Hình ảnh trang
PDF
ePub

Trạm sông Định-Hòa : ở thôn Nhân-Hậu huyện Kiến-Hòa, phía tây đến trạm sống Định-An 34 dặm.

Trạm sông Định-An: ở thôn Phủ-Hội huyện Kiến-Hòa, phía tây đến trạm sông Vĩnh Phước tỉnh Vĩnh-Long 40 dặm.

THỊ ĐIỂM

Chợ Mỹ-Tho : Ở huyện Kiến Hưng, tục gọi chợ Phổ.Lớn, có những nhà ngói cột chạm[260]chùa rộng, đình cao ở bến sông có những ghe thuyền hạng đi biển và hạng đi sông tới lui, thật là một đò hội phồn-hoa huyện-nảo. Từ khi Tây-Sơn chiếm cử chỗ này thành ra chiến trường bị đốt cháy gần hết, đến năm Mậu thân (1788) trung hưng về sau, người ta lần trở về, tuy được trù mật, nhưng xem với khi trước chưa được một nửa. Năm Nhân-tỷ (1792) có làm cầu Qui-Mộc * để đi thông qua đồn KiếnĐịnh, đến năm Tàn–dậu (1801) cầu hu không tu tạo lại, nay chỉ dùng đò qua lại mà thôi.

Chợ Lương-Phú :Tục danh chợ sống Tranh ở huyện Kiến. Hưng, phổ xả trù mật, cầu phía đông là bến Phật–Tự đều là nhà ở bán lúa gạo, nên những ghe đến mua gạo thường đậu đóng ở đấy, chỗ đây cũng gọi là Chợ-lớn.

[26b] Chợ Hưng-lợi : ở phía bắc huyện Kiến-Hưng tục danh chợ Cu-Úc ở phía nam thôn An-Định, hàng quản liền khít, mặt chợ ngỏ ra đại giang, thuyền người qua lại phải đậu ở đấy, đợi nước lên mới đi được, vì vậy nên chỗ sống này có nhiều ghe nhỏ chở bản đồ ăn.

* Qui mộc : cây quà. Có lẽ chỗ cầu ấy có cây quì hay là có cây ngả quì xuống.

Chợ Cát-Phụ (Cò Cát) : ở huyện Kiến-Hưng, dân-gia thường hay nấu rượu làm sinh-kế, rượu ngọn ở Nam Kỳ, sản xuất nhiều nhất là ở nơi đây.

Xoi.

Chợ Trà-Luật : ở huyện Kiến Hưng tục danh là chợ Hàng

Chợ Đề-Võng (Đáy lưới) : ở huyện Kiến-Hòa, nhân dân ở đẩy chuyên về nghề đánh cả nên gọi tên ấy.

Chợ Kiến Định : ở huyện Kiến-Hưng, nơi đầu chợ có phủ trị. [27 a] Chợ Lễ-Phụ: ở huyện Kiên Hòa, đầu chợ có cầu dài 6 thước.

Chợ Kỳ-Hôn : ở huyện Kiến Hòa, cách phía đông 1 dặm có chợ Mễ (gạo), gần phía bắc có chợ Lương, cách 7 dặm có chợ Văn, 8 dặm có chợ Sanh.

Chợ An-Bình : ở huyện xả trù mật, nhiều nhà làm đem bán cho thương nhân buôn bán ở Cao-Man.

Kiến-Hòa tục danh chợ Cái-Bè, phố nghề thợ nhuộm, nhà giàu hay trữ cau Sài-gòn, và làm ghe thuyền để đi

Chợ Mỹ-Quí : ở huyện Kiến-Đảng.
Chợ Hòa-Sơn: ở huyện Kiến-Đăng

Chợ Hội-Sơn : ở huyện Kiến-Đăng

TÂN LƯƠNG (Cầu Đò)

Cầu Mỹ-Tho : ở huyện Kiến Hưng, dài 15 trượng, cách phía tây 3 dặm có cái cầu ngang dài 7 trượng, lại cách phía tây 1 dặm có cầu Bến-Chùa, dài 6 trượng 5 thước.

Cầu Danh-Bình : ở huyện Kiến-Hưng, dải 8 trượng.
Cầu Vọng-Thê : ở huyện Kiến-Hung, dài 6 trượng

Cầu An-Đức : ở huyện Kiến-Hưng dài, 6 trượng.

[28 a] Cầu Qua-Phụ (Gò Dưa) : ở huyện Kiến Hưng, dài 4 trượng, tục danh cầu Lão Lãnh.

Cầu Triệu-Phụ (Gò-Triệu) : ở huyện Kiến Hưng dài 4 trượng, 5 thước.

Cầu Tinh-Phụ (Gò-Sao): ở huyện Kiến-Hưng, dài 4 trượng. Cầu Mỹ-Lương : ở huyện Kiến-đăng, dài 17 trượng, tục danh cầu (?) *.

Cầu Mỹ-Long : ở huyện Kiến.Hưng, dài 5 trượng, tục danh cầu Lạch-Miếu.

Cầu Cái-Lao hạ : ở huyện Kiến-Hưng dài 6 thước.

Cầu Cái-Bầu : ở huyện Kiến-Hưng dài 7 trượng 5 thước.

TỪ MIẾU

[28b] Đìn Xã-Tắc : ở phía tây tỉnh thành, địa-phận thôn BinhTạo huyện viến-Hưng. Ngó về hướng bắc, thờ thần Xã tắc trong bản tỉnh. ( ui chế:thành thứ 1 (thành nội) chu-vi 16 trượng 9 thước, cao 2 thước 5 tấc. Thành thứ 2 (thành ngoại) chu vi 10 trượng 4 th ước, cao 1 thước 3 tấc. Xây năm Minh Mệnh thứ 11 (1833).

Đàn Tiên -Nông : ở phía đông tỉnh thành địa phận thôn ĐiềuHòa, huyện Kiến-Hưng, ngỏ về hướng nam thờ thần Tiên nông. Qui-chế ; c 1u-vi 14 trượng 4 thước, cao 2 thước 7 tấc, xây năm 13 (?) có 31ẫu tịch điền, và có kho thân trữ lúa ở góc đông-bắc.

* Có kĩ là cầu Cái-Đà.

[29a] Miếu Hội-Đồng : ở phía đông tỉnh thành địa-phận thôn Mỹ.Chính huyện Kiến Hòa, thờ các đẳng Tôn Thần âm dương thượng trung hạ * trong xử, Qui-chế : Chinh đường 3 gian, tiền. đường 5 gian, dựng năm Gia-Long thứ 7 (1808), năm Tự Đức thứ 3 (1850) trùng tu.

Miếu Thành-Hoàng : ở phía tây tỉnh thành, địa phận thôn Bình-Tạo huyện Kiến Hưng, thờ thần Thành hoàng bản xứ. Qui chế : tiền-đường 3 gian, dựng năm Thiệu-trị thứ 2 (1842), trùng tu năm Tự Đức thứ 2 (1849).

Miếu Long-Vương : ở phía đông huyện Kiến Hòa, phía nam của Tiểu Hải địa-phận thôn Từ.Linh, thờ thần Nam Hải Long, Vương, Qui-chế : miếu-đường 1 gian, 2 chái, dựng năm Minh. Mệnh thứ 16 (1835).

[29b] TỰ QUÁN

Chùa Linh-Tựu : ở địa phận xã Thạnh-Phú huyện Kiến.Hưng, chùa này đã tối cổ mà có danh thắng, năm Gia Long thứ 10 (1811) ngự-tử tên chùa là Long-Nguyên-Tự, năm thứ 11 (1812) sư chùa ấy mộ dân-đinh ngoại tịch * * 10 người làm tự phụ * * * khỏi xâu linh, năm Thiệu-Trị nguyên niên (1841) đổi lại tên này.

Chùa Linh-Phong : Có một tên nữa gọi Chùa Thành ở địa phận thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng, nguyên xưa người Chân Lạp đã đắp một cái nền đất cao rộng, dưới xây nhiều thổ chuyên (gạch), sau người làng ấy là Lê-văn-Tâm [30a] quyền liễm xây làm chùa Phật, bốn bề có hoa sen quanh khắp, rất có giai thắng.

* Thượng-đẳng, Trung đằng, Hạ đảng thần.

* * Dân ngoại số chưa chịu thuế.

* * * Phu ở giữ chùa.

Chùa Bửu Lâm . ở địa-phận thôn. Phủ-Hội huyện Kiến-Hưng, do bà Nguyễn-Thị-Đạt người trong thôn xuất của sáng lập chùa này năm Gia-Long thứ 2 (1803).

Chùa Thiên-Phước : ở địa-phận thôn Mỹ Chánh huyện Kiến. Hòa, năm Gia-Long thứ 2 (1803) người trong thôn là Ban-VănThiện xuất của dựng lên một tòa 5 nóc, cảnh trí rất đẹp, nay hương hỏa vẫn còn.

Hội-Quán Hội-Bửu : ở địa-phận thôn Mỹ-Chánh huyện Kiến. Hòa, năm Gia-Long thứ 18 (1819) người thôn Phủ-Hội là bọn ông Nguyễn-Ngọc.Giảng cấu tạo phụng tự Đức Quan thánh Đế

quân.

BẢN-TRIỀU NHÂN VẬT

[30b] Nguyễn Huỳnh-Đức : Người huyện Kiến-Hưng, ông nguyên là họ Hoàng, sau vua ban cho họ Nguyễn, có sức mạnh hơn đời, người ta xưng ông là hổ tướng. Khi đầu trung hưng ông theo vua coi việc ngựa xe từng trải những sự gian-nan, bị Tây-Sơn bít, ông lén trốn qua Xiêm để hộ giá, vừa vua Thể tở hồi loan G a-Định, ông ở Xiêm theo về, vua thấy rất mừng, trao cho ông chức Trung-dinh Giám quân Chưởng-cơ, sau có công được dời qua chức Hữu-quân Bình-tây Tưởng-quân. Năm Tânsửu (1781) lồn binh ở Thị-Dã, cầm cự với tưởng Tây-Sơn là TrầnQuang-Diệu, khi Diệu trốn, ông ở lại trấn thủ Bình Định. Vua ban cho tước Quận-công thay cho Nguyễn-Văn-Thành đi Tổng trấn Bắc-thành, sau về trấn Gia-Định, bịnh mất, được tặng Thái. phó, liệt tự vào miếu Trung hưng Công-thần, lại được tùng sự Thế miếu, phong tước Kiến Xương Quận Công.

« TrướcTiếp tục »