Hình ảnh trang
PDF
ePub

Kiên-Thắng thuộc huyện Vĩnh-Bình. Ngả sông phía hữu chảy về hướng nam 26 dặm đến đà Trà Ôn (thuộc huyện Tuân-Nghĩa) rồi hiệp lưu với Hậu Giang. Ngả sông phía tả chảy về hướng đông 85 dặm rưỡi đến thủ Mân-Thiệt Tân-Thẳng (thuộc huyện Vĩnh Trị); lại cùng hạ lưu Tiền Giang nhóm lại chảy ra cửa biền Cô.Chiên

Sông Hàm-Long (hay Hàm-Rồng): ở xiên về phía bắc huyện Bảo Hựu 44 dặm; nước theo sông Đại-Tuần chảy đến;{16a] rộng 5 dặm, sâu 25 trượng. Những con cả to, sấu lớn thường bơi lặn ở đấy. Bờ phía đông thuộc huyện giới Bảo-Hựu, bờ phía tây thuộc huyện giới Vĩnh-Bình. Nước chia ra ba ngả: một ngả chảy ra phía đông Tiền-Giang 59 dặm, rồi rút ra cửa biển Ba Lai; một ngả chảy ra phía nam Tiền Giang 85 dặm, rồi rút ra cửa biền Ngao.Châu.Nước thường trong ngọt, sóng gió dập dồn, mắt trông có cảnh tượng mênh-mông vạn khoảnh.

Ngòi Tân-Hội : ở cách huyện Vĩnh Bình 10 dặm, là cảng hạ thuyền vậy. Bờ phía đông làm giới hạn tỉnh-hạt, bờ phía tây làm giới-hạn tỉnh An-Giang. Ngòi rộng 10 trượng, sâu 1 trượng 5 thước, chảy xuống hướng nam tức là chỗ chẽ ba, thuộc địaphận thôn Phủ-Lộc huyện hạt Vĩnh-Bình ; chẽ phía bắc thuộc sông Long-Hồ [16b] chẽ phía nam chảy 60 dặm đến ngã ba sông Kiên-Thắng. Chỗ ngã ba này: chi phía đông chảy đến 2 ngòi An-Phủ và Lãng-Đế (thuộc huyện Vĩnh-Trị) rồi hội với sống Tiền-Giang ; chi phía tây chảy qua ngòi Trà-On (thuộc huyện Tuân.Nghĩa) rồi hiệp lưu với sông Hậu-Giang, đi thông các ngả.

Ngòi Kiên-Thắng : ở phía nam huyện Vĩnh Bình 50 dặm, tức là đà Tam-Thê, nguyên có thủ-sở Kiên Thắng đóng tại đây, nên đặt theo tên này. Nước cả theo sông Long-Hồ đến, rộng 6 trượng,

sâu 3 trượng, chia ra 3 nhánh : nhánh phía đông 85 dặm đến đà Mân-Thiết; nhánh phía tây 26 dặm rưỡi, đến đà Trà Ôn làm một yếu địa của các đường nước chảy dồn về.

Ngòi Mân-Thiết : ở phía đông-nam huyện Vĩnh-Trị 40 dặm, tức là hạ-lưu sông Long-Hồ. [17a] Phía bắc bờ trước có sở Tân Thắng, chợ quán trù mật, là huyện trị cũ Vĩnh Bình vậy. Đà rộng 3 trượng 5 thước, sâu 2 trượng 5 thước, chảy về phía tây 30 dặm đến ngã hai Cái-Trụ về thôn Hiệp-An. Rồi một ngả chảy về tây 50 dặm đến ngã ba đà Kiên-Thắng, rồi hiệp với đại-giang chảy về nam 14 trượng vào đà An-Phú. Năm Giáp-thìn (1784) đầu trung-hung, Chưởng-binh là Chu-Văn-Tiếp đánh phá quân giặc ở sông Mân-Thiết tức là chỗ này.

Ngòi An Phú : ở phía bắc huyện Vĩnh Bình bờ phía tây sông Long-Hồ. Đà rộng 9 trượng, sâu 4 trượng. Chảy về tây bắc 2 dặm đến thôn Thái Khánh, 36 dặm đến sông nhánh Khu An [17b] rồi hiệp lưu với đà Kiên Thắng. Nơi này người Hán và người Thổ cùng ở lẫn lộn; đắp đìa, bắt cá, phả cỏ làm ruộng được lợi rất nhiều.

Ngòi Lãng-Đế : ở phía đông huyện Vĩnh-Trị 7 dặm, bên bờ phía tây sống Long-Hồ. Đà rộng 15 trượng, sâu 14 trượng. Trước miệng đà có gò nhỏ, cây cỏ rậm rạp. Chảy về tay 20 dặm đến huyện giới Tuân-Nghĩa rồi chảy vào đà nhỏ Cần Thạnh, thông qua Hậu-Giang. Đà này cạn hẹp, ghe thuyền khỏ đi, còn đất đai hoang rậm chưa khai khẩn hết.

Ngòi Bình-Phụng : ở đông bắc huyện Vĩnh-Bình 15 dặm, về phía đông sống Long-Hồ. Đà rồng 3 trượng, sâu 1 trượng 5 thước. Chi phía tây-nam chảy 1 dặm rưỡi đến đà Bố-Kinh [18a] chảy ra đại giang Long-Hồ rồi rút về cửa biền Cổ.Chiên ở

phía nam. Chi đồng nam chảy 1 dặm rưỡi đến hạ khẩu đà Bình Phụng rồi rút ra cửa biển Ngao-Châu.

Ba Ngòi: ở huyện Vĩnh Bình: 1gọi là đa Thượng-Thậm, 2 là đà Trung-Thậm và 3 là đà Hạ-Thậm. Đà Thượng-Thậm ở bờ phía tây sông Hàm-Long, rộng 3 trượng rưỡi, sau 1 trượng, nơi cùng nguyên có vườn ruộng dân cư. Theo đại-giang xuống phía nam 4 dặm rưỡi đến đà Trung-Thậm rộng 1 trượng rưỡi, sâu 1 trượng ; lại 5 dặm rưỡi đến đà Hạ-Thận rộng 1 trượng rưỡi, sâu 1 trượng. Đà trung và đà hạ chỗ cùng nguyên, đều có vườn ruộng dân cư,

Ngòi Cần-Đài : ở phía đông huyện Vĩnh Bình 33 dặm, bờ phía đông sông Long-Hồ [18b) nước từ đại giang chảy xuống nam, 3 dặm đến chỗ phân kỳ, phía bắc thông đà Phú-Sơn, 25 dặn đến chợ thôn Bình Định. Lại 4 dặm dư ra hạ khẩu Cần Đài, rút ra cửa biển Ngao.Châu.

Ngòi Tiên-Thủy : ở xiên về tây-bắc huyện Bảo.Hựu 22 dặm, bờ phía đông sông Hàm-Long, rộng 2 trượng, sâu 5 trượng. Nước chia làm 2 lạch; lạch phía nam trong trẻo, lạch phía bắc đục hệt như sông Kinh sông Vị ở Tàu, nhưng nước đều ngọt, chế trà uống mùi thơm ngon, dùng tắm rửa thì mình người có nhuận trạch, nên gọi là nước «Tiên). Ngoài cửa đà có sông lớn nhiều cả sấu, có con lớn bằng chiếc thuyền, rất hung dữ; xưa thổ nhơn thường trồng vào cọc ngoài của đà để phòng bị, nay không còn có nạn ấy nữa.

[19a] Ngòi Mỹ-Lung: ở huyện Bảo-Hựu, bờ phía đông sông Hàm Long. Đà rộng 9 trượng, sâu 11 thước. Cách phía đông 3 dặm, bờ bèn bắc bến Trúc-Kinh (Bén-Tre) và bờ bèn nam đến

chợ Mỹ-Lung: lại cách 5 dặm về phía đông chảy ra đà Phước Thạnh, và phía nam chảy ra cửa biển Ba-Lai.

Ngòi Ba-La : ở phía tây huyện Bảo An 20 dặm, bờ phía đồng hạ lưu sông Hàm-Long, Đà rộng 2 trượng 6 thước, sâu 8 thước. Trước cửa đà có nổi bãi Loa, chảy xuống nam 9 dặm đến đà Sơn-Đốc rồi rút ra của Ngao Châu.

Ngòi Vĩnh-Đức : ở đông-bắc huyện Bảo-An 14 dặm, bờ phía đông sông Hàm-Long. Đà rộng 4 trượng, sâu 1 trượng. Nước theo 2 thôn Đồng-Xuân và Phú-Mỹ chảy qua đông bắc [19b] 10 dặm vào đại giang rồi chuyển xuống đồng rút ra cửa Ba-Lai.

Ngòi Châu-Thái : ở phía bắc huyện Bảo.An 22 dặm, bờ phía tây hạ lưu sông Ba-Lai. Đà rộng 2 trượng, sâu 1 trượng. Chảy lên phía tây rồi chuyển qua phía nam 9 dặm rưỡi đến ngã ba thuộc thôn Châu Thái. Ngã phía đông chảy 45 dặm ra đà Châu. Bình rộng 2 trượng, sâu 1 trượng, rồi chảy qua phía nam rút ra cửa Ba-Lai. Ngả phía nam chảy 45 dặm ra đà Mỹ-Ân rộng 2 trượng rưỡi, sâu 1 trượng rưỡi, cũng rút ra của Ba-Lai.

Ngòi An-Vĩnh : ở phía tây huyện Tân-Minh 15 dặm, bờ phía tây sông Hàm-Long, rộng 12 trường rưỡi, sâu 7 trượng. Chi phía tây chảy 10 dặm đến đà Lan-Sải rồi chảy qua nam [20a] chuyển quanh 22 dặm đến ngã ba đà Gia-Khánh ; lại chảy xuống nam ra cửa Cổ Chiên. Chi phía nam chảy 1 dặm đến chợ BaViệt lại chuyển qua nam 16 dặm đến đà Thanh Trung vào sông Long-Hồ rồi chuyển xuống đòng 22 dặm đến Lê-Đầu tiểu giang; lại chuyển qua nam đến đà Thanh-Thủy thông ra cửa Bản-Côn.

Ngòi Thanh-Trung : ở tây nam huyện Tân-Minh 7 dặm, bờ phía đông sông Long-Hồ, chảy xuống đông 16 dặm đến chỗ ngã

ba thôn Gia Khánh. Chỗ ngã ba này 1 chi chuyền hướng bắc 30 dặm đến đà An-Vĩnh rồi nhập sông Hàm-Long, 1 chi chuyển hưởng đồng 22 dặm đến đà Thanh-Thủy cũng hiệp lưu với sông Hàm.Long. Còn giòng chính thì theo đại-giang chảy xuống nam 19 dặm đến đà Tân-Viên.

Ngòi Tân-Viên : [ 20b] ở phía tây huyện Duy-Minh 14 dặm, bờ phía đông sông Long-Hồ. Chảy thẳng theo phía nam đại giang xuống phía đông 2 dặm rồi chia 3 nhánh : 1 nhánh chảy xuống đông 15 dặm cùng đà Đa-Hòa hội hiệp, rồi chuyển qua bắc 6 dặm đến đà Tân-Thạnh, 5 dặm nữa nhập với đà ThanhThủy, hiệp lưu cùng sông Hàm-Long ; 1 nhánh chảy qua nam 18 dặm đến thôn Tân-Điều lại chia ra làm 3 nhánh nữa; 1 nhánh thuận giòng chảy xuống 15 dặm đến đà Bình-Trạch vào sông Cổ Chiên, rồi uốn qua phía bắc 13 dặm đến đà Tân-Xuân và nhập vào sông Hàm-Long.

Ngòi Trí -Ôn : bờ phía đông là huyện-giới Tuân Nghĩa, bờ phía tây là huyện-giới Vĩnh-Bình, ở bờ phía đông hạ lưu sông Hậu-Giang. Đà rộng 7 trượng sâu 3 trượng-rưỡi, chảy xuống đông 38 dặn, [21a] đến ngã ba La-Bích, rồi trải qua 2 đà nhỏ Trà Côn và Sa-Cô đến ngã ba Kiên-Thắng. Ngã phía đông chảy 55 dặm đến đà Mân-Thiết rồi rút vào sông Long-Hồ. Ngả phía tây chảy 42 dặn 1 thông qua tỉnh thành, có tên nữa gọi là sông Tào Ôn. Năm Kỷ-dậu, đầu lúc trung hưng có đặt đạo Kiên-Đồn ở cửa sông, tức là chỗ đây.

Ngòi Ar Thới : ở xiên phía đông-nam huyện Tân-Nghĩa 56 dặm, phía đông hạ-lưu Hậu-Giang. Đà rộng 6 trượng, sâu 2 thước rưỡi. Nơi đây có thủ sở trấn Định.An, có nhà cửa của người Việt và người Mọi ở lộn nhau.

« TrướcTiếp tục »