Hình ảnh trang
PDF
ePub

Kè茶 偈,Tu-Dung 思容, Bô-Đài 蒲苔,Bô-Läng 蒲浪.Năm thr 17 (1419) gồm 2 huyện Lợi-Bồng. Tư-Dung ở Hóa-Châu nhập vào huyện Sĩ-Vinh, gồm 3 huyện Sa Linh, Bồ Đài, Bồ-Lãng nhập vào HóaChâu,còn 4 huyện ở Thuận-Châu nhập vào bản châu).

Khi đầu nhà Lê đổi làm Thuận-Hóa-lộ thuộc đạo Hải-Tây 4 75 đặt chức Lộ-tổng-quản tri-phủ. Năm niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đặt Thuận-Hóa Thừa-Tuyên Tam-Ty đã 12 y a = a, (Đô-ty, Thừa-Ty, Hiến-ty) lãnh 2 phủ Triệu-Phong * * và Tân-Bình * +, («Lê Thánh-Tôn Thiên-Nam Dư-Hạ-Phủ-Huyện-Chi» : Trong địa hạt Thuận-Hóa thừa-tuyên, thuộc phủ Triệu-Phong có 6 huyện : KimTrà金茶,Đan-Dièn丹田,Ili Lăng 海陵, Vo-Xuong 武昌, TrVinh ỵ *, Điện-Bàn * %, và có 2 châu : Sa-Bồn ) và ThuậnBình ). Còn phủ Tân Bình thì kẻ rõ vào Quảng-Bình-Chi).

Bản-triều Gia-Dụ Hoàng-đế năm Mậu-ngọ nguyên niên (158) gây dựng cơ nghiệp miền nam, gồm có đất Thuận Quảng, dựng dinh ở xã Ái-Tử (thuộc huyện Đăng-Xương hiện nay) liền đổi huyện KimTrà làm huyện Hương-Trà * *; huyện Đan-Điền làm huyện QuảngĐiền Âm, huyện Tư-Vinh làm huyện Phú-Vinh * *, huyện VõXương làm huyện Đăng-Xương trích 1 huyện Điện-Bàn thắng làm phủ cải thuộc tỉnh Quảng-Nam.

Anh-Tồn Hiếu-Nghĩa-Hoàng-Đế năm Đinh-mão nguyên niên (1687) dời dinh đến Phú-Xuân * * ; Thế-Tôn Hiếu-Võ-Hoàng-Đế nhân đó xưng làm Đô-thành; Duệ-Tôn Hiếu-Định-Hoàng-Đế năm Ất vị thủ 10 (1775) họ Trịnh xâm chiếm xung làm Thuận-Hóa-Xử. Mùa dòng năm Bính-ngọ (1786) Tây-Sơn Nguyễn-Văn-Huệ đánh đuổi người họ Trịnh, chiếm cứ đất ấy. Mùa hạ năm Tân-dậu (1801) Thể-Tỏ Cao-Hoàng-Đế khắc phục cựu-đô, trích 3 huyện Hương-Trà, Quảng Điền, Phú-Vinh, thuộc phủ Triệu-Phong đặt làm dinh Quảng-Đức, lại trích 2 huyện Hải-Lăng, Đăng-Dương và một huyện Minh-Linh phủ Quảng-Bình đặt làm dinh Quảng-Trị, đều đặt chức Lưu-thủ, Cai-bộ, Kỷ-lục. Năm Gia-Long thứ 5 (1806) định làm dinh TrựcLệ * 4 (Quảng-Đức, Quảng-Trị đều đề 2 chữ Trực-lệ đứng trên) thuộc về kinh-su. Năm Minh-Mạng thứ 3 (1822) đổi Quảng-Đức làm Thừa-Thiên-phủ, giảm 2 chữ Trực-Lệ. Năm thứ 4 cải đặt kinh

thành Đế- đốc và Phủ-doản Phủ-thừa. Năm 16 (1835) đặt thêm 3 huyện Phong Điền, Hương-Thủy, và Phú-Lộc. Năm Tự-Đức thứ 6 (1853) hiệp gồm Quảng-Trị vào Thừa-Thiên, đặt đạo Quảng-Trị, vănthơ sách lịch đều đề chữ Thừa-Thiên phủ đứng trên. Năm 29 (1876) lại nhưng cựu đặt làm Quảng - Trị tỉnh. Còn Thừa-Thiên cũng nhưng-cựu, nay lãnh 6 huyện.

[merged small][merged small][ocr errors]

Ở phía tây bắc phụ quách 4 dặm ; đông đến tay cách 84 dặm, nam đến bắc cách 32 dặm. Phía đông đến biển; phía tây đến sơn động ; phía nam đến giới hạn sông Hương huyện Hương-Thủy ; phía bắc đến giới hạn 2 huyện Phong-Điền và Quảng Điền.

Nguyên đất quận Nhật-Nam của nhà Hán, Chiêm-Thành đặt làm Lý-Cháu H. Triều nhà Trần An-Nam ta đặt làm Hóa-Châu 42 Hồ, có đặt 3 huyện Sa-Linh, Bồ-Đài và Bồ-Lãng lệ thuộc vào. Đời Minh thuộc 3 huyện ấy gồm nhập Hóa Châu. Đời Lê cải huyện Kim-Trà thuộc phủ Triệu-Phong. Khi đầu bản-triều đổi tên huyện hiện kim (Hưong-Trà). Năm Minh-Mạng thứ 3 (1822) đổi thuộc Thừa Thiên. Năm 16 (1835) trích chia địa phận 3 tổng trong huyệnhạt lệ thuộc huyện Hương Thủy, Phú-Lộc và Phong-Điền. Huyện hạt lãnh 6 tổng, 98 xã, thôn, phường, giáp, áp.

HUYỆN PHÚ-VANG - A T

Ở phía đông nam phủ 8 dặm; đông đến tây cách 25 dặm, nam đến bắc cách 37 dặm. Đông đến biển, tây đến giới hạn huyện Hương-Thủy, nam đến giới hạn 2 huyện Hương Thủy và Phú-Lộc, bắc đến giới hạn huyện Hương Trà.

Nguyên đất quận Nhật-Nam nhà Hán, Chiêm-Thành đặt làm Lý-Châu. An-Nam, triều nhà Trần đặt làm 2 huyện Lợi-Bồng, TưDung, Thế-Vinh thuộc về Hóa-Châu. Đời Minh-thuộc cải huyện Thể Vinh làm huyện Sĩ-Vinh, tên 2 huyện Lợi-Bồng, Tri-Dung gồm nhập vào đó. Đời Lê cải huyện Tư-Vinh thuộc phủ Triệu-Phong. Bản-triều đổi tên hiện kim (Phú-Vang), năm Minh-Mạng thứ 3 (1822) cải thuộc phủ Thừa-Thiên, năm 16 (1835) chia đất 6 tổng trong huyện hạt đặt làm 2 huyện Hương Thủy và Phú-Lộc. Năm Tự-Đức thứ 4 giảm

huyện viên qui về huyện Hương-Trà tính nhiếp. Năm 31 (1878) nhưng cựu đặt lại Tri-huyện, nay lãnh 6 tầng, 90 xã, thôn, phường, ấp.

HUYỆN HƯƠNG THỦY * * H

ở phía đông nam phủ 19 dặm ; đông đến tay cách 30 dặm, nam đến bắc cách 51 dặm. Phía đông đến địa giới huyện Phú-Vang, phía tây đến địa giới Tả-trạch-Nguyên huyện Hương-Trà, phía nam đến giới hạn huyện Hương-Trà và sơn-động, phía bắc đến giới hạn 2 huyện Hương-Trà và Phú-Vang.

Nguyên trước là đất 2 huyện Hương-Trà và Phú-Vang, năm Minh-Mạng 16 (1835) mới chia đặt huyện này. Nay lãnh 6 tổng, 58 xã thôn phường ấp.

[ocr errors]

HUYỆN PHÚ - LỘC Gjk l

Ở xiên về phía đông nam phủ 51 dặm ; từ đông đến tây cách 37 dặm, nam đến bắc cách 94 dặm. Phía đông đến biển, phía tây đến huyện giới Hương-Thủy, phía nam giáp huyện giới Hoà-Vang tỉnh Quảng-Nam, phía bắc đến huyện-giới Phú-Vang

Nguyên trước là địa hạt 2 huyện Hương-Trả và Phú-Vang, năm Minh-Mạng 16 (1835) đem chia đặt ra huyện này. Năm Tự-Đức thứ 4 (1851) giảm viên huyện, qui về huyện Hương-Thủy kiêm nghiếp ; năm 36 (1883) nhưng cựu đặt lại chức Tri-huyện, nay lãnh 4 tổng, 87 xã thôn phường ấp.

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN ÂM

Ở phía đông bắc phủ 14 dặm ; từ đông đến tây cách 38 dặm, lẻ, từ nam đến bắc cách 25 dặm. Phía đông đến địa-giới xã VĩnhTrị huyện Hương-Trà, phía tây đến huyện giới Phong-Điền, phía nam đến huyện-giới Hương-Trà, phía bắc đến biển.

Nguyên xưa là đất quận Nhật-Nam của nhà Hán. Chiêm Thành đặt làm Lý-Châu = W; An-nam triều nhà Trần làm huyện Trà Kệ * H hay Trà-Kiệt, thuộc về Hóa-Châu. Đời Minh-thuộc cũng nhân heo, đời Lê cải làm huyện Đơn-Điền # m thuộc phủ Triệu-Phong. Lúc đầu bản-triều cải làm huyện Quảng-Điền, năm Minh-Mạng thủ 3

(1822) cải thuộc phủ Thừa-Thiên, năm 16 (1835) trích ra 2 tổng thuộc huyện Phong-Điền, còn lãnh 5 tổng, 58 xã, thôn, phường, ấp giáp.

[merged small][ocr errors]

Ở phía bắc phủ 57 dặm ; từ đông đến tây cách 94 dặm, từ nam đến bắc cách 25 dặm. Phía đông đến biển lại đến huyện giới Quảng Điền, phía tây đến sơn-động, phía nam đến địa giới 2 huyện HươngTrà và Quảng-Điền, phía bắc đến huyện giới Hải-Lăng.

Nguyên xưa là địa hạt 2 huyện Quảng-Điền và Hương-Trả ; năm Minh-Mạng 16 (1835) đem chia ra đặt làm huyện nầy, năm Tự-Đức thư 4 (1851) giảm viên huyện qui về huyện Quảng-Điền tính nhiếp ; năm 31 (1878) nhưng cựu đặt lại Tri huyện, nay lãnh 5 tổng, 40 xã, thôn, phường, ấp. giáp.

Cần-án: Năm Minh-mạng 15 (1834) Phủ-thần Thừa-Thiên là Lê-Văn-Quí, Vương-Hữu-Quang tàu xin chia toàn hạt đặt làm 6 huyện, tùy theo núi sông hình thế liên tiếp thuận tiện mà phân chia lệ thuộc:

1.– Tù Tả-Trạch-nguyên trở xuống theo bờ tây bắc sông Hương-giang đến cửa biển Thuận An, dọc theo biển ra phía bắc đến xã Vĩnh-Trị, ngang qua cảng-đạo Tiền-Thành, lần đến bờ phía nam sông Phú-Ốc, rồi ngược dòng đến địa phận xã Lại-Bằng nguồn SơnBồ, đặt làm huyện Hương-Trà, chia làm 6 tổng.

2– Từ Xã Vĩ-Dã thượng theo bờ phía nam Hươnggiang xuống đến cửa biển Thuận-An, dọc theo biển vào nam đến 2 ấp Lương-Viện, Hà-Úc ngang qua bờ phía đông sông Hà-Trữ thông đến Lương-Lộc, Văn-giang rồi ngược lên Diễn-Phải, Bình-Lục giáp xã ViDã-thượng đặt làm huyện Phú-Vang, chia làm 6 tầng.

[ocr errors]

3. Từ bờ phía bắc sông Phú-Ốc về phần sông Phủ-Lễ thuận dòng đến cảng Kim-Đôi ngang qua Thành-Công, An-Lộc, đồng ấp tây ấp Cang-Gian và vũng biển Tam-giang đến phía bắc giáp với Tây. giáp xã Thế-Chí, lại chạy ngang qua Phú-Lễ giáp với Đường-Long rồi chuyển về hướng nam đến các xã Lai-Xá, Cổ-Tháp. Đất này nguyên

trước là huyện Quảng-Điền nay đổi làm huyện Phong-Điền, chia làm 5 tổng.

4.— Từ Cô-Bi xuống đến An-Lỗ, ngang qua Hiền-Lương, SơnTòng, lên đến sông Đường-Long, Phú-Nông, Chính-Lộc qua sông đến giáp tây xã Thế-Chí. Từ đây bên ngoài giáp địa-đầu tỉnh Quảng Trị, bên trong 1 giải đất dọc theo bờ biển đến giáp đông xã Thế Chi nối liền với ấp tây Cang-Gian đặt làm huyện Quảng-Trạch, chia làm 5 tổng.

5.– Từ nguồn Tả Trạch chạy xuống dọc theo bờ sông phía nam Hương-giang đến sông nhỏ Dương-Xuân-cựu thông qua bờ phía tây sông Thần-Phù cho đến Phù-Bài giáp các xã An-Nông, Phước-An, An-Cừ và Phủ-Xuân đặt làm huyện Phú-Lộc, chia làm 5 Tổng.

6.– Từ Thần Phù thông đến Hà-Trữ, ngang qua Hà-Trung, Phụng Chính, ra phía bắc giáp các xã Lương-Viện, Hà-Úc, và An. Bằng thẳng đến biển ; phía trong giáp địa đầu tỉnh Quảng-Nam, đặt làm huyện Tân-Vinh chia làm 4 tổng.

Phụng chuẩn Quảng-Điền cử nhưng cựu theo tên huyện ấy, còn Phủ-Lộc đổi làm Hương-Thủy, Quảng-Trạch đồi làm Phong. Điền, Tân-Vinh đổi làm Phú-Lộc.

« TrướcTiếp tục »