Hình ảnh trang
PDF
ePub

PHÂN DÃ

Vị trí phần đất

Theo Thiên văn, tỉnh này thuộc khu vực (1) Sao Dực sao Chân đóng ở thứ (2) Thuần Vĩ (3).

KIẾN TRÍ DIỄN BÁCH

Dựng, đặt, đổi, thay.

Thời cổ Hùng Vương (trước dương lịch 2879 năm) gọi là bộ Vũ Định, thuộc nhà Tần gọi là Tượng-Quận Thuộc nhà Hán gọi là quận Giao Chỉ. Từ đời nhà Lý về sau thì thuộc về đất tỉnh Thái Nguyên. Hồi thuộc nhà Minh thì lệ vào phủ Lạng-Sơn. Đến đời Lê năm Thuận-Thiên nguyên niên, (Niên hiệu Lê Thái Tổ, 1428), thì thuộc Bắc đạo. Đến năm đầu QuangThuận (Niên hiệu vua Lê Thánh Tôn, 1460) thì thuộc vào đạo Ninh-Sóc gọi là phủ Bắc Bình (đã ghi rõ ở Sử ký);

(1) Đời cô vương giả chia phong cho các nước hầu đều ứng theo ngôi thứ các vì tinh tú trên trời, gọi là phân dã.

(2) Thứ tức là nơi đóng.

(3) Thuần vĩ là tên riêng vị thứ của vì sao đóng.

Đến khoảng năm Hồng Đức. (Đời Lê Thánh-Tôn 1470-1490)

thì thuộc về Thái Nguyên Thừa-ty gọi là phủ Cao Bằng

(Thấy chép ở sách Thiên-Nam Dư-Hạ đời Lê Hồng-Đức 1470. 1497), Lĩnh 4 châu là Thái-Nguyên Lộng-Nguyễn ThượngLang, Hạ Lang sau lại đổi châu Thái.Nguyên làm châu Thạch - Lâm ; đồi châu Lộng-Nguyên làm châu Quảng Uyên. Đến khoảng năm Quang Hưng đời Lê Thế-Tôn (15781599) nhà Mạc đã mất, họ hàng là bọn Kính Cung, KinhKhoan, Kinh Vũ lánh lên ở Cao Bằng. Chiếm giữ 4 châu, nối dõi được 70 năm. Đến năm Vĩnh-Trị thử 2 (1677) đời Le Hy-Tôn, quan quân đến đánh, bọn Kinh Vũ phải chạy sang nước Thanh, 4 châu ấy được bình định cả, thì mới biệt lập ra làm trấn Cao.Bằng cho quan cai trị không để lệ vào tỉnh Thái Nguyên nữa, gồm có 1 phủ (phủ Cao-Bằng) và 4 châu đều theo tên cũ. Vẫn do Thổ ty chia nhau quản trị. Xét sử nhà Lê từ đời Lê Thế Tôn năm Quang - Hưng thứ 16 (1593), Mạc Kính-Cung chiếm tỉnh Cao Bằng, người nhà Minh nhận hối lộ của Mạc kính Cung, tâu lên vua Minh xin cho Cung được đóng yên ở Cao Bằng, vua Minh cũng bằng lòng cho, Kính Cung mới tiếm đặt Niên hiệu là Càn-Thống gồm được 34 năm. Đến đầu năm Vĩnh-Tộ (1619) đời Lê Thần Tôn, quan quân đến đánh, Kính Cung thua chạy rồi chết, Mạc-kính-Khoan lại tiếm đặt Niên - hiệu là Long-Thái, đến năm sau thì xin hàng. Nhà Lê lại phong cho chức Thái bảo Thông quốc công. Đến đời Lê Thần Tôn năm Dương Hòa thứ 4, (1638) Kính-Khoan chết, con là Kinh-Vũ lại làm phản, tiếm đặt Niên hiệu là Thuận-Đức, Trịnh Tráng sai quân đến đánh, bọn Kính Vũ lại thua chạy, rồi cũng chia địa giới ở 2 châu Thượng-Lang Hạ Lang mà về. Đến đời Lê Thần Tôn năm Vĩnh Thọ thứ 3 (1660) Kính Vũ hàng nhà Thanh, đổi tên là Kinh-Diệu nhà Thanh phong cho chức An-Nam Đô thống sử. Đến đời Lê Huyền-Tôn năm Cảnh Trị

thứ 5 (1667) vua cho đại binh lên đánh Cao-Bằng. Kinh Diệu phải chạy sang châu Trấn An thuộc nước Tàu. Lại đổi tên là Nguyên-Thánh, rồi kêu với viên Tổng đốc lưỡng Quảng xin sang tạm đóng ở huyện Nam-Ninh. Viên ấy sai Hành-nhân là Lý Tiền-Căn sang nói với vua Lê trả đất cũ cho y, vua Lê lại lấy đất 4 châu trước trả cho Kính-Vũ. Đến khi Ngô Tam Quế phản nhà Thanh, thì Kinh Vũ lại đem binh giáp giúp Ngô Tam Quế. Đới Lê Hy-Tôn năm Vĩnh-trị thử 2 (1677), Tam-Quế chết, quân nhà Thanh hạ được tỉnh Quảng-Tây, Trịnh-Tráng nhà Lê mới gửi thư cho nhà Thanh kể rõ tội trạng Kinh Vũ, rồi sai tướng lên đánh phá tan được. Kinh Vũ chạy sang Long-Châu, những dư đảng tan rã cả, 4 châu mới hoàn toàn được bình định. Nhà Lê lại dặt làm trấn và bỏ một vị trọng thần đến cai trị. Đến triều Nguyễn vua Gia-Long cũng nhân đấy đặt ra chức Trấn thủ, chức Hiệp. trấn, và Tham trấn. Đến năm MinhMạng thứ 7 đôi tên phủ làm phủ Trùng Khánh. Đến năm Minh Mạng 12 lại đổi trấn làm tỉnh, đặt hai ty Bố chính và Án-sát, thuộc viên Tuầnphủ Lạng-Bình kiêm hạt, bỏ chức Thỏ ty, đều đặt chức Thô tri châu. Năm Minh Mạng 14, có thổ phỉ là Bế văn-Cận là bè đảng tên nghịch-Vân tỉnh Tuyên Quang, đánh vậy tỉnh thành, Quan quân dẹp yên được, đến năm Minh-Mạng 15, lại đổi 4 châu làm huyện, năm 16 lại chia châu Thạch Lâm ra làm 2 huyện Thạch-An và Thạch-Lâm, Lại đặt riêng ra phủ Hòa. An. Bãi chức Thổ quan mà đặt các Lưu-quan. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) lại bỏ phủ Hòa An. Nay tỉnh Cao Bằng lĩnh 1 phủ và 5 huyện.

PHỦ TRÙNG KHÁNH

Phủ này ở về phía tây tỉnh thành, cách tỉnh 11 dặm. Từ đông sang tây cách nhau 162 dặm. Từ nam đến bắc cách

nhau 116 dặm. Phía đông đến châu Thượng-Long thuộc phủ Thái Bình nước Thanh, 130 dặm. Phía tây đến địa giới huyện Cảm-Hóa thuộc tỉnh Thái Nguyên 32 dặm. Phía nam đến huyện Cảm-Hóa cùng địa giới huyện Thất Khê (thuộc tỉnh Lạng-Sơn) 60 dặm, Phía bắc đến phủ Trấn-An (thuộc nước Đại Thanh). Đến năm Minh.Mạng thứ 7 (1826) mới đỗi là phủ Trùng Khánh, như tên gọi ngày nay. Đến năm Minh Mạng thứ 16, (1835) lại chia châu Thạch Lâm làm huyện Thạch-Lâm và huyện Thạch An và đặt thêm ra phủ Hòa-An, Còn phủ Trùng. Khánh chỉ lĩnh có 3 huyện Thượng-Lang, Hạ Lang, và QuảngUyên mà thôi, còn các hạt đều bãi chức Thổ quan mà đặt ra Lưu-quan. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1855) lại bỏ phủ Hoài. An, mà đem huyện Thạch Lâm huyện Thạch An thuộc vào phủ này. Nay lĩnh 5 huyện.

HUYỆN THẠCH-LÂM

Huyện này từ đông sang tây cách nhau 31 dặm, Từ nam sang bắc cách nhau 119, Phía đông đến địa giới huyện Thạch An 8 dặm, Phía tây đến địa giới huyện CảmHỏa (thuộc tỉnh Thái Nguyên) 23 dặm, Phía nam đến địa giới huyện Thất Khê (thuộc tỉnh Lạng Sơn) 60 dặm. Phía bắc đến địa giới huyện Thạch An 59 dặm. Đời nhà Lý gọi là châu Thái Nguyên, Đời nhà Lê về cuối năm Hồng-Đức thì đồi là châu Thạch Lâm, cho Phiên thần là họ Bé được kế tập. Đến nhà Nguyễn đầu đời Gia-Long cũng nhân để như cũ, Đến năm Minh-Mạng 14 (1833) thì đặt ra chức Thổ. tri châu, Đến năm sau thì đổi làm huyện, Đến năm Minh Mạng 16, thì chia làm huyện Thạch Lâm và huyện Thạch An, đem huyện Thạch Lâm thuộc vào phủ Hòa-An kiêm

lý. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851), bỏ phủ Hòa-An, lại đem huyện Thạch Lâm thuộc vào phủ Trùng Khánh kiêm-lý, lĩnh 11 Tổng, 84 xã, thôn, phố, phường, động.

HUYỆN THẠCH-AN

Huyện này ở về đông sang tây cách nhau 117 dặm. Phía

phía đông phủ, cách phủ 18 dặm. Từ nhau 47 dặm, Từ nam tới bắc cách đông đến địa giới huyện Quảng-Uyên 36 dặm, Phía tây đến địa giới huyện Thạch Lâm 11 dặm. Phía nam đến huyện Thất-Khê (thuộc tỉnh Lạng-Sơn) 60 dặm. Phía bắc đến địa giới huyện Quảng Uyên 57 dặm. Năm Minh-Mạng 16 (1835) trích đất huyện Thạch Lâm đặt ra phủ Hòa-An. Đến năm Tự Đức thứ 5 (1852) lại bỏ An, mà cho thuộc vào với phủ này, Lĩnh 7 tổng, 69 Xã thông

HUYỆN QUẢNG UYÊN

phủ Hòa

Huyện này ở về phía dông phủ, cách 69 dặm, Từ đông đến tây, cách 88

dặm. Từ nam đến bắc cách 115

dặm. Phía đông đến địa giới châu Thương-Long (thuộc nước Thanh) 74 dặm, Phía tây đến địa giới hai huyện Thạch Lâm và Thạch An 14 dặm. Phía nam đến địa giới huyện Thạch An là 51 dặm. Phía bắc đến địa giới các huyện Thượng-Lang Hạ Lang và châu Quy-Thuận nước Thanh 64 dặm. Đời nhà Lý thì gọi là Quảng-Yên-châu. Đến năm Quang-Thuận đời Lê Thánh Tôn thì gọi là Lộng-Nguyên. Châu. Đèn cuối năm Hồng Đức (đời Lê Thánh Tôn) thì đổi là Quảng-Uyên, như tên gọi ngày nay, cho phiên-thần là họ Bé được kế tập. Đến triều Nguyễn đầu năm Gia-long cũng

« TrướcTiếp tục »