Hình ảnh trang
PDF
ePub

NÚI SÔNG

NÚI KHÂU SẦM

Núi này ở về phía tây bắc huyện Thạch An cách huyện 13 dặm, hình núi hiểm vắng, là một ngọn núi có danh nhất của tỉnh này, Tự Đức năm thứ 5 (1850), được liệt vào hàng danh sơn, chép vào tự điền để dự quốc tế.

NÚI KIM-PHA

Núi này ở về phía đông bắc huyện Thạch-An, cách huyện 13 dặm. Cũng có tên gọi là núi Bà Hoàng. Thế núi cao chót vót, như là ôm quanh lấy tỉnh thành.

NÚI KHẨU

Núi này ở phía tây huyện Thạch An, cách huyện 13 dặm. Cũng có người gọi là Khẩu-Sơn.

NÚI-LUÂN

Núi này ở về phía tây nam huyện Thạch An, cách huyện 11 dặm, Từ đây trở lên 4 Núi cao ngất cùng đối nhau. Người thỏ thường gọi là núi Tứ trụ.

NÚI BA-SƠN

Núi này ở về phía đông nam huyện Thạch An, cách đuyện 25 dặm. Núi cao cỏ tốt, Năm nào giữa mùa hạ nóng quá, cỏ bốc lên cháy, thì người thổ cho là đềm được mùa.

NÚI CHUNG-SƠN

Núi này ở về phía đông nam huyện Thạch An, cách huyện 23 dặm, Núi này chỉ có một con đường đến núi ; Là một ngọn núi phân địa giới tỉnh Cao Bằng. và tỉnh Lang-So'n.

NÚI MÔN-SƠN

Núi này ở về phía tây huyện Thạch-An, cách huyện 10 dặm. Núi có sản xuất củ Mài và Sa nhân.

NÚI NGƯỠNG UY

Núi này ở về phía tây nam huyện Thạch An, cách huyện 28 dặm, trong có động.

NÚI CHIÊU-SƠN

Núi này ở về phía đông nam huyện Thượng-Lương, đá núi lởm chởm, cỏ cây rậm rạp.

[merged small][ocr errors]

NÚI QUẢNG ĐÔ

Núi này ở về phía bắc huyện Thượng Lương, cách huyện 3 dặm. Núi rất cao.

NÚI BÌNH-PHONG

Núi này ở về phía đông nam huyện Thạch An, cách huyện 15 dặm, hình trong như cái bình phong, nên mới gọi là núi Bình–Phong.

NÚI KÊ-MINH

Núi này ở về phía đông nam huyện Thạch An, cách huyện 26 dặm, trong núi có hang. Tục truyền hễ khi nào nghe thấy trong hang có tiếng chiêng trống, thì trong năm ấy tất cỏ nạn binh đao hay tật dịch. Xưa nay vẫn kinh nghiệm như thế.

NÚI HIẾN SƠN

Núi này ở phía nam huyện Thạch Lâm, cách huyện 15 dặm. Sách Bắc thành Địa-Du-chi của ông Lê Đại Cương có chép truyện ông Lý-Vỹ. người thôn Phù-Vạn thuộc huyện Thạch Lâm, có người con gái rất kiều my, Một hôm ông Vỹ đi vắng, con gái ở nhà dệt vải trong buồng, chợt thấy trên xà nhà có chàng con trai tự xưng là Kim-Long nhảy xuống, người con gái sợ quá bỏ chạy. Chàng trai chợt hóa làm con Thuồng luồng quấn chặt vào mình người con gái lôi ra sông Hiến-Giang, lội xuống nước đi mất Đến khi ông Vỹ về tìm, thì thấy có một sợi tơ từ chỗ dệt vải giăng ra đến tận bãi sông, rồi không thấy nữa,

ông Vỹ cứ theo chỗ sợi tơ ấy lặn xuống nước, thấy chỗ bến đá, đi vào vài mươi thước, thì thấy rộng dần ra, trông thấy lâu đài nhà cửa, như một chỗ cung phủ, lại nghe có tiếng đàn sáo rầm rã như nhà có đám cưới, ông Vỹ mới lội lên khỏi mặt nước, lấy một ống tre trong giồi lưuhoàng diêm tiêu và những chất bắt lửa, bên ngoài lấy sáp ong gắn kín. rồi lại lặn xuống ném vào sau nhà, xong thì ống lội lên bờ, rồi thấy lửa cháy, làm cho núi Hiến phải lở. Vào khoảng năm Bảo Thái đời Lê Dụ Tôn, chỗ núi lở như là có lửa cháy âm, dân thôn ở đấy thử lấy các cành khô ném vào, thì lửa bắt cháy đến 3 ngày mới tắt. Cho nên sách Truyền kỳ có câu rằng. Giao tinh tụ thủ ư nhân hoàn, tội ô Hán kiếm, Lý Vỹ phục thù ư thủy quốc, diệm kích Tần hôi. Nghĩa là : Loài Giao-tinh họp mặt ở trần hoàn, tội chỉ thêm dơ gươm nhà Hán. Ông Lý-Vỹ phục thù ỡ thủy quốc, chất lửa đánh thành gio nhà Tần, tức là nói về việc này.

NÚI BÌNH-DƯƠNG

Núi này ở về phía tây bắc huyện Thạch Lâm, ở cách huyện 25 dặm. Núi này bốn mặt bằng phảng thường sản xuất thứ đá Nam châm. (Từ-thạch).

NÚI HOÀNG SƠN

Núi này ở về phía tây bắc Thạch Lâm cách huyện 3 dặm, thường sản xuất những thứ đá rất đẹp.

NÚI THIÊN-MÃ

Núi này ở về phía tây nam huyện Thạch Lâm, cách huyện 20 dặm.

NÚI KHẮC THIỆU

huyện Thạnh Lâm 19 dặm. đời Lê Thái Tổ, 1428-1433 nghe thấy người Thỏ tù

Núi này ở về phía tây cách Vào khoảng năm Thuận Thiên có Phiên-mục là Bé khắc.Thiệu là Nông-đắc-Thái được thần cho cung tên bằng đồng, bắn đâu trúng đấy, khônh sai phát nào, mới sai người mời đến cho làm võ tướng-quận, rồi liền cho đầu độc giết chết, để lấy những cung tên ấy, tự cho là được thần giúp, mới cỏ ý định tự giữ địa phương ấy để chống với triều đình, Vua Lê Thái Tổ phải tự làm tướng đi đánh Khắc Thiệu, Khắc-Thiệu đem cung tên ra bắn, thì chả trúng phát nào cả, rồi bị bắt, vì thế vua Thái Tổ mới đặt tên cho núi này là núi Khắc Thiệu.

NÚI NA-TÌNH

Núi này ở về phía tây bắc cách huyện Thạch-Lâm hơn 50 dặm, từ hang Thông-Cốc đến đày phải đi 2 ngày. Núi này là chỗ tỉnh Cao Bằng tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp nhau. Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) quàn cướp chứa đả ở trên núi này làm thành lũy. Quan quân đến vây hãm lũy này, mới bắt được bọn cướp.

NÚI NA-SÀO

Núi này ở huyện Thạch Làm, cùng với núi Na Tình tiếp giáp nhau trông rất cao lớn.

NÚI BẮC-TRIỀU

Núi này ở về phía bắc huyện Thạch Lâm, cách huyện 45 dặm.

« TrướcTiếp tục »