỦ LỴ THỪA-THIÊN Â Â N T

Nguyên trước ở phường Thừa-Thiên trong Kinh-thành, lệ đặt có viên Đề-đốc Kinh-thành và Phủ-đoãn Phủ-thừa để thống lãnh, và tả hữu Thông-phán, Kinh-Lịch cùng thuộc phủ Thơ-lại lệ thuộc vào.

[ocr errors]

Cần Án: Đầu niên hiệu Gia-Long đặt làm Quảng-Đức-Dinh, đặt chức Lưu-thủ Cai-bộ và Ký-lục. Năm Minh-Mạng 13 (1832) cải làm Thừa-Thiên phủ, mới cải định tên chức quan như nay. Năm Thành-Thái thứ 2 (1890) dời đặt tại chỗ cũ viện Đô-sát. Năm thứ 11 (1899) dời qua lỵ sở hiện kim thuộc phường Đệ-bát tồng Phú-Xuân. Nguyên trước là địa phận trại Thủy-Sư, chu vi xây gạch 498 thước (Đo dùng thước tây, dưới đây cũng đều vậy).

TRUONG THI試場

Nguyên đặt ở phường Ninh-Bắc trong thành, năm Tự Đức 27 (1874) dời đặt tại Xã An-Ninh. Hiệu Phúc-Kiến nguyên-niên (1884) dời đặt tại xã La-Chử. Năm Thành-Thái thứ 6 (1894) lại dời qua phường Tây-Nghị trong Kinh-thành.

HUYỆN LỴ HƯƠNG TRÀ ý Ầ thể đ

Trước ở địa phận xã An-Hòa,-cất năm Gia-Long thứ 6 (1807). Năm Tự-Đức 18 (1865) dời cất ở địa phận xã Bảo-Vinh. Năm ThànhThái thứ 4 (1892) cải tạo huyện-nha, huyện-thành chu vi cộng 275 thước tây.

HUYỆN LỴ HƯƠNG THỦY * * đ

香水縣 莅

Khi trước ở trên đường quan xã Thần-Phù, cất năm Minh-Mạng

16 (1835). Năm Thành-Thái 12 (1900) dời qua dưới đường quan. Thành huyện chu vi 256 thước tây.

HUYỆN LỴ QUẢNG-ĐIỀN

[ocr errors]

Trước ở xã Phú-Ốc huyện Hương Trà, năm Minh-Mạng 16 (1835) dời qua xã Bác-Vọng, năm Tự-Đức thứ 4 (1851) dời qua xã Hạ-Lang tức là Huyện-Ly hiện kim. Thành huyện chu vi 138 thước tây. HUYỆN LỴ PHONG ĐIỀN E H tế

Huyện-trị nguyên đặt ở xã Ưu-Đàm, năm Thành-Thái 12 (1960) dời qua xã Mỹ-Xuyên, năm 15 (1903) lại đem về xã Ưu Đàm. Thành huyện chu vi 100 thước tây.

HUYÊN LY PHÚ-VANG 富榮縣茌

Năm Tự-Đức 31 (1878) nguyên đặt tại xã Phổ-Trì, năm Thành Thải 13 (1901) dời qua xã Phú-Khê tổng Dương-Nỗ. Thành huyện chu vi cộng 130 thước tây.

HUYỆN LỴ PHÚ-LỘC CÂY MA

Năm Tự Đức 34 (1881) nguyên cất ở xã Su-Lỗ-Đông, năm Thành-Thái 14 (1902) dời qua xã Cao-Đôi tổng Lương-Điền. Thành huyện chu vi cộng 176 thước tây.

« TrướcTiếp tục »