Hình ảnh trang
PDF
ePub

ĐÀN SƠN XUYÊN

Đàn nảy ở về phía tây nam tỉnh thành, dựng từ năm Tự Đức thứ 5 (1852).

VĂN MIẾU

Văn-miểu này ở về phía nam tỉnh thành. dựng từ năm Gia-Long thứ 8, (1809). Đền Khải Thánh thì ở bên tả văn miếu.

MIẾU HỘI ĐỒNG

Miếu này ở về phía tây tỉnh thành.

Dựng từ năm Gia-Long thứ 4. (1805)

MIẾU THÀNH-HOÀNG

Miểu này ở về phía tây tỉnh thành.

Dựng từ năm Thiệu Trị thứ 2. (1842)

MIẾU LÊ-THÁI-TỔ

Miếu này ở thành Na-Lữ thuộc huyện Thạch Lâm đã chép rõ ở mục Cổ tích.

ĐỀN LŨNG-ĐIỆN

Đền này ở về làng Lũng-Điện, thuộc huyện Thượng. Lang. Về triều Lý có người làng này là Hoàng-Lục, bực về quân nước Tống cứ đến xâm lăng, mới xướng suất dân ở châu ấy hết sức đánh lui được quân Tống, cả địa phương

ấy được khỏi lo về nạn giặc cướp ; Người hạt ấy nhớ công . ông, mới lập đền đề thờ.

ĐỀN GIANG-CHÂU

Đền này ở về làng Mạnh-Thủy, thuộc huyện Thạch Lâm. Đầu đời Lê có anh em Phù-Thắng Phù Nhuệ người Làng Minh-Luân thuộc huyện Hạ Lang, đời đời làm Tù trưởng ở hạt ấy. Khi nhà ngụy Mạc chiếm giữ tỉnh Cao Bằng, gọi cho anh em ông làm quan, nhưng ông không chịu làm. Ông ngầm nuôi quân mã, có chí diệt họ Mạc, nhưng bị họ Mạc giết. Sau khi anh em ông chết, rất có linh ứng. Đến khoảng năm Cảnh Trị đời Lê-Huyền Tông (1663-1671) quân nhà Lê tấn đánh họ Mạc, hai họ Phù ngầm giúp Quan quân dánh được họ Mạc. Việc tâu tới triều đình, vua truy phong cho anh em ông làm Thần Giang-châu Tiết chế.

ĐỀN XUÂN-LĨNH

Đền này ở Làng Xuân-Lĩnh, huyện Thạch-An vào, khoảng năm Chính Hòa đời Lê Hy-Tôn (1681-1704) có ống Trần. Quyết người làng Cẩm Dã huyện này theo quân đi điệt nhà Mạc có công, người đời sau dựng đền thờ. Các triều vẫn có phong tặng.

ĐỀN ĐỐNG-LÂN

Đền này ở về Làng Mạnh thủy, thuộc huyện ThạchLâm. Tục truyền rằng có người huyện này là Trần Quý và Trần-Kiên là con ông Trần-Triệu, hai anh em giết được yêu xà trừ được quái điều, dân ở hạt ấy nhờ được yên ổn. Sau khi chết rồi, người ta nhớ công đức, mới lập đền thờ. một đền gọi là đền Đống-Lân thờ anh là Trần Quỷ. Một đền

gọi là đền Hạch-Cộng, thờ em là Trần-Kiên, hai anh em cùng đối nhau.

ĐỀN HẠCH-CỘNG

Đền này thờ ông Trần Kiên (là em ông Trần Quý) cùng với Đống-Lân đối nhau. Đời gọi là SONG VINH,

ĐỀN QUAN-TRIỀU

Đền này ở làng Xuân lĩnh, thuộc huyện Thạch An. Thần là Dương - Tự - Minh đã chép rõ ở bản Thái - Nguyên - Tỉnh

Chí.

ĐÈN THANH-TRUNG

Đền này ở làng Kim-Giáp, huyện Thạch An, Thần là ông Nguyễn đình Bá, đỗ Tấn-sỹ triều Lê, vào khoảng năm Cảnh Hưng đời Lê Hiền-Tôn, (1740-1786), ông làm Đốc trấn tỉnh Cao Bằng, rất được lòng dân, ông mất tại nơi làm quan. Dân nhớ công đức, nên lập đền thờ. Việc tâu lên triều đình, vua phong cho ống làm Phúc Thần.

ĐỀN NGUYỄN ĐỐC-ĐỒNG

Đền này ở làng Xuân Quang, huyện Thạch-Lâm. Thần là ông Nguyễn Hàn, người làng Phú-Thị, tỉnh Bắc Ninh. Khoa kỷ hợi, niên hiệu Cảnh Hưng (1779) đời Lê Hiền-Tôn, ông đỗ đồng-Tấn-Sĩ. Đến năm Chiêu-Thống nguyên niên. (1787), ông làm Đốc đồng tỉnh Cao Bằng, bị bọn thổ tù phản, đánh vào dinh ỏ trấn. Ông tự tử chết. Hạt dần cảm ống là bậc trung thần, mới lập đền thờ,

ĐỀN TAM.TRUNG

Đền này ở làng Gia-Cung huyện Thạch-An, tại mặt đồng nam tỉnh thành, Triều Nguyễn năm Minh-Mạng thứ 14. (1833) thổ phỉ là Bế Văn Cận theo giặc Nông văn Vân ở tỉnh Tuyên. Quang, đem quận vây đánh tỉnh thành, quan Bố. chánh là Bùi tăng-Huy, Án-sát là Nguyễn-đình-Lễ, Lãnh binh là Nguyễn văn Đối, vì thế ít quân không giữ được, đều tử tiết cả. Việc tấu lên, vua sai lập đền đề thờ, đề biển là Tam-trung-từ, Cử hàng năm đến tháng trọng-xuân thì tế một lần.

TỰ QUÁN (Chùa chiền)

CHÙA MINH-VIÊN

Chùa này ở làng Xuân Lĩnh, huyện Thạch An, có một quả chuông khắc chữ : « Kiền Thống (niên hiệu nhà Mạc) thập cửu niên Tân hợi (1594) chủ », nghĩa là : Đúc năm Tân hợi niên hiệu Kiền Thống thứ 19 đời Mạc-kinh-Cung

CHÙA ĐỐNG-LÂN

Chùa này ở làng Mạnh thủy, huyện Thạch-Lâm. Tục truyền chùa này và chùa Minh-Viên đều dựng từ đời nhà Mạc.

CHÙA SÙNG-PHƯỚC

Chùa này ở làng Lệnh.Cấm thuộc huyện Hạ Lang, Chùa nguyên trước là chùa Sùng Khánh ở núi Phụ-kiền, có một quả chuông đồng, cao 4 thước 5 tấc, rộng 3 thước, tự

5

nhiên đêm rơi xuống đầm ở bên chùa. Nhà Sư ở đấy nhìn thấy có con thuồng luồng quấn ở chung quanh cái chuông, lúc chìm lúc nổi, làm cho nước đầm cũng sôi nổi, một chốc thì chuông lại về nguyên chỗ như trước, cứ đêm đêm thường như thế. Đến 8, 9 tháng sau, thì chuông tự nhiên lại biến mất, mà từ đó cái đầm ấy không phải lo về nạn thuồng luồng nữa, nhân mới gọi là Đầm Chuông, việc này xảy ra vào khoảng năm Vĩnh-Tộ (1619.1628) đời Lê-ThầnTồn. Đến năm Chính-Hòa (1681-1704) đời Lê.Hy-Tôn, có những người ở châu Thái Bình đến buôn bán ở Cao Bằng đều nói trước có quả chuông đồng từ sông Long-châu trôi ngược đến bãi sông Lý-hà thuộc châu Thái Bình, quan châu ở dấy định cho thợ phá chuông, thì chảy mồ hôi ra như tắm, tiếng gầm lên châu sợ không dám phá chuông nữa, cho đền khác, dùng lễ thái lao (Trâu. dê, heo) đề tế. Người ở chùa Sùng khánh nghe nói mới đến tận nơi xem, thì chuông ấy đích là chuông ở chùa Sùng khánh. Đến khoảng năm Cảnh Hưng mới dời chùa về nơi hiện ở bây giờ, và đổi tên là chùa Sùng phước, có Từ thần soạn bài văn bia thuật qua về truyện này. Bia ấy đến nay hãy còn.

BẾ VĂN-CUNG

thấy chuông ấy như sấm, Quan đem treo ra một

Bế-văn-Cung người huyện Thạch Lâm, Tiên tổ vốn người ở làng Tống-Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Khi họ Mạc cướp ngôi nhà Lê, thì ông dời lên ở tỉnh Cao Bằng, theo họ Mẹ là họ Bế, cũng là hào trưởng ở địa phương ấy. Đến đời Lê Chiêu Thống năm thứ 2, (1788) Cung được làm chức Đồng lý Tài phú ở bộ Hộ Kiếm lĩnh chức Đốc-trấn Cao Bằng, đến hồi vua Chiêu-Thống chạy sang nước Thanh, thì Cung đem cả gia quyến đến vài mươi người đi theo,

« TrướcTiếp tục »