Hình ảnh trang
PDF
ePub

13 độ của sao Chân; Lạng-Sơn, Cao-Bằng, Thái-Nguyên, Kinh Bắc và Sơn-Nam thượng lộ nước ta ước chừng ở ngay 14 độ của sao Chần. Phủ Liên-Châu tỉnh Quảng-Đông ở ngay 6 độ của sao Nữ ; Quảng-Yên, Hải-Dương, Sơn-Nam-hạ-lộ nước ta ước chừng ở ngay 7 độ của sao Nữ.

Lại nói: Nước Giao-Chỉ ở phía đông Ung-Châu # #, phía tây Kinh-Châu * H, phía nam Dương-Châu * H ; ở thiên-văn thuộc 3 phân dã sao Tỉnh, sao Quỉ, sao Dực, sao Chẩn, sao Ngưu, sao Đầu.

Lại sách « Gia-Định Thông-Chí » của Trịnh-Hoài-Đức nói: 6 sao Tinh-kinh-hà-giới giáp sao Đông-tỉnh ở ngay 3 sao Nam-hà và 3 sao Bắc-hà ; 3 sao Nam-hà gọi là Nam giới ở gần sao Lão-Nhân chủ về môn hộ nước Việt, muốn xem sao Việt-Nam thì xem theo Nam-giới, muốn xem Nam-giới thì xem sao Nam-Đầu. Nam-Đầu có 6 sao mà sao thứ 3 cách phía tây 119 độ là chủ về Nam-Việt. Vậy thời Gia-Định ở gần không-giới sao Ngưu, là sao thứ nhất phía nam Nam-giới, ngay giữa vị thứ sao Nam-Cục-Lão Nhân, tuy gần bèn phân-đã sao Tỉnh mà sao Tỉnh không được làm chủ. Bởi vì đất Gia-Định Nam-Việt tuy cận nam (Nam giới) mà thể thế hơi thiên về hướng đông (Còn đợi tham khảo).

Tiền-Hán-Thơ Thiên-Văn-Chí» và « Ngưu-Nữ Dương-Châu ĐịaLý Chí » : đất Việt ý là phân đã sao Khiên-Ngưu † † và sao Vụ-Nữ * *; Giao-Chỉ, Nhật - Nam đều thuộc đất Việt.

«Tùng-Thơ Thiên-Văn-Chí 2: 6 sao Khiên-Ngưu:sao đầu chủ về đạo lộ, sao thứ 2 chủ về quan ải cầu đỏ, sào thứ 3 chủ về NamViệt . Lại nói: 5 sao Ngoại-Quan Đông-Âu - Ẽ R L và 7 sao Thanh-Khâu † á đều chủ các nước phương Nam.

Hoàng-Đỉnh nói: 5 Hắc-tinh Đông-Âu cách tây nam sao Dục k (1 sao phía tây trong sao Dục là cách) vào vị thứ sao Trương 3 7 độ thì chủ về Nam-Việt. 7 sao hắc-tinh Thanh-Khâu vào vị thứ sao Chần y 7 độ, ở phía đông-nam sao Chân chủ về đất Mân-Quảng Bị Â

« Giao-Chỉ-Địa-Lý-Chía: An-Nam ở phân dã các sao Thuần-Vĩ I . Dực ỵ và Chân ề (trải qua đầu sao Thuần-Vĩ, 5 độ giữa sao

Trương 11 độ, chót sau sao Dục 8 độ, từ sao Dục ra 9 độ thì vào vị thứ sao Thọ *).

Năm Thế-Tổ Cao-Hoàng-Đế bản triều kiến nguyên, khai chính thì thải-tuế ở sao Thuần-Vĩ. Vậy thì thuyết của Nhất Hành có xác cứ hơn. Vả lại lấy thuyết của Nhất-Hành mà suy ra thì nước ta từ Tủ Kỳ † ấ ra bắc thuộc sao Thuần-Vĩ, từ Tiền-Giang Namkỳ vẫn đi ủ i thẳng lên Vân Nam Fe thuộc phân đã sao Thuần Thi鶉首.

Cần án: Phân y theo cựu bản, tham

khảo chính.

dã nước ta có nhiều thuyết khác nhau, nay cứ khảo tạm thời, để đợi người cao kiến uyên bác

KIẾN TRÍ DUYÊN CÁCH

建 置 沿 革 (1)

Thừa-Thiên nguyên xưa là địa vực của Việt-Thường-Thị * * * (Đại-Truyện nói: Thuở vua Nghiêu (2357-2258 trước Tây lịch), nước Việt-Thường dung con rùa lớn. Vậy thì tên Việt Thường là bắt dầu từ đây) ; đời Tần (246 201 trước T.L.) thuộc về Tượng-quận; đời Hán làm quận Nhật-nam (Hán-thơ : Nhật-Nam nguyên Tượng-Quận của Tần).

Niên hiệu Nguyên-Đỉnh năm đầu (116 tr. T.L.) đổi làm quận Nhật-Nam H *, có 5 thành : Tây-Quyền là 5, Tỷ-Cảnh y *, ChâuNgô * *, Lu-Dung Ễ Ễ, Tượng-Lâm * #. « Thủy-Kinh-Chú » : quận trị Nhật-Nam đời Hán ở huyện Tây-quyển. « Tấn-Thơ Địa-Đạo Ký » : huyện Châu-Ngô cách quận-trị Nhật-Nam 200 dặm, huyện LưDung cách quận-trị Nhật-Nam 300 dặm. Lưu-Hú ý] Hổ nói: Từ ChâuNgô đi về hướng nam 400 dặm thì đến nước Lâm-Ấp. « Thiên-Hạ-QuậnQuốc-Lợi-Binh-Thơ » của Cổ-Đình-Lâm nói: Tỷ-Cảnh, Châu-Ngô đều ở phía bắc Chiêm-Thành, Lư-Dung ở phía tây thành Châu Ngô.

[ocr errors]

Nay lấy số dặm khảo cứu: Quảng-Bình đến Thừa Thiên trên dưới 200 dặm, đến Quảng-Nam trên dưới 300 dặm. Quảng-Nam đến Bình-Định trên dưới 400 dặm. Tây-Quyền có lẽ nay là Quảng-Bình, Tỷ-Cảnh có lẽ nay là Thừa-Thiên, Quảng-Trị; Châu-Ngô có lẽ nay là Thừa-Thiên và phủ Điện-Bàn Quảng-Nam; Lư-Dung có lẽ nay là phủ Thăng-Bình Quảng-Nam thẳng vào nam đến Quảng-Ngãi; Tượng-Lâm có lẽ nay là Bình-Định và Phú-Yên.

Xét vậy thì biết Tỷ-Cảnh, Châu-Ngô của đời Hán đến sau là Ô

(1) Kiến trí : dựng đặt, duyên : nhân theo, cách : thay đổi.

Châu Lý-Châu của Chiêm-Thành, lại là Thuận-Châu Hóa-Châu của đời Trần, mà phủ Điện-Bàn là thuộc về Hóa-Châu.

Hoặc có người bảo : Sử quan Trung-Quốc biên chép lý lộ nước ta, chỉ bằng cứ theo trong quân đội ký-lục, chứ không phải thân hành đến nơi, thì chưa đủ tin chắc được. Huống chi Lâm-Ấp khi đầu lập nước ở huyện Tượng-Lâm, đến trong niên hiệu Nguyên-Hoà (806-820) đời Đường bị Trường-Chu đánh phá, phải bỏ Lâm-Ấp dời đến Chiêm-Thành, mà nay lấy tỉnh Bình-Định cho làm huyện TượngLâm khi xưa, e chưa phải.

Ôi! Xưa nay cương vực khi bỏ khi đặt không thường, đất của nước Nam, sách của người Bắc, thật khó nhất nhất truy cứu, chỉ tham khảo các thuyết mà lấy đất hiện kim chứng nghiệm thì TượngLàm với Chiêm-Thành trước sau xưng hiệu tuy có khác nhau, mà vẫn là một nước, vẫn ở trong 5 thành của quận Nhật-Nam, tức nay là từ phía bắc Đại-Lãnh k ăn đến phía nam Hoành-Sơn # », trong giới hạn tám chín trăm dặm. Khi đầu lập nước chiếm cứ TượngLâm trước tiên, lần hồi mở ra phía bắc gồm có 5 thành, phía nam giáp giới Chân-Lạp, phía bắc giáp giới Hoan-Châu (Tỉnh Nghệ) đều thuộc đất ấy (Chiêm-Thành), sau bị Trương-Chu 3 * đánh phá, bỏ phía bắc vào phía nam, khi Chu về nước thì trở ra bắc chiếm đất ấy lại. Xem sau này Chiêm-Thành đem đất các châu Ma-Linh k +, Địa-Lái » ng,Ô, Lý Ẻ, ỵ dưng cho nhà Lý nhà Trần, thì thấy trước kia Chiêm-Thành bỏ đất ấy là bỏ tạm thời mà thôi.

cứ

Cử Đường-Thơ nói: « Bỏ Lâm-Ấp dời «Bỏ Lâm-Ấp dời qua Chiêm-Thành » thuyết ấy thiếu sự nhận xét cho rõ. Vả lại cứ theo Cô Chú ằ gì nói: Người Tây-Quyền là Phạm-Văn ẽ t vào Lâm-Ấp ». Lại nói: « Từ Châu-Ngô đi vào nam 400 dặm thì đến Lâm-Ấp». Vậy thì biết rõ ràng các thành Lư-Dung, Tỷ-Cảnh, Châu-Ngô, Tây Quyền đều ở phía bắc quận Tượng-Lâm, và biết Lu-Dung, Châu-Ngô, Tỷ-Cảnh, Tây-Quyền tức nay là các hạt Quảng-Nam, Quảng-Ngãi, Thừa-Thiên, Quảng-Trị, Quảng-Bình. Còn địa hạt Bình-Định, Phú-Yên có lẽ là quận Tượng-Lâm khi xưa, chứ không lẽ nào mà quận Tượng-Lâm không chỗ toạ lạc. Nhưng đây tạm biên giữ thuyết ấy đề cho đủ sự khảo chứng.

Rốt đời nhà Hán, người Tây-Quyển là Khu-Liên Ân chiếm củ Tượng-Lâm xung hiệu nước làm Lâm-Ấp. Niên hiệu Đại Nghiệp năm đầu (605) nhà Tùy, Lưu-Phương bình định Lâm-Ấp lấy đất đặt làm Đãng Châu liền cải đặt làm quận Tỷ-Cảnh thống trị 4 huyện : Tỷ-Cảnh, Châu-Ngô, Thọ-Linh, Tây-Quyền. Theo “Tùy-thơ» : Hiệu Đại-Nghiệp năm đầu, Lưu-Phương bình được Lâm-Ấp bèn đem Hoan-Châu làm quận Nhật-Nam, lại chia 5 thành Nhật-Nam của nhà Hán làm 3 châu : Đăng * Nông * và Dung x, liền đổi làm 3 quận Tỷ-Cảnh, Hải-Âm, Lâm-Ấp, mỗi quận đặt 4 huyện, các huyện Thọ-Linh, Tây-Quyền nói rõ trong « Quảng-Bình-Chi », còn 8 huyện nữa nói rõ trong Quảngnam-Chí» và « Bình-định-Chí », rốt đời Tùy lại nhập một vào Lâm. Ấp. Đời Đường niên hiệu Trinh-Quản thứ 2 (628) vỗ về Lam-Ấp đem quận Tỷ-Cảnh đặt làm 7 châu, lại đồi tên làm châu Nam-Cảnh *, liền đổi lại làm Cảnh-Châu * # lãnh coi 3 huyện: Tỷ Cảnh, Châu-Ngô, Do-Văn h X, mà kiều-trị (1) thì ở tại Nam-Cảnh HoanChâu, đến trong niên hiệu Chi-Đức (756-757, Đường Túc-Tôn) đổi quốc hiệu là Chiêm-Thành (nhân chỗ ở có núi Chiêm-Bất-Lao đ

nên đặt tên ấy) gồm có đất 5 thành ở Nhật-Nam, phía bắc tiếp giáp Hoan-Châu, đất ấy gọi là Ô-Châu, Lý-Châu.

Đời Trần Anh-Tồn hiệu Hưng-Long thứ 14 (1306) lấy 2 châu (−, Lý) đặt làm Thuận-Châu, Hóa-Châu, (Việt-Sử : Trần Anh-Tôn gả Huyền-Trân Công-Chúa cho vua Chiêm-Thành là Chế-Màn, vua Chiêm-Thành dưng 2 châu Ô, Lý làm lễ nạp-trưng ở f, Vua Trần đặt làm Thuận-châu, Hóa-châu. Thuận-châu tức nay là Quảng-Trị, Hỏa-châu nay là Thừa-Thiên và phủ Điện-Bàn ở Quảng-Nam).

Rốt đời nhà Trần thuộc về nhà Minh đổi đặt làm phủ Thuận Hỏa đem 2 châu lệ thuộc («Quận-Quốc-Lợi-Bịnh-Thơ» : Hiệu Vĩnh Lạc đời Minh năm thứ 2 (1404) đặt 1 phủ lãnh 2 chậu. Thuận-Châu có 4 huyện : Thạch-Lan Á, Ba-Lãn E, Lợi-Điều kla, An-Nhân khi Hỏa-Châu có 7 huyện : Lời-Bồng *li, Sĩ-Vinh ± *,Sq-Linh } \, Trà

(1) Kiều là kiêu ngụ, cũng như chữ ngụ cư. Trị là trị sở. Đây là trị sở của Cảnh.Châu mà không đóng ở Cảnh-Châu, lại đóng ngụ cư ở trong cảnh thờ phía Nam Hoan Châu.

« TrướcTiếp tục »