Hình ảnh trang
PDF
ePub

Từ đông đến tay cách nhau 205 dặm, từ nam đến bắc cách nhau 119 dặm ; phía đông đến biển và giáp ranh giới tỉnh Định-Tường 171 dặm, phía tây giáp giới sông Tiền-Giang tỉnh An-Giang 34 dặm, phía nam đến giới hạn sông Hậu-Giang tỉnh An-Giang 99 dặm, phía bắc đến giới hạn sông Tiền Giang tỉnh Định-Tường 20 dặm, phía đông-nam đến biển 160 dặm, phía tây nam đến giới hạn tỉnh An-Giang 53 dặm, phía đông bắc đến giới-hạn tỉnh Định-Tường 28 dặm, phía tây-bắc đến giới hạn tỉnh Định-Tường 11 dặm. Từ tỉnh trị đến kinh đô 1992 dặm.

[1b] PHÂN DÃ

Thiên Văn : phân dã sao Dư quỉ, vị thứ sao Thuần thủ..

KIẾN TRÍ DIỄN CÁCH

Nguyên xưa là đất Tầm-Đôn Xoài-Lạp của Thủy-Chân-Lạp. Bản triều khi đầu kinh lý miền nam đặt 1 phủ Định-Tường mộ dân đến , lại lập trang trại Man-Nậu để có thống-thuộc. Năm Nhâm-ti đời vua Túc-Tôn Hoàng-Đế thử 7 (1732) lấy địa thế Gia-Định rộng rãi, chia đất phía nam dinh Phiên-trấn đặt là châu Định-Viễn, dinh Long-Hồ vẫn thuộc về phủ Gia-Định [2a] Năm Bính-ti đời vua Thế . Tôn Hoàng-Đế thứ 19 (1756), quốc vương Cao-Man là Nặc.Nguyên đem dưng đất hai phủ Tầm-Đôn Xoài-Lạp cải thuộc châu Định-Viễn. Năm Đinh-sửu (1757) nước Cao.Man loạn, Nặc.Tôn chạy qua Hà-Tiên, Mạc Thiên Tích tàu xin sách lập Nặc-Tồn làm vua Cao-Man. Nặc Tôn bèn dừng đất Tầm-Phong-Long, sau khi ấy lại dời dinh Long-Hò qua xử Tầm Bảo (nay là địa-phận thôn Long Hồ). Lại Sa-Đéc đặt đạo Đông-Khẩu ; Tiền Giang đặt đạo Tàn-Châu ; Hậu Giang đặt đạo Châu-Đốc, đều thuộc dinh Long-Hồ Năm Giáp-ngọ (1774) về sau, bị binh Tây-Sơn giày xéo nhiều năm. Qua năm Quí-hội đời vua Thế-Tô Cao-Hoàng Đế thứ 2 (1803) khâm định Châu-địa đồ * triệt bỏ * * địa giới dinh Long-Hồ làm dinh Hoàng-Trấn. Năm Giáp-tỷ (1804) cải làm dinh Vĩnh Trấn, đặt chức Lưu-thủ, Cai. bộ và Kỷ-lục. Năm sau đem 2 đạo Long-Xuyên Kiên-Giang [2b] tỉnh Hà-Tiên thuộc về dinh này, và cải đặt chức Trấn-thủ, Hiệptrấn và Tham hiệp. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) cải làm trấn

H

* Châu địa đồ là bản địa đồ có đóng dấu son của nhà quan đề làm công cử. đi đc Có câu : triệt trường bồ đoàn, nghĩa là cắt chỗ dài bò qua chỗ vắn,

Vĩnh Thanh thuộc thành Gia-Định, thăng châu Định-Viễn làm phủ, thắng 3 thuộc tổng : Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân-An làm huyện. Năm thứ 9 (1810) lại đem 2 đạo Long-Xuyên và Kiên Giang thuộc trấn Hà-Tiên như cũ. Năm thứ 12 (1813) tăng thiết huyện Vĩnh-Định. Năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823) chia đất huyện Tân-An làm 2 huyện Tân-An, Bảo-An, đặt phủ Hoàng-An. Năm 13 (1832) cải làm trấn Vĩnh-Long, phân hạt gọi là tỉnh Vĩnh Long, đem 2 huyện Tuân-Nghĩa, Trà Vinh nguyên thuộc phủ Lạc-Hóa thành Gia-Định thuộc về tỉnh này. Lại đặt chức Tổngđốc Long-Tường thống trị 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường và 1 Bố-chánh 1 Án-sát, lại đem 2 huyện Vĩnh.Định, Vĩnh-An và đạo Châu-Đốc cải thuộc tỉnh An-Giang, [32] tăng thiết huyện Vĩnh - Trị thuộc phủ Định - Viễn. Năm thứ 14 (1833) có biển nghịch Khôi, tỉnh thành thất thủ, sau lại khôi phục. Năm 18 (1837) đặt thêm phủ Hoằng-Trị và huyện Bảo Hựu, huyện DuyMinh. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) dẹp bỏ phủ Hoång-An, còn huyện Duy-Minh qui về huyện Tân-Minh kiêm nhiếp, thuộc với phủ Hoằng-Trị và huyện Bảo-An về phủ Hoằng Trị kiêm nhiếp. Vậy là tỉnh này lãnh 3 phủ 8 huyện.

PHỦ ĐỊNH-VIỄN

phía đông tỉnh thành 2 dặm. Từ đông đến tây cách 76 dặm, từ nam đến bắc cách 62 dặm. Phía đông đến huyện. giới Duy-Minh phủ Hoằng-Trị 28 dặm, phía tây đến huyện giới An-Xuyên tỉnh An Giang 48 dặm, phía nam đến huyện. giới An-Xuyên tỉnh An-Giang [3b] 30 dặm, phía bắc đến huyện-giới Tân-Minh phủ Hoằng-Trị 33 dặm. Nguyên xưa là đất Thủy-Chân-Lạp. Bản triều khi đầu mở mang đặt làm châu Định-Viễn. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) thăng làm phủ, 3 tổng Vĩnh Bình Vĩnh An và Tân-An thăng làm huyện, thuộc phủ

quản hạt. Năm thứ 12 (1813) đặt thêm huyện Vĩnh Định, cũng thuộc về phủ. Năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823) chia đất huyện Tân An làm 2 huyện Tân-Minh và Duy-Minh biệt thuộc phủ Hoằng An. Năm thứ 13 (1832) 2 huyện Vĩnh Định và Vĩnh-An biệt thuộc về tỉnh An-Giang, lại chia phần đất huyện Vĩnh Bình đặt thêm làm huyện Vĩnh-Trị, phủ kiêm lý huyện Vĩnh Bình mà thống hạt huyện Vĩnh-Trị. Lãnh 2 huyện, 14 tổng, 116 thôn.

HUYỆN VĨNH BÌNH

[4a] Từ đồng đến tây cách 44 dặm, từ nam đến bắc cách 61 dặm: phía đông đến huyện giới Vĩnh-Trị 36 dặm, phía tây đến huyện giới An-Xuyên tỉnh An-Giang 8 dặm, phía nam đến huyện.giới Vĩnh Định tỉnh An-Giang 30 dặm, phía bắc đến huyện.giới Duy-Minh phủ Hoằng-Trị 31 dặm. Nguyên trước là địa phận tổng Bình-Dương, năm Gia-Long thứ 7 (1808) cải đặt làm huyện nầy, thuộc phủ kiêm lý. Lãnh 8 tầng, 75 thôn.

HUYỆN VĨNH TRỊ

phía đông nam phủ 59 dặm. Đông đến tay cách 41 dặm, nam đến bắc cách 51 dặm : phía đông đến huyệngiới Trà-Vinh phủ Lạc-Hóa 17 dặm, phía tây đến huyệngiới Vĩnh Bình 23 dặm, phía nam đến huyện-giới Tuân-Mỹ phủ Lạc-Hỏa [4b] 33 dặm, phía bắc đến huyện-giới Tân-Minh phủ Hoằng-Trị 18 dặm. Nguyên trước là địa-phận huyện Vĩnh Bình, năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) chia đặt làm huyện này. Năm thứ 16 (1835) trích nửa phần trong 2 tổng của huyện này cho thuộc vào 2 huyện Tuân-Mỹ, Trà-Vinh trong phủ Lạc Hóa, lại đồi đem một tổng thồ-dân của huyện Trà-Vinh thuộc về huyện nầy, và cho thống hạt với phủ. Hiện lãnh 6 tổng, 43 thôn.

PHỦ HOẰNG TRỊ

phía đông tỉnh thành 65 dặm. Đông đến tây cách 140 dặm, nam đến bắc cách 53 dặm, đồng đến biển hơn 100 dặm, tây đến sông huyện Kiến-Đăng tỉnh Đinh–Tường 40 dặm, nam đến huyện-giới Vĩnh-Trị phủ Định-Viễn 25 dặm, bắc đến huyện giới Kiến-Hưng tỉnh Định Tường 28 dặm. [5a] Nguyên trước là địa phận tổng Tân-An; năm Gia-Long thứ 7 1808) thăng làm huyện và vẫn chia làm 2 huyện là : Tân Minh, Bảo An. Năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823) thăng huyện Tân-An làm phủ Hoàng-An, lấy tổng Tân-Minh và tổng Bảo-An làm 2 huyện Tân-Minh và Duy Minh. Chia huyện Bảo.An làm 2 huyện là : Bảo An và Bảo-Hựu. Phủ Hoằng-An kiêm lý huyện Tân-Minh mà thống hạt huyện Duy-Minh. Đặt thêm phủ Hoằng-Đạo kiêm lý huyện Bảo Hựu mà thống hạt huyện Bảo-An. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) cải phủ Hoằng-Đạo làm phủ Hoằng-Trị. Năm Tự. Đức thử 4 (1851) dẹp bỏ phủ Hoằng-An, đề phủ Hoằng-Trị kiêm lý huyện Bảo Hựu, kiêm nhiếp huyện Bảo-An và thống hạt 2 huyện Tân-Minh và Duy-Minh. Vậy là phủ Hoằng-Trị lãnh : huyện, 22 tổng, 152 thôn và bang.

HUYỆN BẢO HỰU

Huyện Bảo-Hựu : [5b] Đông đến tây cách 52 dặm, nam đến bắc cách 26 dặm. Phía đông đến huyện-giới Bảo An 12 dặm, phía tây đến sông huyện Kiến-Đăng tỉnh Định Tường 40 dặm, phía nam đến giới hạn huyện Tân Minh và huyện Duy-Minh 11 dặm, phía bắc giáp huyện giới Kiến-Hưng tỉnh Định Tường 15 dặm. Nguyên trước là địa-phận huyện Bảo-An, năm Minh Mệnh 18 (1837) chia đặt huyện nầy thuộc phủ kiêm-lý. Lãnh 6 tổng, 42 thôn và bang.

« TrướcTiếp tục »