Hình ảnh trang
PDF
ePub

Ngòi Trà-Vinh : ở phía đông huyện trị Trà-Vinh, bờ phía tây tẩn Cổ-Chiên. Đà rộng 6 trượng rưỡi, [21b] sâu 2 trượng : nước theo sách Tha-La chảy qua nam 16 dặm rồi hiệp với đại-giang mà chảy ra biển. Khi xưa có thủ Quang-Phục, nay đã bỏ. Người Việt và người Mọi ở chung lộn, thương thuyền tụ tập thành một vùng biển đông đúc.

Ngòi Cần-Thạnh ; ở xiên về phía đông huyện Tuân.Nghĩa 29 dặm, bờ phía đông hạ lưu sông Hậu-Giang; chảy xuống đông 33 dặm đến sách Đồ Tử (hay Trà Tử), nước cạn giòng nhỏ ; cách 4 dặm đến sách Bình-La thông với đà Lãng-Đế rồi chảy vào sông Long-Hồ.

Bãi Bích-Trân : ở phía đông huyện Vĩnh-Bình, chu vi 12 dặm, sắc cây xanh biếc, ảnh nước long lanh, như ngọc bích vậy. Lại có tên là Bát-Tân, ý nói bến nước thông cả tám phương vậy [22a]. Bãi nầy làm hộ sa cho Long-Hồ, có dải cát hai bên chạy hiệp lại như vạt áo ôm. Bãi có dân cư, bèn bờ có nhà của dàn chải lưới, và thuyền câu qua lại, đêm trăng ca hát có nhiều thú vui.

Bùi Vĩnh-Tòng : ở huyện Vĩnh Bình, phía tây Bích-Châu, dài 4 dặm ; có những trầu, dừa, quit, bưởi. Cảnh triu nhã thanh nhàn, là chỗ dân cư của thôn Vĩnh Tòng.

Bãi Tân-Cù : ở huyện Vĩnh-Bình, phía bắc sông Hàm Long: địa hình uốn khúc nằm ngang giữa hồ Gương, như một vành mày xanh ; có liễu rủ phất-phơ trên mặt sóng, có tre thẳng lên chống đỡ giữa làn mây. Trong bãi có dân-gia của thôn Tân-Cu và thôn Bình-An, cảnh-trí khác hơn những chỗ chợ quán huyên

náo.

Bãi Trường-Châu :ở huyện Vĩnh Trị, hạ lưu sông Long-Hồ, thuộc huyện Vĩnh Trị chu-vi 30 dặm : trên bãi có dân cư [22b], ruộng vườn ngay thẳng sạch sẽ, có tiếng là chỗ đông đúc no đủ.

Bãi Phụ-Long : ở huyện Bảo.Hựu, dựa theo sông Hàm-Long, nên gọi Phụ-Long.

Bãi Thanh-Sơn : ở huyện Bảo.Hựu, giữa sông Hàm-Long, trên bãi có dân-cư trù mật.

Bãi Hoằng Trấn : ở huyện Tuân-Nghĩa, tục danh bãi Bà-Lúa, lại gọi là bãi Tân-Dinh : gò đất cao rộng, giòng sông bao quanh, trong có dân-cư Tĩnh-thôn.

Bãi Linh : ở huyện Bảo Hựu, giữa sông Hàm-Long, nổi lên gò nhỏ, có cây thủy liễu sầm uất và nhiều đường nước phân tách. Tương tuyền trong châu có một cái hồ thiên-tạo, nước rất trong và ngọt, mà lại linh ứng, hễ ai đến xem thì bị lộn mất đường đi.

[23a) CỔ-TÍCH

Phê dinh Long-Hồ: ở xử Tầm Bào huyện Vĩnh-Bình ; dinh này đặt ra năm Đinh sửu, đầu khi kiến-quốc, nay nền cũ vẫn

còn.

Phê dinh Hoằng-Trấn :ở châu Thị-Lúa (hay Thị Lỗ) huyện Tuân-Nghĩa, có một tên nữa gọi là châu Hoằng-Trấn ; năm Kỷhợi (1779) đầu trung hưng rời dinh Long-Hồ qua châu Hoằng Trấn, nên gọi dinh Hoằng-Trấn. Năm Canh-tý dẹp bỏ.

Phủ đồn Uy-Viễn : ở huyện Tuân-Nghĩa, đông ngạn sông TràÔn, đặt năm Kỷ-hợi (1779), đầu khi trung hung, sau đổi làm phủ trị Lạc-Hỏa. Nay giảm bỏ.

Phể đồn Kiên-Thắng : ở huyện Vĩnh-Bình, nay đã bỏ.

[23b] Phế thủ Tân-Thắng : ở huyện Vĩnh Bình, nay đã bỏ.

- Phế Thủ Quang-Phục : ở huyện Trà Vinh, phía tây cửa biển Cô Chiên. Thủ sở này khi trước người Việt và người Mọi nhà ở chung lộn, phố xá liên-lạc thuyền buôn tụ-hợp, xưng làm một hải-xu (góc biển) đông đúc; nay đã bỏ.

QUAN TAN

Thành đất Côn-Lôn : ở trên hòn đảo giữa biển cả, về phía đông nam tỉnh : chu-vi của bảo 50 trượng, 8 thước 9 tấc, cao 4 thước 3 tấc ; có 2 cửa, 1 pháo-đài, 1 kỳ-đài ; xây năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) đặt tên là Thanh Hải Bảo, thuộc tỉnh GiaĐịnh. Năm thứ 21 [24a] (1840) cải thuộc huyện Trà-Vinh tỉnh hạt nầy. Năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842) trùng tu và đổi tên là Côn Lôn.Bảo.

Ải Long-Hồ : ở phía đông huyện Vĩnh-Bình 5 dặm ; năm Minh-Mệnh thứ 2 (1821) đặt ra để thâu quan-thuế, năm ThiệuTrị thứ 2 (1842) bỏ.

Ải Thiện-Mỹ : ở xiên phía tây-bắc huyện Tuân-Nghĩa 22 dặm ; đặt từ năm Minh-Mệnh thứ 18 (137) để thâu quan thuế, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đình bỏ.

Ải Hàm-Rồng : ở xiên phía tây-bắc huyện Bảo Hựu 44 dặm, đặt ra năm Minh-Mệnh thứ 18 để thâu quan thuế, năm Tự-Đức nguyên niên (1848) đình chỉ.

Tấn Định-An : ở phía tả huyện-giới Vĩnh Định tỉnh An-Giang [24b ] rộng 450 trượng, khi nước lên sâu 2 trượng 3 thước, khi nước ròng sâu 1 trượng 5 thức ; ngoài của tấn có nhiều cồn cạn, đường cảng quanh queo. Năm Minh-Mệnh thứ 9 (1828), bên tả tấn Mỹ.Thanh đổi làm tấn An-Định, thủ-sở gọi là thủ

An.Thởi, lấy đội binh Bình-Hải trú phòng. Năm Thiệu-Trị thử 2 (1842) đắp bảo ở bên tả đà An-Thới, năm thứ 7 (1837) rời qua bên hữu. Lại ở Lợi-Châu (ngoài của tấn thuộc huyện Trà Vinh) đặt thêm 1 bảo, chu-vi 28 trượng 2 thước, cao 4 thước, 5 tấc. Từ của tấn đi đến tỉnh thành theo thủy-trình mất 18 thời-khắc.

Tấn Cổ Chiên : Phía tả thuộc huyện Duy-Minh, phía hữu thuộc huyện Trà-Ôn : của tấn rộng 2150 trượng [25a ] khi nước lên sâu 2 trượng 7 thước, khi nước ròng sâu 1 trượng 7 thước ; ngoài cửa tấn có nhiều còn cạn. Khi đầu hiệu Gia-Long đặt tấn-thủ ở địa-phận huyện Trà-Vinh ; năm Thiệu-Trị thử 2 (1842) đặt thêm 2 bảo : một bảo ở về Lộc-Châu thuộc huyện Duy-Minh, một bảo ở về Ngao-Châu thuộc huyện Trà Vinh. Mỗi bảo cỏ lũy đất, chu-vi 7 trượng 2 thước, cao 4 thước 5 tấc. Từ cửa tấn theo thủy trình đi đến tỉnh thành mất 12 thời khắc (theo thời khắc đồng hồ khi xưa).

2 tấn Ngao-Châu và Bân-Côn

Tấn Ngao-Châu : Phía bắc là Ngao-Đà châu thuộc huyệngiới Bảo.An ; phía nam là Thổ Châu thuộc huyện-giới DuyMinh. Tấn Bân.Côn : phía nam là châu Thủy-Liễu thuộc huyện giới Duy-Minh, phía bắc là Thuyền-Châu thuộc huyện.giới Bảo. An. Hai tấn này đều ở hạ lưu sông Hàm Long hội hiệp lại [ 25b] làm một hải khẩu. Cửa tấn Ngao-Châu rộng 140 trượng, khi nước lên sâu 2 trượng, nước ròng sâu 1 trượng 6 thước ; ngoài cửa có nhiều cồn cát nằm dưới nước, tấn-thủ đặt ở huyện-giới Bảo-An. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) đặt thêm 1 cái bảo ở Ngao.Châu, chu vi 7 trượng 5 thước, cao 4 trượng 5 thước. Của tấn Bản-Còn rộng 130 trượng, khi nước lên sâu 2 trượng 2 thước, nước ròng sâu 1 trượng 1 thước ; ngoài cửa cũng nhiều cồn-cạn ; tấn-sở đặt tại đà Bân-Côn. Lại ở châu Thủy

Liễu có đặt thêm 1 bảo, chu-vi7 trượng 5 thước, cao 4 thước 5 tấc. Từ 2 tấn này theo thủy trình đi đến tỉnh thành mất 14 thời-khắc.

DỊCH TRẠM

[ 26a] Trạm sông Vĩnh-Phước: ở địa phận thôn Tân-Phước huyện Vĩnh.Bình : phía đông đến trạm sông Định.An tỉnh ĐịnhTường 40 dặm, phía tây đến trạm sống thôn Vĩnh-Giai 41 dặm.

Trạm sông Vĩnh-Giai : ở địa-phận thôn Vĩnh-Giai huyện Vĩnh. Bình : phía tây đến trạm sông Giang-Đông tỉnh An Giang 15 dặm.

[ocr errors][merged small]

Chợ Long-Hồ : ở địa-phận thôn Long-Phụng huyện VĩnhBình, lập ra năm Nhâm-tỷ đời vua Túc-Tôn thứ 8 : hai mặt giáp sông, phố xả liên tiếp, trăm món hàng-hóa tập họp đủ cả ; chạy dài đến 5 dặm, ghe thuyền đậu đầy bến sông. Có đình miếu thờ thần rực rỡ, đờn ca nảo nhiệt, làm chỗ phố phường lớn.

Chợ Bình-Sơn : ở thôn Bình-Sơn huyện Vĩnh Bình : chợ quản trù mật nhiều người tụ tập buôn bán.

Chợ Tân-Mỹ-Đông : ở nơi bờ sông Mân-Thiết địa phận thôn Tân-Mỹ-Đông thuộc huyện Vĩnh-Bình : Chợ quán trù mật, khi xưa có huyện sở Vĩnh Bình ở đó.

Chợ An-Ninh : ở địa-phận thôn An-Ninh, huyện Vĩnh Bình : chợ quán đông đúc, người Việt, người Tàu và người Miên tụ tập ở đấy.

« TrướcTiếp tục »