Hình ảnh trang
PDF
ePub

Bào tửc nay là ấp Long-An thôn Long Hồ. Năm Kỷ-hợi (1779) đầu khi trung-hưng rời qua châu Dân (?) *. Năm Canh tý (1780) lại rời về sở cũ thôn Long-Hồ. Năm Gia Long thứ 12 (1813) rời đến chỗ hiện nay là đắp thành đất, có 4 góc nhọn

hình như hoa mai.

PHỦ-TRỊ ĐỊNH-VIỄN

Chu-vi 56 trượng, rào tre, ở địa phận thôn Trường Xuân huyện Vĩnh Bình. Năm Gia Long 12 (1813) đặt lại địa-phận 2 thôn Hiệp An và Tân Mỹ Đông. Năm Minh Mệnh 14 (1833) rời qua chỗ này.

HUYỆN TRỊ VĨNH TRỊ

[11b] Chu-vi 60 trượng, rào tre, ở địa-phận thôn An-Phủ. Năm Minh-Mệnh 12 (1831) mới đặt qua năm 16 (1835) lại dời qua phía nam thôn An-Phủ.

PHỦ-TRỊ HOẢNG TRỊ

Chu-vi 57 trượng, rào tre; ở địa phận thôn An-Đức huyện Bảo-Hựu. Nguyên trước là huyện trị Bảo An, năm Minh-Mệnh thứ 16 (1835) đồi tên lại làm phủ này. Năm Tự Đức nguyên niên (1848) trùng tu,

HUYỆN TRỊ TÂN MINH

Chu-vi 64 trượng, rào tre. Nguyên trước đặt làm huyện. trị Tân-An tại địa phận thôn Phước Hạnh Xứ Ba-Việt ; năm Minh-Mệnh thứ 4 (823) cải làm phủ trị Hoằng-An ; năm Tự Đức thứ 4 (1851) dẹp phủ Hoàng An đổi làm huyện Tân Minh.

* Có lẽ Dân Lữ,

PHỦ-TRỊ LẠC-HỎA

[{2a] Chu-vi 64 trượng, cao 5 thước 4 tấc, 2 cửa, ở địa phận thôn An-thanh huyện Tuân-Nghĩa. Năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823), đặt ở thôn Thiện-Mỹ, năm 16 rời qua thôn Quảng-Dã, đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1811) rời đến chỗ đây và đắp thành đất.

HUYỆN-THÀNH TRÀ VINH

Chu-vi 56 trượng, cao 5 thước 4 tấc, có 2 cửa, địa phận thôn Vĩnh Tường. Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) đặt tại thôn Thanh. sái, năm Thiệu-Trị nguyên niên (1841), rời qua chỗ đây và đắp thành đất.

HỌC XÁ TỈNH VĨNH LONG

Ở phía tây tỉnh thành, địa phận huyện Vĩnh Bình, năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) cất ở phía đông tỉnh thành, năm 14 (1833) rời đến đây (các huyện học chưa cất).

HỘ KHẨU

['2b] Trong niên-hiệu Gia-Long, ngạch hộ-đinh trên 37.000 người; nay còn 28.323 người.

ĐIỀN PHÚ

Điền thồ 139.932 mẫu, ngạch trưng thuể lúa 95.477 hộc, thuế tiền 119.416 quan, thuế ngân 1460 lượng.

SƠN XUYÊN

ĐẢO CÔN-LÔN

Sách Gia-Định thông chí chép; đảo này ở giữa Đông-hải, từ cảng Cần.Giờ chạy thuyền [13a] đi về hưởng đông phía mặt trời mọc 2 ngày mới đến, còn từ cửa biển Cổ Chiên chạy thuyền thì một ngày đêm mới đến. Từ năm Minh Mệnh 19 (1838) về trước thuộc tỉnh Gia Định quản hạt, từ năm 20 (1839) về sau thuộc tỉnh Vĩnh Long quản hạt. Trên đảo cỏ ruộng đất trồng tỉa lúa đậu. Thổ sản có trâu ngựa ; núi không có hùm béo. Cổ thôn cư An Hải ở đấy, dân thôn ấy thuộc vào đội Thanh-hải ở giữ chỗ ấy không đi đâu cả, và phải thâu trữ yếnsào, ốc tai voi, đồi mồi, tranh biển (con ba-ba) và mây sa-đẳng đề cung nạp. Trong đảo có nhiều cỏ tốt, năm Canh-tuất (1790) sau khi trung hưng thường đem chăn nuôi ngựa quan ở đấy.

Xét trong Minh-Chi chép: nước Tân-Đồng-Long tiếp giáp với Chiêm-Thành, có núi Côn Lôn đứng cao giữa đại hải, đối lập giữa Chiêm-Thành và Đông-Tây-Trúc, hình núi vuông rộng mà cao; biển ấy gọi [13b] là biển Cồn Lồn, muốn qua TâyDương phải đợi cho thuận gió, đi 7 ngày đêm mới qua được. Vì thế người đi ghe có ngạn ngữ rằng : «Thượng phạ Thất-Châu hạ phạ Côn Lôn, châm mê thuyền thất, nhơn thuyền mạc tồn) : trên sợ chỗ Thất Châu, dưới sợ chỗ Côn Lôn, nam-châm mờ ám, thuyền đi thất lạc, khi ấy người và thuyền chẳng còn.

Đời vua Hiền-Tôn triều Nguyễn, vào năm thứ 17 cỏ thuyền An-Liệt của bọn hải phỉ vào đậu ở đảo Côn Lôn, tù trưởng là bọn Tô-Thích Già-Thi 5 người chia làm 5 ban, và

đảng lõa hơn 200 người kết-lập trại sách, tích trữ của bản như núi và những đồ bánh trái hào-soạn, bốn mặt đều đặt hỏa pháo phòng thủ. Trấn thủ ở Biên-Trấn là Trương-Phúc-Phan mộ 15 người nước Đò-Bà mật khiển đến trả hàng, nhơn khi ban đêm phóng lửa đốt cả trại sách của chúng, giết được ban nhất, ban nhì, bắt được ban năm, còn ban ba và ban tư thì trốn thoát ra biển. Trương-Phúc-Phan được bảo tin, bèn khiến binh thuyền ra đảo tôm thâu[1ła] được cả đồ vàng lụa đem dừng nạp.

Sông Tiền-Giang : ở phía tây bắc huyện Vĩnh Bình 6 dặm, theo sông Sa-Đéc ở tỉnh An-Giang đến thôn Tân-Hội huyện Vĩnh Bình là chỗ phân giới tỉnh An-Giang và tỉnh Vĩnh-Long, lại trải 34 dặm đến sông Đại Tuần qua lạch Ba-Lai Mỹ-Tho chảy ra đại-tiểu hải khẩu, ấy là giòng chính Đại Giang Lại ở phần sông Đại tuần có phân 3 chi: một chi qua phía đông tỉnh-thành là Long-Thành đại-giang, chảy dài 156 dặm về phía nam chảy ra cửa biển Cổ-Chiên ; một chi qua thôn PhủThuận hưởng về đông 40 dặm làm Hàm Long đại giang ; 1 đi 123 dặm về phía nam chảy ra cửa biển Bản-Côn và của biển Ngao.Châu ; một chi từ hữu-ngạn sông Hàm Long chảy xuống [14b] chia làm 2 lạch : một lạch qua Ba-Lai hạ. giang 108 dặm, quanh về phía nam chảy ra của biển Ba-Lai; một lạch qua tỉnh giới Định-Tường làm sống Tri-Tường thông đại tiểu hải khẩu, rồi quanh theo các châu chử hoặc nhập với ngòi nọ, hoặc chia làm nhảnh khác, chung qui chảy về hạ-giang. Nhìn xem địa thế trong tỉnh hạt : nơi biển, nơi sông, nơi hồ, nơi đất, hình như trăng sao rải rác, nếu không ghe thuyền thì đi không thông, nên dân ở đây nhiều người biết chèo chống. Năm Minh.Mệnh 17 (1836) đúc 9 vạc có chạm hình sống này vào Huyền-Đỉnh. Năm Tự-Đức thứ 3 (1850) liệt làm đại-giang có đăng vào Tự điền,

[ocr errors]

Sông Hậu-Giang :ở phía nam huyện Vĩnh Bình 52 dặm. Nước theo từ sông Châu-Đốc tỉnh An-Giang chảy đến phía bắc huyện Đông-Xuyên rồi đến ngòi Trà Ôn, làm giới hạn cho tỉnh An-Giang và tỉnh Vĩnh-Long. [15a] Đến đây chuyền qua hưởng nam (bờ phía tây làm giới hạn tỉnh An Giang, bờ phía động làm giới hạn tỉnh Vĩnh-Long) đến đạo Trấn Di chảy ra cửa biển Ba-Thắc. Sông nầy rưới khắp ruộng nương, bao hàm gò bến, là một nguồn lợi thủy quốc vậy.

Sông Đại-Tuần : ở phía bắc huyện Vĩnh Bình 6 dặm, gốc nước chảy ra từ phía đông sông Tiền Giang. Nơi đây có Tuần. Ty cũ nên gọi là Đại-Tuần. Sông rộng 9 dặm, sâu 15 trượng. Phía nam chảy ngang qua trước tỉnh thành, phía tây thông với sông Sa-Đéc, phía đông chảy ra 2 của Ngao-Châu và Ba Lai. Theo bờ sông có nhiều cây thủy liễu, bờ phía bắc là sông Thị Hàn thuộc tỉnh Định Tường, làm chỗ trạm đường thủy giao tiếp cùng nhau.

Sông Long-Hồ : ở phía đông huyện Vĩnh Bình 5 dặn ; gốc nước ở sông Đại Tuần, chảy đến thì khuấ khúc, chảy đi thì là đả, chảy ngang ra thì đi quanh co, tích tụ lại thì đứng trong trẻo, 4 mùa nước ngọt, [15b] quanh lộn trong các châu chử thôn lạc, có chỗ như làm-động, có chỗ thành vực đầm, nên gọi là Long-Hồ. Chảy quanh trước tỉnh thành hiệp với Tiền-Giang, hình thế như một của ải hùng vĩ thiên nhiên. Lòng rộng 25 trượng, sâu 2 trượng: phía đông nam có lạch cạn, thắt nhỏ lần lại qua 30 dặm rưỡi xuống đến ngả ba sông Ba-Kỳ (hay cờ), thủ

« TrướcTiếp tục »