Hình ảnh trang
PDF
ePub

đến huyện-giới Bảo Hưu tỉnh Vĩnh-Long 25 dặm, phía bắc đến giới-hạn 2 huyện Cửu An, Quang-Hóa tỉnh Gia-Định 150 dặm, nguyên trước là tầng Kiến Hưng, năm Gia-Long thứ 7 (1808) thăng làm huyện thuộc phủ nha kiêm-lý, lãnh coi 5 tổng, 75

thon.

HUYỆN KIẾN HÒA

& phía đông phủ trị 37 dặm, động tây cách nhau 129 dặm, nam bắc cách nhau 42 dặm, từ huyện-lỵ qua phía đông đến biển 112 dặm, phía tây đến huyện-giới Kiến Hưng 70 dặm, phía nam đến huyện giới Bảo-Hựu 20 dặm, phía bắc đến giớihạn 2 huyện Tân Hòa,Tân-Thanh tỉnh Gia-Định 25 dặm ; nguyên xưa là tổng Kiến-Hòa, năm Gia-long (4a] thứ 7 (1808) thăng làm huyện, lãnh coi 9 tổng, thuộc phủ thống hạt. Năm Minh Mệnh 12 (1831) trích 4 tổng trong huyện hạt này đặt làm huyện TânHòa. Huyện Kiến Hòa còn có 5 tổng, 82 thôn.

PHỦ KIẾN-TƯỜNG

Ở phía tây tỉnh thành 152 dặm, đông tây cách nhau 277 dặm, nam bắc cách nhau 109 dặm, từ phủ lỵ qua phía đông đến huyện-giới Kiến Hưng 48 dặm, phía tây đến phủ-giới Bà-Nam (Man Cảnh) * 179 dặm, phía nam đến sông trường giang 2 tỉnh An Giang, và Vĩnh-Long 13 dặm, phía bắc đến huyện Kiến Hưng 96 dặm. Nguyên trước là phần của 2 huyện Kiến-Hòa và Kiến-đăng. Năm Minh-Mệnh thứ 19 (1838) chia ra đặt làm huyện Kiến-Phong và đặt tên phủ nầy đem huyện Kiến-Phong làm phủ kiêm lý huyện Kiến-Đăng làm phủ thông hạt [4b]. Lãnh 2 huyện, 9 tổng, 89 thôn.

Man-cảnh : biên-giới Cao-Mand

HUYỆN KIẾN-PHONG

Từ đồng đến tây cách nhau 201 dặm, từ nam đến bắc cách nhau 109 dặm, từ huyện lỵ qua phía đông đến huyện-giới Kiến-Đăng 22 dặm, phía tây đến phủ-giới Bà-Nam (Man-Cảnh) 179 dặm, phía nam đến sông Trường Giang 2 tỉnh An-Giang và tỉnh Vĩnh-Long 13 dặm, phía bắc đến huyện giới Kiến-Hưng 96 dặm. Nguyên trước là 2 tầng Kiến Hòa và Kiến-Đăng, năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) chia đặt phân huyện Kiến-Đăng, năm 19 (1838) giảm phân huyện đặt là Kiến-Phong thuộc phủ kiêm lý, gồm 4 tầng, 36 thôn.

HUYỆN KIẾN ĐĂNG

Ở phía tây phủ-lỵ 122 dặm, đồng tây cách nhau 84 dặm, [5a] nam bắc cách nhau 31 dặm, từ huyện lỵ qua phía đông đến huyện giới Kiến Hưng 59 dặm, phía tây đến huyện giới Kiến. Phong 59 dặm, phía nam đến huyện-giới Bảo Hựu tỉnh Vĩnh Long 13 dặm, phía bắc đến rừng núi 18 dặm, nguyên trước là tổng Kiến Đăng, năm Gia-Long thứ 7 (1808) thăng làm huyện thuộc phủ Kiến An, năm Minh Mệnh 19 (1538) cải thuộc phủ Kiến-Tường, lãnh coi 5 tổng, 51 thôn.

HÌNH THỂ

Bốn phía đồng bằng, sông suối tập hợp, phía bắc giáp GiaĐịnh, phía nam giáp Vĩnh Long, An-Giang, phía tây đến Cao. Man, phía đông đến biển, ruộng bằng béo tốt, dân vật đông nhiều, sông trường-giang quanh ở sau, [5b] sông đại-giang dăng ở trước, ở thượng du thì có các bảo Trấn Nguyên, Thông Bình, Tuyên-Uy, Hùng-Ngự làm quan-yếu địa đầu, ở hạ-du thì có tấn khẩu lớn nhỏ ở Ba-Lai và Tiểu-Hải pháo đài đều làm then chốt

cho miền biển. Bên hữu có dãy làm ẩu làm hào thành, ngoài ra có châu Giang Long làm án, đường nước có tân cảng sông An-Định ghe thuyền qua lại rất tiện lợi, yếu địa cỏ đất TamĐồng ở Kiến.An, dụng vũ là nơi có thể thắng lợi vậy,

KHÍ HẬU

Ở về nam phương khi trời thường ấm, cuối mùa thường có trận mưa giống, từ mùa hạ đến mùa thu thường có trận mưa dồi dào, nhưng không mưa dầm dề đến cả tuần, đất đai ẩm thấp, âm hỏa hun đúc, [a] nên có nhiều khi phát động ra những tiếng sấm sét. Còn hơi nước ẩm thấp đun lên làm mây mù cả ngày, tuy khi nắng dữ cũng không nóng lắm, sau khi lập-xuân mới có gió đông, mà gió tây bắc lại nhiều hơn. Đến mùa hạ, mùa thu thì gió nam rất thanh, nhưng không có gió lốc (cuộn), Lại từ tiết đồng-phân về sau mới có gió bắc hơi lạnh, khi ấy ruộng nương nứt nẻ khô khan. Thưởng năm, tháng 4 về sau mới nuôi tằm, tháng 5 tháng 6 gieo mạ, tháng 7 tháng 8 cấy, lúa sớm tháng mười gặt, lúa muộn tháng 11, 12 gặt, hoặc có khi đến tháng giêng tháng 2 năm sau mới gặt xong mùa màng sớm muộn không chừng là tùy theo ruộng cao thấp.

[6b] PHONG TỤC

Đất đai rộng, người hào hiệp, siêng nghề nghiệp, hay bổ thi, tính cứng thẳng, dũng cảm, thích điều nghĩa, siêng việc công. Con trai chuyên nghề nông, đánh cá. Con gái chăm việc canh cửi, có khi kiêm nghề buôn bán. Hạng tuấn-tủ chuyên theo đèn sách ; hạng khỏe mạnh học theo kỹ nghệ, khuôn dệt đúng pháp ; hàng lụa bắt bông hoa tinh xảo có tiếng, phong. tục thuần mà rộng rãi, y-phục khi dụng chuộng lối trang sức

văn-vẻ, người cùng đinh đi làm thuê ta thắt dây lưng điều, phụ nữ nhà nghèo, nữ. trang đều dùng vòng bạc, hay tụng kinh lễ Phật, chuộng ma quỉ tin đồng bỏng củng lễ, ưa đãi khách không kế tồn phi, hay dùng cô đồng múa hái lấy làm vui-thú, hôn lễ lấy trầu cau làm trọng, trong 6 lễ (7a] chỉ dùng 3 lễ mà thôi (3 lễ : vấn danh, thỉnh kỳ, thân nghinh); tang lễ dùng theo đạo Nho hoặc đạo Phật, tục không nhứt luật, người ở gần thành-thị hay chơi bời biếng nhác, như con gái ở vùng Mỹ-Tho thì hay sửa soạn trang sức đi coi hát xưởng, quen thói dâm đãng, con trai ở các phố khách thì cờ bạc hút xách, tục xấu chưa trừ.

THÀNH TRÌ

TỈNH-THÀNH ĐỊNH-TƯỞNG

Chu-vi 320 trượng, cao 9 thước 5 tấc, có 4 cửa, hảo rộng 8 trượng, sau 6 thước 5 tấc, ở địa phận thôn Điều-Hòa, và thôn Bình Biên huyện Kiến-Hưng. Khi đầu bản triều xây cất ở gò Kiến-Định thôn Tân-Lý-tây huyện Kiến-Khương gọi là Trấn Định đồn, niên hiệu Gia-Long dời qua thôn Mỹ-Chánh huyện Kiến Hòa, năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) dời đến chỗ đây, đắp thành đất.

PHỦ-TRỊ KIẾN-TƯỞNG

Chu vi 56 trượng, có lũy tre ở địa phận thôn Mỹ-Trà huyện Kiến-Phong, dựng năm Minh Mệnh thứ 19 (1838).

[75] PHỦ-TRỊ KIẾN AN

Chu-vi 65 trượng, có lũy tre, ở địa phận thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng nguyên trước là đầu cũ Trấn Định ; năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) dựng làm phủ trị ở góc phía bắc đồn cũ,

HUYỆN TRỊ KIẾN-HÒA

Chu-vi 52 trượng, có lũy tre ở phía đông thôn Tân Hóa, nguyên trước ở phía tây-bắc thôn ấy gọi là quán Lương, từ có loạn Tây Sơn, bỏ huyện đã lâu, năm Gia Longthứ 12 (1813) mới đặt lại ở chỗ cũ, năm Minh-Mệnh thứ 16 (1835) dời qua chỗ đây.

HUYỆN TRỊ KIẾN ĐĂNG

Chu-vi 58 trượng, cao 4 thước, lũy đất, hảo chu-vi 66 trượng, sâu 2 thước, có 2 của, ở địa phận thôn Mỹ-Trang, nguyên trước ở địa-phận thôn Mỹ-Đức-Đông, năm Minh-Mệnh 19 (1828) dời qua đồn đất cũ Mỹ-Trang.

HỌC HIỆU

TỈNH HỌC ĐỊNH TƯỜNG

Ở địa phận thôn Bình.Tạo, phía nam tỉnh-thành, dựng năm Minh–Mệnh thứ 7 (1826).

PHỦ-HỌC KIẾN-AN

Ở địa-phận thôn Tân-Hiệp, phía tây phủ-trị, cất năm MinhMệnh thứ 14 (1833).

PHỦ-HỌC KIẾN-TƯỜNG

Ở địa phận thôn Mỹ Trà, phía tây bắc phủ trị, cất năm Minh Mệnh thứ 19 (1838).

HUYỆN-HỌC KIẾN HÒA

Ở địa phận thôn Tân-Hóa, phía đông huyện trị, cất năm Minh Mệnh thứ 16 (1835).

« TrướcTiếp tục »