Hình ảnh trang
PDF
ePub

nhận dễ như cũ, Đến năm Minh-Mạng 12 (1831) đổi đặt chức Thổ-tri-châu, Đến năm Minh Mạng 15 đồi làm huyện. Đến năm 16 đồi đặt chức Lưu-quan. Lĩnh 5 tổng, cộng 48 xã thôn. Xét sách Sử-ký chép : vào khoảng năm Thái Ninh đời Lý Nhân-Tôn (1072-1075) nhà Tống cho Quách Quỳ lại xăm lăng, lấy châu Quảng Uyên, đồi làm Thuận-châu, rồi bỏ Đào-Quân đến cai trị việc châu, vua Lý Nhân Tôn sai Đào. tôn-Nguyên dâng voi cho nhà Tống, đề xin vua Tống trả lại đất Quảng-Uyên vừa bị Tống xâm chiếm, vua Tống cũng bằng lòng trả đất, Nên khi ấy người Tống có câu thơ rằng: Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng-Uyên kim, Nghĩa là : Nhân tham voi của nước Nam, không ngờ lại mất vàng Quảng.Uyên, vì Quảng-Uyên thường sản xuất nhiều vàng, nên người làm thơ mới nói thế. Lại có người châu Quảng Uyên là Nùng-tồn-Phúc, đời đời làm Thủ lĩch ở đất Quảng Uyên, Khoảng năm Thông Thụy đời Lý Thái Tôn (1034-1038) Tồn. Phúc giữ châu để phản, tiếm xưng để hiệu lập vợ là nàng A-Nùng làm Hoàng-hậu, Lập con cả là Trí-Thông làm Nam vương, đổi tên châu làm nước Trường-Sinh, rồi sửa binh giáp, đóng bền đề giữ, vua vua Nhà Lý Nhà Lý tự làm tướng đánh, bắt được Tồn-Phúc và con cả là Tri-Thông đem giết, triệt hạ thành trì, chỉ còn có nàng A-Nùng và con thứ là Trí- Cao chạy thoát được, khi ấy Tri-Cao còn nhỏ, ở nhờ nhà người chú, Đến khi Trí-Cao lớn lên có tài khi hơn người, thu dùng những bè đảng cũ đi ra chậu Thảng-Do, đổi tên châu gọi là nước Đại Lịch, vua nhà Lý sai tướng đi đánh, bắt sống được Tri-Cao đem về kinh sư, vua thương cha anh nhà hẳn đã bị giết cả, mới tha tội cho, và bỗ cho làm quan Mục châu Quảng-Uyên, sau Tri-Cao tiếm hiệu đem quân xâm lược đất nhà Tống, hãm châu Ung châu Hoành, Nhà Tổng sai Địch Thanh đi đánh, Trí Cao chống cự với Địch Thanh, thể bách quá.

đương đêm đốt thành rồi chạy vào Đại lý sau không biết đi đâu mất.

HUYỆN THƯỢNG-LANG

Huyện này ở về phía đông bắc phủ, cách phủ 81 dặm, Từ đồng sang tây cách nhau 109 dặm. Từ nam đến bắc, cách nhau 76 dặm. Mặt đồng đến huyện Hạ Lang 79 dặm. Mặt tây đến địa giới huyện Quảng-Uyên 30 dặm. Mặt nam đến địa giới huyện Hạ Lang 33 dặm. Mặt bắc đến địa giới châu An-Bình thuộc nước Thanh 43 dặm. Khi thuộc Đường có đặt ra châu Tư-Lạng, lệ thuộc vào châu Ung quản trị. Từ đời Lý trở về trước vẫn theo tên tên châu như trước, Đến hồi thuộc nhà Minh mới gọi là Thượng-Ân Lang châu. Đến cuối năm Hồng Đức đời Lê Thánh Tôn, cũng gọi là Thượng-Ân-Lang-châu, cho phiên thần là họ Bế được kể tập. Đến triều Nguyễn Gia-Long năm đầu cũng nhân đề như cũ, đến năm Minh-Mạng 12 (1831) mới đổi đặt chức Thô tri-châu, Đến năm Minh Mạng 15 mới đổi làm huyện. Đến năm 16 lại đổi đặt chức Lưu-quan đề cai trị, Huyện này có 4 tổng, cộng 37 xã thôn.

HUYỆN HẠ-LANG

Huyện này ở về phía đông bắc phủ, cách phủ 203 dặm. Từ đông sang tây cách nhau 126 dặm, Từ nam sang bắc cách nhau 161 dặm. Mặt đồng đến địa giới châu HạLối nước Thanh 83 dặm. Mặt tây đến địa giới huyện QuảngUyên 43 dặm, Mặt nam đến địa giới châu An-Bình nước Thanh 105 dặm, Mặt bắc đến địa giới huyện Thượng-Lương

63 dặm. Hồi nhà Lý trở về trước, thì huyện này là đất Ân-châu, Đến hồi thuộc Minh gọi là Hạ Ân-lãng-châu, Đến cuối đời Lê Hồng-Đức gọi là châu Hạ Lang cho phiên thần là họ Bế được kế tập. Đến Triều Nguyễn đầu năm GiaLong cũng nhân đề như cũ, Đến năm Minh-Mạng thứ 12, mới đồi đặt ra chức Thổ tri-châu, đến năm Minh Mạng 15, thì đổi làm huyện, Đến năm 16 thì đồi đặt chức Lưu-quan để cai trị, thuộc phủ kiêm lý, Huyện này có 4 tổng, cộng 36 xã thôn, Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) thì dời phủ trị đến đóng ở huyện Thạch Lâm, sáp nhập cả huyện HạLang do huyện Thượng-Lang kiêm nhiếp. Còn chỗ cũ ở làng Nại thì nay bỏ.

HÌNH THẾ

Hình thể tỉnh này ở trong nước cả mặt đông mặt bắc mặt tây, 3 mặt cùng liền tỉnh Thái Nguyên tỉnh Lạng Sơn, Ngoài thì tiếp giáp đất nước Thanh. Những núi có tiếng thì cỏ Núi Khâu núi Sầm. Sống lớn thì có sông Mãng-giang. Đất thì đều núi rừng rận rạp, Đường xá xa cách (Đất tỉnh này xa cách, 3 mặt phần nhiều giáp giới nước Thanh. cho nên sau khi nhà Lê trung hưng, họ Mạc chiếm giữ đất này, nhờ nhà Thanh viện trợ, nhà Lê phải đánh đến vài mươi năm mới dẹp hẳn được), duy có nơi tỉnh thành là hơi bằng phẳng rộng rãi, lại có mấy mặt sông chảy vòng quanh đề làm hiểm trở. (Ngoài tỉnh thành thì phía bắc có sống Mãng-giang, phía đông có sông Hiến-giang. Phía tây có sống Cổn-giang, tục gọi là Tam-giang, ba mặt nước chảy quanh bao bọc, vòng tròn như cái đai bạc). Ngoài thì những cửa Ải la liệt, ở huyện Thạch Lâm thì có Ải Thông Nông, Ải Trừng Hà, Ải Sóc-giang, Ải Đồ lĩnh, Ải Bác.Niêm, Ải Na.

Lan, cộng 6 Ải. Ở Quảng-Yên thì có 2 Ải là Cảo thoát và Na-thông, Huyện Thượnglang thì có 2 Ải là Cô chu và Nga-ở, Huyện Hạ Lang thì có 3 Ải là Bối-tinh Đổng-long và Bínhà, gồm cả 13 Ải.). Trong tỉnh thì những đồn trại phòng thủ đặt xen lẫn nhau, (Nguyên cũ có đặt 18 đồng Đến năm Minh Mạng 17 (1836) thì đổi đồn làm bảo, Đến năm 21 (1840) thì dẹp bớt các đồn, chỉ còn để có 9 bảo là Na thông, Trung thảng, Cô lâm Bác-khê, Gia-bằng, Đồ lĩnh, Phù Tang, Na-lan, Bí-hà mà thôi), chỉ có một con đường đi Lạng Sơn, có lối đi tắt tiện lợi hơn cả. Thật là một tỉnh làm phên giậu cho xứ Bắc-kỳ vậy.

« TrướcTiếp tục »