Hình ảnh trang
PDF
ePub

Từ đông đến tay cách nhau 205 dặm, từ nam đến bắc cách nhau 119 dặm ; phía đông đến biển và giáp ranh giới tỉnh Định-Tường 171 dặm, phía tây giáp giới sông Tiền-Giang tỉnh An-Giang 34 dặm, phía nam đến giới hạn sông Hậu-Giang tỉnh An-Giang 99 dặm, phía bắc đến giới hạn sông Tiền Giang tỉnh Định-Tường 20 dặm, phía đông-nam đến biển 160 dặm, phía tây nam đến giới hạn tỉnh An-Giang 53 dặm, phía đông bắc đến giới-hạn tỉnh Định-Tường 28 dặm, phía tây-bắc đến giới hạn tỉnh Định-Tường 11 dặm. Từ tỉnh trị đến kinh đô 1992 dặm.

[1b] PHÂN DÃ

Thiên Văn : phân dã sao Dư quỉ, vị thứ sao Thuần thủ..

KIẾN TRÍ DIỄN CÁCH

Nguyên xưa là đất Tầm-Đôn Xoài-Lạp của Thủy-Chân-Lạp. Bản triều khi đầu kinh lý miền nam đặt 1 phủ Định-Tường mộ dân đến ở, lại lập trang trại Man-Nậu để có thống-thuộc. Năm Nhâm-ti đời vua Túc-Tôn Hoàng-Đế thử 7 (1732) lấy địa thế Gia-Định rộng rãi, chia đất ở phía nam dinh Phiên-trấn đặt là châu Định-Viễn, dinh Long-Hồ vẫn thuộc về phủ Gia-Định [2a] Năm Bính-ti đời vua Thế . Tôn Hoàng-Đế thứ 19 (1756), quốc vương Cao-Man là Nặc.Nguyên đem dưng đất hai phủ Tầm-Đôn Xoài-Lạp cải thuộc châu Định-Viễn. Năm Đinh-sửu (1757) nước Cao.Man loạn, Nặc.Tôn chạy qua Hà-Tiên, Mạc Thiên Tích tàu xin sách lập Nặc-Tồn làm vua Cao-Man. Nặc Tôn bèn dừng đất Tầm-Phong-Long, sau khi ấy lại dời dinh Long-Hò qua xử Tầm Bảo (nay là địa-phận thôn Long Hồ). Lại ở Sa-Đéc đặt đạo Đông-Khẩu ; Tiền Giang đặt đạo Tàn-Châu ; Hậu Giang đặt đạo Châu-Đốc, đều thuộc dinh Long-Hồ Năm Giáp-ngọ (1774) về sau, bị binh Tây-Sơn giày xéo nhiều năm. Qua năm Quí-hội đời vua Thế-Tô Cao-Hoàng Đế thứ 2 (1803) khâm định Châu-địa đồ * triệt bỏ * * địa giới dinh Long-Hồ làm dinh Hoàng-Trấn. Năm Giáp-tỷ (1804) cải làm dinh Vĩnh Trấn, đặt chức Lưu-thủ, Cai. bộ và Kỷ-lục. Năm sau đem 2 đạo Long-Xuyên Kiên-Giang [2b] tỉnh Hà-Tiên thuộc về dinh này, và cải đặt chức Trấn-thủ, Hiệptrấn và Tham hiệp. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) cải làm trấn

H

* Châu địa đồ là bản địa đồ có đóng dấu son của nhà quan đề làm công cử. đi đc Có câu : triệt trường bồ đoàn, nghĩa là cắt chỗ dài bò qua chỗ vắn,

Vĩnh Thanh thuộc thành Gia-Định, thăng châu Định-Viễn làm phủ, thắng 3 thuộc tổng : Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân-An làm huyện. Năm thứ 9 (1810) lại đem 2 đạo Long-Xuyên và Kiên Giang thuộc trấn Hà-Tiên như cũ. Năm thứ 12 (1813) tăng thiết huyện Vĩnh-Định. Năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823) chia đất huyện Tân-An làm 2 huyện Tân-An, Bảo-An, đặt phủ Hoàng-An. Năm 13 (1832) cải làm trấn Vĩnh-Long, phân hạt gọi là tỉnh Vĩnh Long, đem 2 huyện Tuân-Nghĩa, Trà Vinh nguyên thuộc phủ Lạc-Hóa thành Gia-Định thuộc về tỉnh này. Lại đặt chức Tổngđốc Long-Tường thống trị 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường và 1 Bố-chánh 1 Án-sát, lại đem 2 huyện Vĩnh.Định, Vĩnh-An và đạo Châu-Đốc cải thuộc tỉnh An-Giang, [32] tăng thiết huyện Vĩnh - Trị thuộc phủ Định - Viễn. Năm thứ 14 (1833) có biển nghịch Khôi, tỉnh thành thất thủ, sau lại khôi phục. Năm 18 (1837) đặt thêm phủ Hoằng-Trị và huyện Bảo Hựu, huyện DuyMinh. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) dẹp bỏ phủ Hoång-An, còn huyện Duy-Minh qui về huyện Tân-Minh kiêm nhiếp, thuộc với phủ Hoằng-Trị và huyện Bảo-An về phủ Hoằng Trị kiêm nhiếp. Vậy là tỉnh này lãnh 3 phủ 8 huyện.

PHỦ ĐỊNH-VIỄN

Ở phía đông tỉnh thành 2 dặm. Từ đông đến tây cách 76 dặm, từ nam đến bắc cách 62 dặm. Phía đông đến huyện. giới Duy-Minh phủ Hoằng-Trị 28 dặm, phía tây đến huyện giới An-Xuyên tỉnh An Giang 48 dặm, phía nam đến huyện. giới An-Xuyên tỉnh An-Giang [3b] 30 dặm, phía bắc đến huyện-giới Tân-Minh phủ Hoằng-Trị 33 dặm. Nguyên xưa là đất Thủy-Chân-Lạp. Bản triều khi đầu mở mang đặt làm châu Định-Viễn. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) thăng làm phủ, 3 tổng Vĩnh Bình Vĩnh An và Tân-An thăng làm huyện, thuộc phủ

quản hạt. Năm thứ 12 (1813) đặt thêm huyện Vĩnh Định, cũng thuộc về phủ. Năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823) chia đất huyện Tân An làm 2 huyện Tân-Minh và Duy-Minh biệt thuộc phủ Hoằng An. Năm thứ 13 (1832) 2 huyện Vĩnh Định và Vĩnh-An biệt thuộc về tỉnh An-Giang, lại chia phần đất huyện Vĩnh Bình đặt thêm làm huyện Vĩnh-Trị, phủ kiêm lý huyện Vĩnh Bình mà thống hạt huyện Vĩnh-Trị. Lãnh 2 huyện, 14 tổng, 116 xã thôn.

HUYỆN VĨNH BÌNH

[4a] Từ đồng đến tây cách 44 dặm, từ nam đến bắc cách 61 dặm: phía đông đến huyện giới Vĩnh-Trị 36 dặm, phía tây đến huyện giới An-Xuyên tỉnh An-Giang 8 dặm, phía nam đến huyện.giới Vĩnh Định tỉnh An-Giang 30 dặm, phía bắc đến huyện.giới Duy-Minh phủ Hoằng-Trị 31 dặm. Nguyên trước là địa phận tổng Bình-Dương, năm Gia-Long thứ 7 (1808) cải đặt làm huyện nầy, thuộc phủ kiêm lý. Lãnh 8 tầng, 75 xã thôn.

HUYỆN VĨNH TRỊ

Ở phía đông nam phủ 59 dặm. Đông đến tay cách 41 dặm, nam đến bắc cách 51 dặm : phía đông đến huyệngiới Trà-Vinh phủ Lạc-Hóa 17 dặm, phía tây đến huyệngiới Vĩnh Bình 23 dặm, phía nam đến huyện-giới Tuân-Mỹ phủ Lạc-Hỏa [4b] 33 dặm, phía bắc đến huyện-giới Tân-Minh phủ Hoằng-Trị 18 dặm. Nguyên trước là địa-phận huyện Vĩnh Bình, năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) chia đặt làm huyện này. Năm thứ 16 (1835) trích nửa phần trong 2 tổng của huyện này cho thuộc vào 2 huyện Tuân-Mỹ, Trà-Vinh trong phủ Lạc Hóa, lại đồi đem một tổng thồ-dân của huyện Trà-Vinh thuộc về huyện nầy, và cho thống hạt với phủ. Hiện lãnh 6 tổng, 43 thôn.

PHỦ HOẰNG TRỊ

Ở phía đông tỉnh thành 65 dặm. Đông đến tây cách 140 dặm, nam đến bắc cách 53 dặm, đồng đến biển hơn 100 dặm, tây đến sông huyện Kiến-Đăng tỉnh Đinh–Tường 40 dặm, nam đến huyện-giới Vĩnh-Trị phủ Định-Viễn 25 dặm, bắc đến huyện giới Kiến-Hưng tỉnh Định Tường 28 dặm. [5a] Nguyên trước là địa phận tổng Tân-An; năm Gia-Long thứ 7 1808) thăng làm huyện và vẫn chia làm 2 huyện là : Tân Minh, Bảo An. Năm Minh-Mệnh thứ 4 (1823) thăng huyện Tân-An làm phủ Hoàng-An, lấy tổng Tân-Minh và tổng Bảo-An làm 2 huyện Tân-Minh và Duy Minh. Chia huyện Bảo.An làm 2 huyện là : Bảo An và Bảo-Hựu. Phủ Hoằng-An kiêm lý huyện Tân-Minh mà thống hạt huyện Duy-Minh. Đặt thêm phủ Hoằng-Đạo kiêm lý huyện Bảo Hựu mà thống hạt huyện Bảo-An. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) cải phủ Hoằng-Đạo làm phủ Hoằng-Trị. Năm Tự. Đức thử 4 (1851) dẹp bỏ phủ Hoằng-An, đề phủ Hoằng-Trị kiêm lý huyện Bảo Hựu, kiêm nhiếp huyện Bảo-An và thống hạt 2 huyện Tân-Minh và Duy-Minh. Vậy là phủ Hoằng-Trị lãnh : huyện, 22 tổng, 152 xã thôn và bang.

HUYỆN BẢO HỰU

Huyện Bảo-Hựu : [5b] Đông đến tây cách 52 dặm, nam đến bắc cách 26 dặm. Phía đông đến huyện-giới Bảo An 12 dặm, phía tây đến sông huyện Kiến-Đăng tỉnh Định Tường 40 dặm, phía nam đến giới hạn huyện Tân Minh và huyện Duy-Minh 11 dặm, phía bắc giáp huyện giới Kiến-Hưng tỉnh Định Tường 15 dặm. Nguyên trước là địa-phận huyện Bảo-An, năm Minh Mệnh 18 (1837) chia đặt huyện nầy thuộc phủ kiêm-lý. Lãnh 6 tổng, 42 xã thôn và bang.

« TrướcTiếp tục »