Hình ảnh trang
PDF
ePub

HUYỆN BẢO.AN

Ở phía đông phủ trị 35 dặm. Đông đến tay cách 43 dặm, nam đến bắc cách 28 dặm. Phía đông đến cửa biển Ngao. Châu 21 dặm, phía tây [a] đến huyện giới Bảo Hựu 22 dặm, phía nam đến huyện-giới Duy-Minh 12 dặm, phía bắc đến huyện giới Kiến Hòa tỉnh Định tường 16 dặm. Nguyên xưa là địa phận tổng Tàn-An, năm Gia-Long thứ 7 (1808) đổi làm tổng Bảo-An, thuộc phủ Định-Viễn, năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823) đổi đặt làm huyện này thuộc về phủ Hoàng An. Năm thứ 18 (1837) cải thuộc phủ Hoằng-Trị thống hạt. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) giảm huyện, qui về phủ kiêm nhiếp. Lãnh 5 lồng, 27 xã thôn và bang. Huyện-trị khi trước ở thôn An-Lý nay bỏ.

HUYỆN TÂN-MINH

& phía nam phủ-trị 15 dặm. Đông đến tây cách 34 dặm, nam đến bắc cách 27 dặm. Phía đông đến huyện-giới Duy-Minh 11 dặm, phía tây đến (6b] huyện-giới Vĩnh Bình phủ Định Viễn 23 dặm, phía nam đến huyện-giới Vĩnh-Trị phủ Định Viễn 14 dặm, phía bắc đến huyện giới Bảo-Hựu 13 dặm. Nguyên trước là địa phận tổng Tân An, năm Gia-Long thứ 7 chia làm tổng Tân-Minh thuộc huyện, 8 Tàu-An ; năm Minh-Mệnh thử 4 (1823) thăng làm huyện, lại chia đất ra làm 11 tổng thuộc phủ Hoång-An. Năm 18 (1837) trích 5 tổng cho thuộc vào huyện Duy-Minh. Lãnh 6 tổng, 41 xã thôn và bang. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) dẹp bỏ phủ Hoằng-An, huyện Duy Minh do viên huyện Tân Minh kiêm nhiếp và thuộc phủ Hoằng-Trị thống hạt. Lãnh 2 huyện, 11 tổng, 75 xã thôn và bang.

HUYỆN DUY-MINH

ở phía đông phủ-trị 40 dặm. Đông đến tây cách 54 dặm, [7a] nam đến bắc cách 22 dặm : phía đông đến nam 46

dặm, phía tây đến huyện giới Tân-Minh 8 dặm, phía nam đến sông huyện Trà-Vinh phủ Lạc-Hóa 12 dặm, phía bắc đến giới-hạn 2 huyện Bảo.Hựu và Bản-An 10 dặm. Nguyên trước kia là địa phận huyện Tân Minh, năm Minh Mệnh 18 (1837) chia ra đặt thêm huyện nầy thuộc phủ Hoằng-An thống hạt. Năm Tự-Đức thứ 4 (1851) dẹp bỏ phủ Hoàng-An, huyện này cải thuộc huyện Tân-Minh kiêm nhiếp. Lãnh 5 tầng, 34 xã thôn. Huyện-trị nguyên ở thôn Phước-Kiến, nay bỏ.

PHỦ LẠC-HÓA

Ở phía nam tình thành 136 dặm. Đông đến tây cách 105 dặm, nam đến bắc cách 90 dặm. Phía đông đến cửa biển Cô-Chiên 36 dặm [7b] phía tây đến giới-hạn Vàn.Châu tỉnh An-Giang 69 dặm, phía nam đến ngôi Cái-Trưng tỉnh An Giang 8 dặm, phía bắc đến huyện-giới Vĩnh-Bình phủ An-Định 82 dặm. Nguyên trước kia là đất 2 phủ Trà-Vinh và Mẫn-Thit của Chân-Lạp. Đầu Triều Nguyễn khai thác, người Chân Lạp đem 2 phủ ấy nội thuộc về nước ta. Khi đầu trung hưng, Phiên mục là Nguyễn-Văn-Tồn cai quản thổ dân đặt đồn Uy-Viễn. Năm Minh-Mệnh thứ 6 (1825) cải phủ Mân-Thít làm huyện Tuân Mỹ, phủ Trà-Vinh làm huyện Trà-Vinh, và đặt tên phủ nầy, thuộc thành Gia Định. Năm 13 (1832) phân hạt, cải thuộc về tỉnh Vĩnh-Long, kiêm-lý huyện Tuân-Mỹ thống hạt huyện TràVinh. Lãnh 1 huyện, 10 tổng, 146 xã thôn

HUYỆN TUÂN MỸ

[8a] Đông đến tây cách 105 dặm, nam đến bắc cách 30 dặm. Phía đông đến cửa biển Cổ.Chiến 36 dặm, phía nam đến ngôi Cải.Trưng lnh An-Giang 8 dặm, phía bắc đến huyện. giới Trà Vinh 22 dặm. Nguyên trước là phủ Mân-Thít, năm

Minh-Mệnh thứ 6 (1835) đồi lại tên này, do phủ kiêm lý. Năm 16 (1835) lại trích lấy 11 thôn Hán-dân ở huyện Vĩnh Trị cho thuộc về huyện nầy. Lãnh 5 tổng, 76 xã thôn và hang.

HUYỆN TRÀ-VINH

Ở phía bắc phủ trị 45 dặm : đông đến tây cách 84 dặm, nam đến bắc cách 30 dặm. Phía đông đến cửa biển Cô Chiên 75 dặm, phía tây [8b] đến huyện-giới Vĩnh-Trị phủ Định Viễn 9 dặm, phía nam đến huyện-giới Tuân-Nghĩa 23 dặm, phía bắc đến sông huyện Duy-Minh phủ Hoằng-Trị 7 dặm. Nguyên trước là phủ Trà-Vinh, năm Minh-Mệnh thứ 6 (1825) cải đặt làm huyện thuộc phủ thống hạt. Năm 16 (1835) lại trích lấy 20 thôn Hán dân của huyện Vĩnh–Trị đặt làm 2 tổng Trà-Bình và Vĩnh-Trị thuộc về huyện này. Lãnh 6 tổng, 70 xã thôn.

HÌNH THỂ

Phía tả có Long-Hồ, phía hữu có Ngư-Cầu *, sau có sông dài, trước có cử mới. Châu Bich-Trân rãi theo hộ vệ, nước nguyênđầu chảy đến sông dài. Bao quanh có chợ Vĩnh Thạnh, chợ Long-Hồ, ghe thuyền tụ tập [9a] phố xả liên tiếp, thành ra một yếu-địa hình thẳng danh khu đô-hội vậy. Vả lại liên tiếp với tỉnh An.Giang, thống hạt cả tỉnh Định Tường, đủ làm rào giậu đề cản vệ. Gần nơi tỉnh thành có những con sông dài rộng quanh theo làm những trì-hào thiên nhiên của bản tỉnh. Ngoài ra còn có Tiền Giang, Hậu Giang, sông sâu nước chảy hùng dũng ; hòn đảo Côn-Lôn đứng trấn giữa biển nguy nga. Nói về địa-lợi thì đồng bằng ngàn dặm, có ruộng vườn phì nhiêu xanh tốt; nói về thủy lộ thì sông ngòi nhiều nhánh, có khi đi phải

* Ngư-Câu : Rạch Cá

lạc bến cùng đường Dọc theo biển có 4 hải ẩn : Định-An, Cô. Chiên, Mân-Thít và Ngao Châu, có bãi bến quanh co đóng kín cửa biển, thật là hiểm yếu.

KHÍ HẬU

Khi trời thường ẩm áp, không gió bão, không mưa dầm, không lạnh nhiều, không nắng dữ, ngoài trời thường hiện mây đỏ, [9b] mùa đông thường nghe tiếng sấm, có gió mạnh từ hưởng nam đến, trên mặt đất hay có sương mù. Đất xốp mà mềm dẻo rất là phì nhiêu. Nước tuy đục mà ngọt, tưới rửa được tiện lợi. Nơi bến sông bờ biển có thủy liễu mọc thành hàng, cành lá xanh rờn không hề biến đổi. Cây cỏ nở hoa đậu trải không phân biệt là mùa xuân hay mùa thu. Nơi ruộng sâu cắt cho sạch cỏ rồi vãi lúa giống xuống, không tốn công cầy bừa. Nhiều sông ngòi lưu thông nhưng không tích tụ khi lam chưởng, duy có khi thấp nhiệt thường nung nấu, nên có nhiều bịnh phong. Tháng 8 tháng 9 thủy-triều rất lớn, mà người ta phân biệt khi nước lớn gọi là thủy đầu (đầu nước), khi nước nhỏ gọi thủy-vĩ (đuôi nước). Khi con nước buổi mai chưa lui hết mà con nước buổi chiều lại lớn lên, gọi là diều-triều. Mùa nông : tháng 6 gieo mạ, tháng 8 cấy, tháng giêng gặt ; một gia giống có thể gặt được 300 gia lúa; ruộng đất rất là phì nhiêu,

[10a) PHONG TỤC

Tánh người ưa chịu nắng, ưng ăn đồ mặn, ăn mặc khi dụng có văn hoa mà cũng có chất-phác. Hồn thú tang-tế giữ theo luật-pháp lễ nghi. Kẻ sĩ chuộng thi thơ, dân thường ưa thương mãi. Nghề ruộng và nghề đánh cả đều nhơn theo lợi

tự nhiên, dụng lực ít mà được lợi nhiều. Đất đai rộng, thử ăn nhiều, ít cần súc tích dành để. Nhiều người biết lội bơi, thiện nghệ bắt cọp và câu cả sấu. Bách công kỹ nghệ chưa được tinh xảo. Hạng người quân tử hay chuộng lễ nghĩa, trọng danh tiết, còn hạng tiểu dân hay du thủ phù phiếm xa xỉ. Sùng bái Phật, tin đồng bóng, trọng nữ thần. Việc tang tế hay mời thầy chùa cúng chay. Tế xã thì theo lệ xuân kỳ thu báo. Đàm đạo cùng nhau thường nói pha trộn tiếng Tàu và tiếng Cao–Man. Còn phong-tục người Thổ thì hay dùng vạt áo quấn lên đầu [10b] dưới quấn xiêm, bái chào kẻ tôn qui theo kiểu bải nhà Phật. Tin Phật-Giáo, khi chết thì mời thầy chùa làm lễ hỏa táng. Chữ viết thì học tập theo thầy chùa. Thường năm đến ngày 29, 30 tháng 8 và ngày 1 tháng 9 sắm sửa hào soạn để cúng tổ tiên gọi là tiết nhật. Từ khi đổi bỏ phong-tục Thổ thì những y-phục khi dụng lần lần bắt chước theo Hán-phong *, duy có tự hoạch (chữ viết), tang tế và tiết-nhật chưa sửa đổi.

THÀNH TRÌ

TỈNH THÀNH VĨNH-LONG

Chu-vi 100 trượng, cao 1 trượng, rộng 2 trượng " thước, hào rộng 6 trượng, sâu 4 thước. Chân quách chu-vi 720 trượng, có 5 cửa (cửa đông nam, cửa tây nam, cửa đông, cửa tây và cửa bắc), có năm cầu bắc ngang qua hào. Thành này ở địa-phận thôn Long-Hồ và thôn Tân-Giai. [11a] Đầu năm Nhâm-tý triều Nguyễn mới làm dinh Long-Hồ. Trị-sở trước ở xử Cải-Bè tức nay ở địa-phận thôn An-Bình-Đông huyện KiếnPhong tỉnh Định Tường. Năm Đinh sửu rời qua xứ Long

* Hán phong là phong tục của người mình.

« TrướcTiếp tục »