Hình ảnh trang
PDF
ePub

[31a] Lê-Văn Quân : Người huyện-Kiến-Hưng, dũng cảm thiện chiến, có công lao ở Vọng-Các, theo vua về Gia-Định đến đâu đánh dẹp cũng đều có công, làm lần đến chức Bình tây Đô đốc Chưởng-tiền-quân Quận công, sau có lần bị bại trận, ông tự hồ thẹn phẫn uất mà tự sát.

Hồ-Văn-Lân : Người huyện Kiến Hưng, ban đầu làm chức Cai-cơ cùng Điều-khiển là Dương-Văn-Trùng hội binh đánh giặc ở Long-Hồ, lại theo Đỗ Thanh-Nhân đánh Chân-Lạp, đánh yên, Lan ở lại bảo-hộ Chân-Lạp. Sau Tây-Sơn vào lấy Gia-Định, vua chạy ra nước ngoài, Lân thâu thập dư chủng đánh phá quân Tây-Sơn ở Long-Hồ,được thiên qua chức Chưởng-Cơ, quản lãnh binh tỉnh Quảng-Nam chống đánh Tây Sơn, kịp khi Tây-Sơn trở lại chiếm cứ, quân ta thất lợi, Lân theo đường Lê-Việt chạy qua Xiêm tòng giá, năm Đinh-vị (1787) vua sắp hòi-loan, [31b] khiến ông Lan đi trước về Kiên-Giang thu binh hội tại Mỹ Tho rồi cùng quân địch đánh nhau ở sông Chanh đắc thắng; ông theo vua về Gia Định, giữ Hữu thủy cơ, liền được thăng chức Chưởng-cơ, bịnh mất, được tặng Thiếu-Bảo Quận-Công.

Phạm-Văn-An : Người huyện Kiến-Hòa, khi đầu trung-hưng, làm chức Hùng-phong-vệ Vệ-ủy, theo Hoài-quốc-công Võ Tánh giữ thành Bình-Định, bị mất, tặng chức Chưởng-cơ, liệt tự vào miếu Chiêu-trung Trung-tiết công-thần. Đồng thời có người đồng huyện là Nguyễn-Phụng-Giao làm đến chức Nghị võ vệ Vệ ủy theo giữ thành Bình Định, bị trận vong cũng được tặng chức Chưởng-cơ liệt tự vào các miếu kể trên.

Mạc-Văn-Tô: Người huyện Kiến-Hòa, khi đầu theo Hoài-quốc. công Võ-Tánh khởi binh đánh Tây-Sơn, có quân-công, tiết thứ làm đến Tiền quân-chi tiền chi, Hậu-quân Phó-tướng-quân, Hồ

uy-vệ Vệ-ủy, [32a]Hành-trấn lưu-thủ, Điều-hữu-quân Phó-tưởng, thăng Chưởng-quân-cơ. Năm Gia-Long thứ 11 (1812) đóng giữ ở Quang-Hóa phòng ngự binh nước Xiêm. Năm Minh-Mệnh thứ 2 (1821) già yếu xin về hưu rồi mất.

Đoàn Cảnh-Cư : Người huyện Kiến-Phong, có công ở VọngCác, tiết thú làm Thống-binh Cai-cơ, Hữu-quân Phó trung-chi, thiên Trưởng-chi-tả chi, Tuyền-phong Hậu-vệ-ủy. Năm Ất-mão (1795) mùa hạ đại binh đến cứu viện Diên-Khánh, ông cự chống đánh với quân Tây-Sơn ở núi Thị-Nghi bị tử trận, được tặng chức Chưởng-cơ, liệt tự nào miếu Hiền trung, và miếu Trung hưng Công thần.

Hoàng-Văn Tứ: Người huyện Kiến-Hòa, có công ở Vọng Các, làm đến chức Cộng-võ vệ Chánh-vệ, theo ra Qui-Nhơn, đánh với Tây-Sơn ở Thạch-Cốc bị trận vong, được tặng chức Chưởng-cơ, liệt tự vào miếu Hiền-trung và miếu Trung-hưng Công-thần.

[32b} Nguyễn-Văn-Thơ : Người huyện Kiến-Phong, tỉnh khẳng khái có khi tiết, khi đầu được chiêu mộ theo Tổn thấtHội đi đánh giặc, làm quan lần đến Hậu-quân Phó-tưởng, Khâm. sai Chưởng-cơ, khi tòng chinh ở Thi-Nại, bị quân địch bắn chết, được tặng chức Chưởng-cơ, liệt tự vào miễu Trung hưng Côngthần.

Trương-Văn-Hoảng : Người huyện Kiến-Đăng, có công lúc ở Vọng-Các, làm quan đến Dũng-vệ, tòng chinh Qui-Nhơn bị trận vong, được tặng chức Chưởng-cơ, liệt tự vào miếu Trung hưng Công thần và miếu Hiền trung.

Đặng-Văn-Lượng : Người huyện Kiến-Hưng, cỏ công ở Vọng. Các, làm đến chức Chưởng-cơ. Năm Giáp-thìn (1784) theo vua

về Gia-Định đánh giặc ở Ba-Lai bị tử trận, được liệt tự vào miếu Hiển trung và miếu Trung-hung.

(33a] Nguyễn-Hoài Quỳnh : Người huyện Kiến-Hòa, cỏ vănhọc, thi đậu, bồ Lễ-sinh ở phủ, thiên qua Hồ-uy-dinh tham-luận, theo Hoài quốc công Võ Tánh ở thành Bình-Định, sau trốn ra kinh, rồi làm Hiệp trấn tỉnh Bình Định và tỉnh Nghệ An, thăng Hình bộ Tả-tham-tri lãnh Hình tào Bắc-Thành.

Nguyễn Văn Hiếu : Người huyện Kiến-Hưng, khi đầu trunghưng theo Hoài-quốc công Võ.Tánh khởi nghĩa-binh làm quan đến Cai-cơ trưởng-chi, theo Võ-Tánh giữ thành Bình Định chống đánh với quân địch ở cửa đồng, chưa bị đạn bị quân địch bắt, thừa cơ chúng sơ ý ông chạy về quân ta, được thăng Hậu-quân Phó-tướng, đem binh lấy Bắc-Thành, rồi ra làm Trấnthủ Nam-Định. Văn-Hiếu có tánh khiêm-cung hòa nhã, cai trị ngoài quận có chánh tích tốt, năm Minh-Mệnh thứ 7 (1826) thăng Thần-sách tả-dinh Phó-đô thống-chế, [33b] lãnh Trấnthủ Nghệ-An, năm thứ 8 (1827) sung Kinh lược đại sứ NamĐịnh, lại thăng Đô-thống-chế, vẫn lãnh Trấn thủ Nghệ An, sau ra làm Tổng-đốc Hà-Ninh, it lúc được triệu về thăng thự Tả-quân Đô-thống-phủ chưởng-sự, phong Lương-nắng-bả. Năm Tự Đức thứ 3 được bỏ tự vào miếu Trung-hưng Công thần.

Lê-Văn-Thụy: Người huyện Kiến.Hưng, khi đầu trung-hưng ông đầu quân làm Tượng quân cai-đội, trải lúc tòng chinh có nhiều công lao được thăng Tượng-vệ Vệ-ủy, năm Minh.Mệnh 15 (1834) phải qua Cam-Lộ đánh dẹp, ông trở dũng-lực tranh tiên bắt sống được tướng nước Xiêm và đánh lui quân Xiêm, lấy quân công ấy được thăng chức Chưởng-cơ và phong tước Thông-cương-nam.

[34] LIỆT NỮ

Nguyễn-Thị-Liệu : Người huyện Kiến-Đăng, có một hôm thị đi đường một mình gặp thổ dân tên là Giao Áp bức thị đề thông gian, thị giữ tiết mà chết, không để tên cường bạo làm ô nhục. Năm Thiệu-Trị thứ 5 (1815) được ban kim biển.

[blocks in formation]

Dã đạo ; tục danh là quỉ cốc, ở huyện Kiến-Đăng có nhiều lúa nầy, hay sinh nơi thấp ướt trong hố chằm, tháng 9, 10 đã chín dùng ăn được, thổ dân thường cắt để làm thựcphẩm.

[blocks in formation]
[blocks in formation]

[34b] (chuối có nhiều thử duy có chuổi « ngự » ngon hơn, nó không có hoa, buồng trải từ trong thân cây trở ra, trái lớn mà thơm và ngọt, khác hơn các thủ chuối thường).

[blocks in formation]
« TrướcTiếp tục »