Hình ảnh trang
PDF
ePub

Chợ Thới-Khánh : ở thôn Thời Khánh thuộc huyện trị Vĩnh. Bình.

Chợ Tân-Định : ở thôn Tân-Định thuộc huyện Vĩnh-Trị.

Chợ Ba-Việt : ở thôn Phước Hạnh ngay nơi huyện trị Tần. Minh. Phổ xá liên-lạc, ghe thuyền tới lui tiếp tục [27a]. Khi đầu bản triều quan Điều khiển là Tống-Phước Hòa đánh nhau với Tây-Sơn tuẫn tiết ở đấy.

Chợ Tiên-Thủy : ở huyện Bảo-Hựu ; chợ quán trù mật, ghe thuyền tập họp.

Chợ Hội-An : ở thôn Hội.An huyện Duy-Minh.

Chợ An-Đức : Có tên nữa gọi chợ Mỹ-Lung, ở thôn An-Đức ngay chỗ huyện-trị Bảo Huy, phố xả liên lạc, buôn bán đông đúc, có nhiều vườn cau xanh tốt như rừng và nhiều trái mà trái lại to lớn, nên có tiếng là cau Mỹ-Lung.

Chợ Lương-Điền : ở thôn Lương-Điền huyện Bảo. Hựu.
Chợ Bình-Hòa : ở thôn Bình-Hòa huyện Bảo An.
[27b] Chợ Hưng-Thạnh : ở thôn Hưng-Thạnh huyện Bảo-An.
Chợ Hưng-Nhượng :ở thôn Hưng-Nhượng huyện Bảo An.
Chợ An-Bình-Đông : ở thôn An-bình.Đông huyện Bảo An.
Chợ Vĩnh-Đức : ở thôn Mỹ-Nhơn huyện Bảo-An.

Chợ Thiện-Mỹ : ở thôn Thiện Mỹ huyện Tuân-Nghĩa, đông ngạn sông Trà Ôn, chợ quán trù mật, người Tàu và người Cao. Man tập hợp nơi đây.

Chợ Quảng-Dã : ở thôn Quảng-Dã huyện Tuân.Nghĩa : khi trước ở đây có Mục-dã-sách và lỵ-sở phủ Lạc Hóa.

[28a] Chợ Trà-Vinh : ở thôn Vĩnh Trường trị-sở huyện TràVinh; phố xá liên lạc, thương thuyền tụ hội động đảo, xưng làm một hải-trấn to lớn.

TỪ MIẾU

Đàn Xã Tắc: ở địa phận huyện Vĩnh Bình phía tây tỉnh. thành, kiến trúc năm Minh Mệnh thứ 17 (1836).

Đàn Tiên-Nông :ở địa phận huyện Vĩnh Bình, phía đông tỉnh thành ; kiến trúc năm Minh Mệnh 17.

Miếu Hội-Đồng: ở địa-phận huyện Vĩnh Bình phía đông tỉnh thành ; kiến trúc năm Minh Mệnh 17.

Miếu Thành-Hoàng: ở huyện Vĩnh Bình phía nam tỉnh thành; kiến trúc năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842).

[283] Đền thờ Tổng Quốc-Công : ở huyện Vĩnh Bình. Ông họ Tổng-Phước, tên Kính, bắt đầu làm Lưu-Thủ dinh Long-Hồ; khi Tây Sơn khởi biến ông tiến binh đánh ở Phú-Yên, sau triệu hồi Gia-Định rồi bị bịnh mất; truy tặng Tả Phủ Quốc Công. Năm Minh-Mệnh thứ 3 (1822) gia tặng Phù Chính trung. đẳng thần, liệt tự vào miếu Hội Đồng. Dân thôn Trường-Xuân cảm mộ công đức ông, lập đền thờ, mỗi khi cầu đảo có linh ứng.

Đền thờ Châu Quận-Công; ở huyện Vĩnh-Trị. Ông họ Châu, tên Văn-Tiếp, người huyện Đồng-Xuân tỉnh Phú-Yên. Khi trung. hưng khởi nghĩa đánh giặc theo hầu xe ngựa, qua Xiêm mượn viện binh về Gia-Định đánh giặc ở sông Mân-Thiết, ông nhảy qua thuyền dịch bị địch đâm chết, [29a] tặng chức Chưởng. Phủ Quận-Công, liệt tự vào miểu Hiền-Trung và miếu Trung

Hưng công thần. Đầu năm Minh Mệnh tùng tự vào Thể-Miểu. Dân thôn An-Hội nhờ công lập đền thờ phụng linh ứng. (Đàn Sơn-Xuyên và Văn Miếu chưa kiến trúc)

TỰ QUẢN

Chùa Di-Đà: ở huyện Vĩnh Bình do Hòa Thượng Hoàng. Đức-Hội dựng, ở trước châu Bích-Trân : có thủy đạo bao quanh; am-viện thanh u, tục danh chùa Tiên Châu; lại có tên nữa là chùa Tô.Châu, vì lấy theo thắng tích vậy.

BẢN TRIỀU NHƠN VẬT

Trường-Tân-Bửu: Người huyện Bảo-An; khi đầu trung-hưng theo vua đi đánh giặc có chiến-công (29b] làm đến quan Phó tồng-Trấn thành Gia Định; năm Minh-Mệnh thứ 6 (1825) tuổi già xin hưu trí rồi mất. Năm Tự-Đức thứ 3 (1850) liệt tự vào miếu Trung-Hưng Công-Thần.

Phan-Văn-Triệu : Người huyện Bảo-An ; khi đầu trung hưng ông ứng nghĩa tòng chinh, có nhiều công trạng, làm đến TiềnDinh Đô-thống-Chế. Năm Gia-Long thứ 2 (1803) ông bị bịnh mất, được liệt tự vào miếu Trung Hưng Công Thần.

Lê-Văn-Đức: Người huyện Bảo-Hựu, đậu Cử Nhơn khoa Quí-dậu (1813) niên-hiệu Gia-Long 12, có tài năng làm việc ; khoảng năm Minh-Mệnh làm trong triều rồi ra ngoài quận, lần lên chức Hiệp-Biện đại-học-sĩ, lãnh Lễ.Bộ Thượng-Thơ, phong Ản-quang-tử. Nói tóm lại, ở Bắc ông dẹp loạn nghịch Vân, ở Nam bình được nam-phỉ, quân công hoạn phổ hiển hách huy hoàng, [30a] được chạm tên vào bia Võ Công. Đầu niên-hiệu Thiệu-Trị sung chức kinh lược Nam-Kỳ rồi bị bịnh mất tại ly sở. Triều Đình lấy làm thương tiếc ban tặng rất hậu.

Nguyễn-Văn-Trọng : Người huyện Bảo.Hựu, xuất thân vũ biền, theo việc nhung ngũ, dẹp yên thô-phỉ, thâu phục Phiên-An, có công lao nhiều lần rõ rệt; làm quan đến Lỵ quân Đô-thốngphủ Chưởng phủ-sự, lãnh Tổng đốc ở Định-Biên, được phong tước Hoằng-trung-bả.

Nguyễn-Văn-Hạnh: Người huyện Vĩnh Bình, khi đầu trung. hưng, ông theo nhung ngũ có công lao rõ rệt, làm đến Cai-Cơ. Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) kinh lược biên-vụ Nghệ-An, rồi mất tại lỵ sở, được truy tặng Hộ.Quân Thống-Chế.

[ 30b ] Nguyễn-Văn-Tồn: Người huyện Vĩnh Bình, khi đầu trung-hưng theo nhung-vụ, cai quản một đồn binh đề đi tuần phòng, sau mất tại chỗ, được tặng Hộ-Quân Thống-Chế.

Nguyễn-Văn-Chử: Người huyện Duy-Minh, khi đầu trunghưng theo việc nhung-hàng có công, làm đến Minh-Vũ Vệ.Uy. Năm Tân dậu 1801, trận đánh ở Qui-Nhơn ông bị tử trận; tăng chức Chưởng-Cơ, liệt tự vào miếu Công-Thần ở Bình-Định.

Nguyễn-Văn-Sử: Người huyện Bảo Hựu, khi đầu trung hưng theo nhung-vụ có quân-công, làm đến Thần Công Vệ.Úy. Trận đánh ở Qui.Nhơn bị trận vong, tặng chúc Chưởng-Cơ, liệt tự vào miếu Công-Thần ở Bình Định.

Nguyễn-Văn-Khoa : Người huyện Vĩnh.Bình, khi đầu trung hưng theo nhung-vụ có quân công, làm đến Chấn-Đạt-Vệ CaiCơ. Trận đánh ở Qui.Nhơn bị trận vong ; tặng chức Chưởng. Cơ, liệt tự vào miếu Công-Thần ở Bình Định.

[31a] Phan-Văn-Nghị: Người huyện Vĩnh Trị; khi đầu trung-hưng theo nhung-vụ có công, làm đến Cai Cơ. Trận

đánh ở Qui-Nhơn bị tử trận, tặng Chưởng Cơ, liệt tự vào miếu Công-Thần ở Bình Định.

Võ-Văn Ơn: Người huyện Bảo Hựu; khi đầu trung hưng theo nhung-vụ có công, làm đến Cai-Cơ. Trận đánh ở Qui-Nhơn bị tử trận, tặng Chưởng Cơ, liệt tự vào miếu Công-Thần ở Bình Định.

Nguyễn-Văn-Chánh : Người huyện Bảo-Hựu, khi đầu trunghưng theo nhung-vụ hằng lập chiến-công ; làm đến Tiên-phong tả hiệu Cai-Cơ. Trận đánh ở Qui-Nhơn bị trận vong, tặng Chưởng Cơ liệt tự vào miếu Công-Thần ở Bình Định.

Đặng-Văn-Phụng : Người huyện Bảo Hựu; khi đầu trunghưng làm Cai Cơ, từng theo hàng trận lập nhiều chiến-công. Trận đánh ở Qui Nhơn bị trận vong, tặng Chưởng Cơ, liệt từ vào miếu Công-Thần ở Bình Định.

LIỆT-NỮ

[ 31b ] Lê-Thị-Phú : Người huyện Vĩnh Bình, 18 tuổi lấy chồng là Phạm-Văn-Đạo, sinh một con gái. Đạo bị bịnh mất ; khi ấy thị 20 tuổi, nuôi con thủ tiết, không chịu cải-giá. Năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) được tinh thưởng.

Liên-Thị-Tánh : Người huyện Vĩnh-Bình, con gái người Tàu, 19 tuổi gả cho Châu-Đức-Thành, chưa thành hôn mà Thành chết ; thị tới chịu tang chế 3 năm, sau có người hào phủ hằng đến cầu hôn mà thị kiên chí không chịu cải tiết. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) được tính thưởng.

« TrướcTiếp tục »