Hình ảnh trang
PDF
ePub

Ải Ba-Hoai (thuộc châu Quy-Thuận nước Tàu) chảy ra phía nam. tắt qua làng Trạo-Nhi huyện Thượng - Lang, làm Khe Trạo.Nhi lại chảy ra phía bắc, rồi phóng ra địa giới châu Yên-Bình nước Thanh (Tàu).

CỔ TÍCH

Thành Na-Lữ

Thành này ở về sơn phận phường NaLữ, tại phía tây huyện Thạch-Lâm. Có một thành đất, trên xây gạch, dưới chân xây đá, phía đông tiếp giáp huyện Thượng-Lang, phía tây phía nam phía bắc, ba mặt đều tựa núi đất. Mặt đông mặt nam mặt tây 3 mặt có 3 cửa, còn mặt bắc thì dưới xây lỗ để thông nước, không biết thành xây từ đời nào, không thấy có bị chí để lại. Chỉ thấy tục truyền là vào khoảng năm Hàm-Thông đời Đường Y-Tôn, Cao Biền sang làm Đô-hộ mới đắp ; Lại xem bản Bắc thành Địa-dư chí của Lê đại Cương chép rằng : Trương Hương đắp từ ĐườngÝ.Tôn, thì không biết đẳng nào phải? Năm Thông.Thụy đời Lý Thái-Tôn (1034-1038) có Nùng-Tồn-Phúc giữ thành này làm phản, mới sửa sang lại. Đến khoảng năm Thuận Thiên (1428.1433) đời Lê-thái-Tổ, có Thổ-tù là Bé-khắc-Thiệu làm sự bạn nghịch, vua Thái-Tổ dẹp yên được, có đóng quân ở nơi này. Vua xem thích cái hình thẳng chỗ núi sông này, mới sai dựng sinh từ, đến nay vẫn còn thờ cúng, về phía tây bắc thành, ở trên núi đá có phiến đá khắc bài Ngự chế là của vua làm rằng:

[blocks in formation]

Sau bài thơ có khắc chữ : năm Thuận thiên thủ tư (1431) là năm Tân hợi, ngày 20 tháng giêng đề.

TẠM DỊCH

Đem quân chẳng ngại đường xa.
Muốn yên trăm họ mới ra biên thùy.

Bọn tà trời có dung chi

Xưa nay ai có tha gì kẻ gian ;

Hiền lương hưởng phúc chứa chan.

Những phường bội nghịch khó toàn được thân.
Đá đai ghi tiết trung thần.

Tiếng tăm cùng núi muôn xuân dõi truyền.

THÀNH PHỤC HÒA

Thành này ở Làng Phục Hòa, ở về phía đông nam huyện Thạch An, qui chế lớn nhỏ, cũng hơi giống như thành Na-Lữ, cửa thành có bia đá, nhưng chữ bia đá mòn hết, không còn xét được nữa, Tục truyền Cao Biền nhà Đường đắp, Nhưng sách Bắc thành Địa dư-chi của LêĐại Cương lại nói đời Tấn Võ đế do Mã-Dung và Dương Tắc đắp, thì không biết ai nói phải? Nay trong thành có đền lợp cỏ, cũng thờ vua Lê Thái-Tổ. Đến khoảng năm Vĩnh-Thọ (1658 1661) đời Lê Thần-Tông, họ Mạc chiếm giữ tỉnh Cao Bằng có người làng Phục Hòa là Cổng-qui-Hồ không chịu theo, hô hào dân hai tổng Thượng-Pha và Phục Hòa tự xưng hiệu là Thiên-Hòa đóng giữ thành này đề chống nhà Mạc, bị nhà Mạc giết, rồi hóa làm con chim, đến nay cái nền thành vẫn còn, bất thần có nhiều chim kêu, người nhà Thanh cũng không biết tên là chim gì, người ta mới gọi là chim Thiên hòa.

THÀNH CŨ NHÀ MẠC

Thành này ở phố Cao Bằng, huyện Thạch An, và ở làng Mạnh Vĩnh, huyện Thạch Lâm. Tục truyền đấy là chỗ nhà cũ họ Mạc, nay còn có những dấu cũ vườn hoa và

ao-sen.

ẤN ĐỒNG CHÂU ĐƯƠNG

Đời Thiệu Trị năm đầu, (1841, dân ở tỉnh Cao-Bằng. có người đào được Ấn đồng vuông đời cổ, có khắc chữ Đương châu Thủ ngự Kinh lược-sử Sau Ấn có khắc chữ Hồng-Đức niên tạo. Xét bản Thiên-nam-du-hạ lục về Đời Hồng-Đức (niên hiệu vua Le-Thánh-Tôn) có chép; chức Đương-châu Thủ - ngự Kinh-lược-sứ ở phủ Bắc Bình trật chánh Lục phẩm lui hai bậc. Nay Đương châu không còn xét được là ở đâu nữa.

QUAN TẤN (cửa ải và đồn bảo)

CỬA LƯƠNG-MÃ

Của này ở làng Gia Cung, về phía bắc huyện Thạch-An, cách huyện 1 dặm.

CỬA NÁ-THÔNG

Của này ở làng Phát-Mê, tại phía đông nam huyện Quảng Uyên, cách huyện 34 dặm, Lại có đặt phường Bảo

trú.

CỬA TRUNG-THÁNG

Cửa này ở làng Trung-Thảng, tại phía tây bắc huyện Thạch Lâm, cách huyện 50 dặm. Đầu năm Thiệu Trị (1841) mới đặt ra của này để đánh thuế.

CỬA NÁ-LẠN

Cửa này ở làng Ná-Lạn, tại phía đông nam huyện Thạch An. Cách huyện 60 dặm, tiếp giáp địa giới nước Tàu. Lại có đặt ra phường Bảo-Trú. Đầu năm Thiệu-Trị dặt cửa này đề đánh thuế.

CỬA LỆNH-CẤM

Cửa này ở làng Lệnh Cấm 15 dặm, gần huyện lỵ, đầu năm để đánh thuế.

huyện Hạ Lang, cách huyện Thiệu-Trị, mới đặt cửa này

ĐỒN CỔ-LÂN

Đồn này ở làng Cổ Lân, tại mặt tây nam huyện Thạch. An, cách huyện 30 dặm. Đời Gia Long nguyên đặt 13 sở Tuần ty : về huyện Thạch Lâm 7 sở: (5 sở chính, và 2 sở phụ) như cửa Nham-Liêu, Trà Lĩnh, Bác Cung, Bác Khê, Lương-Mã là 5 sở chính. Còn cửa Bắc.Tọa, của Suối Vực là 2 chi phụ của Cửa Bác Cung. Huyện Quảng Uyên có 3 sở. (2 sở chánh, 1 sở phụ). Của Ná-Thông, cửa Phan Dương là 2 sở chánh, cửa Kịch-Nẫm là 1 sở phụ của của Na-Thông. Huyện Thượng-Lang có 2 sở là cửa Cô Đống, và của Nga-ỗ. Huyện Hạ Lang có 2 sở là của Củng Xương và cửa Đóng Long. Trong đời Minh Mạng, tỉnh thành có 12 sở, nay chỉ còn dễ có của Lương Mã và của Ná-Thông. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên, lại đặt thêm 3 sở là của Trung Tháng Na-Lan và Cám Quan.

ĐỒN GIA-BẰNG

Đồn này ở làng Gia-Bằng, tại phía tây nam huyện Thạch Lâm,. cách huyện 35 dặm.

« TrướcTiếp tục »