Hình ảnh trang
PDF
ePub

NÚI MÔ-SƠN

Núi này ở về phía nam huyện Thạch-Lương, cách huyện 11 dặm, dưới núi có nước suối ở trong động chảy ra ruộng, người ta rất được tiện lợi, vào khoảng năm Cảnh Hưng đời Lê Hiền-Tôn (1740-1786) có người ở xứ ấy là Nông-văn-Bồng nhân của động nước cạn, mới tiện bước vào động, thấy có con trâu lớn, Bồng lấy tay vỗ vào lưng trâu mà hát, trâu mới chạy vụt vào tít bên trong, rồi không thấy đâu nữa ; có nước ở cửa động chảy ra, về có tiếng trâu rống, thì

sau

một lát sau thấy hễ khi nào nghe

thấy trong động

năm ấy tất là có nước lụt.

NÚI HÃN

Núi này ở phía tây huyện Hạ Lương, cách huyện 17 dặm, nơi đây có sản xuất nhiều tre hoa.

Núi này ở về

5 dặm. Thế núi

NÚI THIÊN-LÂM

phía đông huyện Hạ Lương, cách huyện cao ngất, rừng rủ rậm rạp man mát, ít

có vết chân người đến, nên mới có tên là núi Thiên Lâm.

NÚI CÔ-TRIỆN

Núi này ở về phía tây huyện Quảng Uyên, cách huyện 5 dặm.

NÚI LÝ-ĐÀN

Núi này ở về phía tây huyện Quảng Uyên, cách huyện 2 dặm. Núi mở bốn mặt, trong có một tầng trông giống như đàn tràng, nên mới gọi núi Lý-Đàn,

NÚI HOÀNG TRÀ

Núi này ở về phía đông nam huyện Quảng Uyên, cách huyện 30 dặm, trên núi người thổ thuần trồng chè, chứ không có cây gì khác, nên mới gọi là núi Hoàng-Trà.

NÚI BÁC KỲ

Núi này ở về phía đông huyện Quảng Uyên.

NÚI BÁC-THANG

Núi này ở về phía đông nam huyện Quảng Uyên, cách huyện 50 dặm.

NÚI NINH.

Núi này ở phía tây huyện Thạch An, cách huyện 2 dặm, ở mặt trước tỉnh thành trông ra hai núi đối nhau, thế núi mọc như cái cung cùng tựa vào nhau.

HÀNG THÔNG

Hang này ở về phía tây bắc huyện Thạch-An, cách huyện 53 dặm, giáp địa phận tỉnh Tuyên Quang, Từ tỉnh Lạng-Sơn đến đây phải đi một ngày đường, trong cửa hang rộng hơn 1 trượng, có trũng xuống một chỗ rộng chừng nửa mẫu, trên thì vòng cao như cái dù che, có những thạch nhũ dủ xuống, cách đẳng trước chỗ trũng có phiến đá vuông chu vi rộng đến vài trượng, trông như bức bình phong, dưới có nước suối chảy mạnh, có cả ngoi ra vào. Nước sâu không thể lượng được.

SÔNG-MÃNG

Sông Mãng ở về phía bắc huyện Thạch An, nguyên có % ngành, 1 ngành từ cửa Ải Bình.Mạnh nước Tàu, theo phía tây bắc chảy xuống, qua các làng Na-Xác, làng Hà. Quảng, đến làng Quảng-Trù (Các làng này đều thuộc huyện Thạch Lâm). 1 ngành từ cửa Ải Lũng Phong thuộc châu Quy Thuận) cũng từ phía tây bắc chảy xuống, qua làng Trừng-Hà (thuộc huyện Thạch Lâm) do thạch nham trung-lưu chảy tắt qua các xã Hòa-Mục Phù Tang Nghi-Bố đến xã Quảng Trù, rồi hợp vào mà chảy ra phía đông qua các làng Xuân Trù Bác-Hợp Linh-Hoàng. 1 ngành từ làng Phù-Đống (thuộc huyện Thạch Lâm), do thạch nham trung lưu chảy tắt ra các làng Tĩnh-Oa Thái-Lai, lại chảy ra phía đông nam, tắt qua các làng Minh Loan Nhượng-Bạn và làng An-Ninh. 1 ngành từ cửa Ải Chiêm-Chi (thuộc châu Quy-thuận) cũng chảy về phía tây bắc, tắt vào làng Thông-Nông (thuộc huyện Thạch Lâm), do giữa dòng thạch nham chảy tắt ra các làng Lương y làng Thông Sơn làng Đa Năng, làng Lương Năng, Làng San-Can làng Trùng khôn làng Hòa-Ninh, và làng Đông Nhượng làng An-Ninh, lại chảy về phía đông nam tắt vào các làng Cối khê làng Thọ.Cương làng. Cầu Lâm làng Na-Lữ làng Mạnh-Thủy. Lại chảy về phía đông nam mà tắt vào các làng Xuân Lĩnh, Tân Trại, Hà Hoàng, Xuân Bá thuộc huyện Thạch An đến phía tây tỉnh thành, rồi thu ngọn nước ở Thùy phổ Hiến Giang chảy từ phía đông lại mà nhập vào, Lại qua những sông Đông-Lương, Mã-Phố, Lưu-Giang chảy quanh tỉnh thành từ phía đông lại mà nhập vào. Lại ở phía đông bắc chảy về mặt bắc làm sông Mã-Giang, chảy đến các Làng Cách-Linh Phất-Mê thuộc huyện QuảngUyên rồi cùng hợp lại với sống Huề-Giang mà chảy tắt ra

phía đông ải Ná-Thông rồi phỏng ra địa giới Long-Châu nước Tàu,

SÔNG HIẾN

Sống này ở về phía đông huyện Thạch-An, cách huyện 30 dặm. Có 3 nguồn ; 1 Nguồn từ Làng Kim-Mã (thuộc huyện Cảm Hỏa tỉnh Thái Nguyên, 1 Nguồn từ làng Bằng Đức thuộc huyện Cảm Hóa, đều chảy ra phía tây nam, tắt vào làng Xuân Quang thuộc huyện Thạch An, lại hợp làm một rồi chảy ra mặt tây nam, tắt vào làng Cầm Lý đến làng Cổ Vũ, 1 Nguồn từ phía tây nam làng Bằng-Đức (thuộc huyện Cảm Hỏa) chảy tắt vào làng Nổi-Chiêm thuộc huyện Thạch-An) đến làng Cổ Vũ thì hợp làm một dòng mà chảy tắt vào phía tây tỉnh thành, rồi đổ ra sông Mãng Giang.

SÔNG CỒN

Sông này ở về phía tây huyện Thạch-An, Cách huyện 15 dặm. Phát nguyên từ của bề Tứ-Na (thuộc Châu Quy Thuận nước Tàu) mà chảy ra phía đông Nam, rồi chảy tắt vào các làng Chu-Sơn Trượng Biên Tĩnh-Làng Mãng-Sơn (thuộc huyện Thạch Lâm) đến Quang-Thôn rồi chảy xuyên qua thạch-nham trung lưu, lại tắt vào các làng Khâu-An Hàm-An Gia-Cung thuộc huyện Thạch An đến phía đông tỉnh thành rồi chảy vào sông Mãng, Tục truyền sông này có lúc biến ra sắc đỏ đục rồi cạn, người đánh cá gặp những lúc ấy thì bắt được cả vô số, rồi chợt nước lại chảy trào ra ầm ầm, mạnh gấp mấy lúc thường, Nghiệm những khi nước tự nhiên cạn đi như thế, thì tất có xẩy ra truyện lạ.

SÔNG HUỀ

Sông này ở về phía tây huyện Quảng-Uyên, cách huyện 30 dặm. Nguồn ra từ cửa Thuận Ải, thuộc châu Quy-Thuận nuớc Tàu, chảy về phía nam, tắt vào các làng Quả Thoát Bổ-Đồng Cảm Hiếu Thông Huề thuộc huyện Quảng Uyên, Lại chảy ra phía nam tắt vào các làng Đoái Côi GiápDương Cổ-Phương Tứ-Mỹ thuộc huyện Thượng Lang, Lại chạy ra phía đông nam, rồi tắt vào làng Dương Áng thuộc huyện Thượng-Lang lại chảy trở về các làng Vỹ-Vọng CôNhạc Bàn-Trị Bác Vọng Cách-Linh Phất-Me thuộc huyện Quảng-Uyên mà chảy vào hạ lưu sông Mãng.

ÁC THỦY

Sách Địa-Du-Chí của Nguyễn-Trãi nhà Lê chép ; Thiên hạ tất cả có 29 Ác thủy. Thì huyện Thạch Lâm, huyện Quảng Uyên, huyện Thượng-Lang, huyện Hạ Lang thuộc tỉnh Cao Bằng có 4 chỗ Ác thủy (nước đọc).

KHE CAO-MÔN

Khe này ở ngay nơi địa giới huyện Thạch An, nước này từ núi Vũ-Loan thuộc huyện Cảm-Hỏa tỉnh Thái Nguyên, chảy về phía bắc, tắt vào làng Cao-Môn thuộc huyện Thạch An ở tỉnh hạt, gọi là Khe Cao-Môn, rồi chảy tắt vào làng Bác khê, Lại chảy tắt vào khe làng Quân Binh (thuộc tỉnh Lạng-Sơn), mà vào sống.... giang.

KHE TRẠO-NHI

Khe này ở về địa giới huyện Hạ Lang, nước từ cửa

« TrướcTiếp tục »