Hình ảnh trang
PDF
ePub

vậy, còn đất che kín cho bạc-sa ở Hà-Bắc, tục gọi là con hươu (7), đứng xiêu về hướng đông sóng gió mà khí núi hùng hậu, thể đất dũng kiện, bờ bến kiên cổ, cây cỏ tổi tươi, trông có sinh khí phù động mỹ mãn, có nhân dân thôn Quí Châu ở đẩy.

[20a] Còn Thái-Sơn : ở phía nam huyện Kiến-Hưng, phía tây sống Mỹ Tho, chu vi 5 dặm, có bãi Tồn tục gọi là Cù lao hộ phụ thuộc ở phía tây, đất bồi, khí vượng, có nhân dân thôn Thái-Sơn ở đấy.

Cần Phú-An : ở phía nam huyện Kiến-Hưng, phía tây sông Tri Tường, gò dài 8 dặm, ruộng vườn xanh tốt, có 3 thôn dân cư : Phú An-Tây, An Phú và An Lộc, sông rộng nước trong, nhìn thấy một vùng trời nước minh mông, siêu nhiên như một cảnh giới Bồng-Doanh vậy.

Bãi Thi-Hàn : ở phía nam huyện Kiến-Phong, phía bắc TrườngGiang, dài 42 dặm, sông Thi và sông Hàn chảy bao giáp hai bên mà châu ấy nằm nỗi chính giữa, nên gọi châu Thi-Hàn. Trong bãi này gồm có 6 châu,[20b|mà đầu nhọn của 6 châu xây về hướng bắc nên cũng gọi Lục-châu-đầu. Đầu phía đông : châu thử nhất là địa phận 2 thôn: Mỹ-Lương và Hòa-Lộc, châu thứ 2 là địa. phận thôn Nghĩa-Hưng. Châu thứ 3 là trấn giữ giòng nước phân chi của sông Cổ-Lịch. Châu thứ 4 là địa-phận thôn Mỹ-Thuận. Châu thử 5 là địa-phận thôn Mỹ-An. Châu thử 6 là địa-phận thôn Thanh-Hưng và thôn Mỹ-Long. Trong châu cây cối cao to, ruộng vườn béo tốt.

Bãi Ô : ở huyện Kiến Phong phía bắc sông Tiền Giang, phía nam châu Long An lại làm ngoại án cho sông Long An. Có những vườn dừa sum-sê, cây cối rậm tốt, ngoài ra có vực sâu cả tôm sinh sản rất nhiều, bầy quạ thường tụ đến bắt cá nên gọi là Ô-Châu (hay Điều-Châu); châu này dài 7 dặm, có thôn-dân cư trú.

[21a] Bãi Ba-lăng : ở phía tây huyện Kiến Đăng, phía bắc thượng-lưu sông Tiền Giang. Xung khách giữa sông dài sóng lớn, nên gọi tên này. Châu dài 5 dặm, tre cây sinh sản tòng tạp cao to khi đất sinh vượng, có thôn Tân-An mới lập, dân gia ở đấy.

Hồ Pha-Trạch : ở huyện Kiến-Đăng, từ đông đến tây tiếp giáp giới hạn Cao Man, có những hồ ao cá tôm dư dùng. Tháng 4 tháng 5 gặp mưa nước mát, loài cả sinh đẻ đi lần trong ruộng và vô chằm ao, gặp chỗ nào có

vũng nước và cỏ cây cỏ ẩn núp, tuy nước sâu độ một tấc cả cũng tụ ở, đến tháng 10 hết mùa mưa, nước rút cạn thì cá trở ra sông. Ở trong các sông người ta dùng đăng dày bằng tre đóng ngang giữa sông mà bắt cá (21b) đựng trong ghe lớn rộng lấy nước ngọt, cá sống được lâu, khi bán ra thì lấy giỏ tre đong lường, chủ cả thâu lợi được nhiều. Có dãy đất Chanh Giang, Tânkinh và Bắc Giang địa thể tuy nhỏ mà người ta chuyên nghề đào ao nuôi cá để bán lấy tiền cung nạp tô thuế. Ấy là ở miền sông hồ có lợi tự nhiên vô cùng vậy.

CỔ TÍCH

lũy cũ Kiến-Định : ở trên gò Kiến-Định, thôn Tân-Lý-Tây, huyện Kiến-Hưng. Khi đầu Bản triều đặt huyện Kiến Khương lập Trường đồn-doanh ở đây. Đồn chu-vi 1 dặm rưỡi, ngoài có cái ao tư vuông một mẫu gọi là ao vuông, nguyên xưa là chỗ các tướng Cần Vương khởi nghĩa của đảng Đông Sơn đồn trú ở đây ; khi đầu Bản-triều trung-hưng [22a]cải tên lại là Trấn-Định, sau dời lỵ sở qua Mỹ-Tho mới giảm bỏ đồn này, nền cũ hiện nay vẫn còn. Phủ-Trị Kiến-An ngày nay là ở góc phía tả đồn này.

Thành đất Mỹ-Tho hoang phế : ở địa hạt huyện Kiến Hòa, cách phía đông tỉnh lỵ 1 dặm, chu-vi độ 4 dặm, có 2 cửa tả hữu, hảo rộng 4 trượng, ngoài cửa có xây cầu qua hào, ngay trước cầu có đắp lũy đất khia góc hình như con mãnh hổ, thành đất đắp năm Nhăm-tỷ (1792) khi đầu Bản triều trung hưng ; nay đã bỏ mà nền cũ vẫn còn.

Thành đất hoang phế Ba-Lai : ở huyện Kiến Hòa đắp năm Canh.tỷ (1780), khi đầu Bản triều trung hưng, ở trong có cất kho tạm để dự bị cấp phát, nay đã bỏ.

[225]Thành đất hoang Mỹ-Trang : ở huyện Kiến-Đăng, khi đầu Bản triều trung hưng Tiền quân Tôn-Thất-Hội đắp thành này để chống cự Tay-Sơn. Sau khi bỏ, lại nhân lũy cũ ấy sửa làm huyện-trị. Lại ở thôn Hòa-Sơn cũng có một thành đất nay đã bỏ, nhưng còn nền cũ.

Thành đất hoang Tra-Giang : ở bờ phía bắc sông Tra Giang huyện Kiến-Hưng, đắp năm Mậu-thân (1788) khi đầu Bản triều trung-hưng để chống Tây-Sơn, nay đã bỏ, nhưng còn nền móng

cũ.

QUAN TAN

Thành đất Hùng-Ngự : ở phía tây huyện Kiến-Đăng 91 dặm, phía đông đà Hiệp-Ân, chu-vi 36 trượng 2 thước, cao 4 thước, có 2 cửa, nguyên trước niên-hiệu Gia-Long [23a] đặt đạo thủ ở miền Đốc-Vạn thượng hạ, sau dời đến đây, năm Minh-Mệnh 18 (1837) đặt làm chỗ thu quan-thuế, năm Thiệu Trị thứ 2 đắp thành đất, năm Tự-Đức nguyên-niên (1848) giảm bỏ.

Thành đất Thông-Bình : ở phía tây huyện Kiến-An 226 dặm, phía đông sông Gia.Giang chu-vi 59 trượng, cao 4 thước, có 2 * Quan : cửa ải, Tán : cửa sông cửa bè.

cửa, đầu niên hiệu Gia-Long đặt ở địa-phận thôn Vĩnh Thạnh, năm 18(1819) dời đến đây, năm Minh-Mệnh 21 (1840) đắp đất, năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) lại đắp thêm 1 trường lũy dài 80 trượng, cao 5 thước.

Thành đất Tuyên-Uy : ở phía tây huyện Kiến Hưng 143 dặm, địa-phận thôn Tuyên-Uy, chu-vi 58 trượng, cao 4 thước, có 2 cửa, đắp năm đầu hiệu Gia-Long, năm Minh-Mệnh 18 (1837) [23b] đặt, làm chỗ thu quan-thuế, năm 21 (1843) đắp đất, năm Thiệu-Trị thứ 3 (1843) bỏ.

Thành đất Cửu-An : ở dưới thành Du Hùng, trên thành ThôngBình thuộc huyện Kiến-Hưng. Thành này có 3 đồn : đồng giữa chu-vi 61 trượng 4 thước, cao 6 thước, đồn phía tả chu vi 26 trượng, cao 6 thước: đồn phía hữu chu vi 17 trượng, cao 8 thước, đắp năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842), năm Tự Đức thứ 3 bỏ.

Thành Trần-Nguyên : ở phía tây huyện Kiến Hưng 202 dặm địa phận thôn Vĩnh-Thạnh, có 2 thành :thành phía tả chu-vi 54 trượng, 2 cửa, thành phía hữu chu-vi 49 trượng, cao 4 thước, 2 cửa. Đầu niên hiệu Gia Long đặt tên là thủ Phong-Kha-Minh sau cải làm thủ Phong-Nguyên[24a] ở hạ-lưu sống Bát-Chiên. Năm thứ 18 (1819) dời đến đây, năm Minh-Mệnh thứ 21 (1840) đắp đặt và đổi tên là Trấn-Nguyên.

Ải Mỹ-Tho : ở huyện Kiến-Hưng, năm Minh-Mệnh thứ 16 (1835) đặt ra để thu qua thuế, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) bỏ. Ải Mậu-Đăng : ở huyện Kiến-Đăng, năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) đặt ra đề thu qua 1 thuế, năm Tự-Đức nguyên-niên (1848) đình.

Tán Tiều-Hải : ở phía đông huyện Kiến-Hòa 55 dặm, cửa tấn rộng độ 1 dặm, khi nước lên sâu 28 thước, nước ròng sâu 23

thước. Ngoài cửa về phía đông bắc có còn cát nồi gọi là MôngChâu dài 10 dặm, rộng 3 dặm, phía đông-nam có Tham-Châu [24b] dài 8 dặm, rộng 2 dặm, cây cối sâm si hình như bầy dê đi, chỗ khởi lại có chỗ phục giữa cảng bùn lầy eo hẹp quanh co. Ngược giòng lên 12 dặm đến Thủ-Sở. Trên lấn có thành đất tên là đồn Từ-Linh, chu-vi 60 trượng, cao 5 thước 5 tấc, có 2 cửa, đắp đất. Tấn này đặt ra năm Minh-Mệnh thứ 15 (1831), năm Thiệu-Trị thứ 3 (1843) và thứ 7 (1847) trùng tu.

Tấn Đại-Hải : ở phía đông huyện Kiến-Hòa 58 dặm, cửa tổn rộng 7 dặm, khi nước lên sâu 27 thước, nước ròng sâu 22 thước, bùn lầy nhóm đọng lòng càng cạn hẹp, ít có ghe thuyền ra vào, phía tây cảng trên gò Nhật-Bản có đắp thành đất tên là đồn Thừa Đức chu vi 16 trượng, cao 5 thước, có 2 cửa, đắp năm Minh-Mệnh thứ 15 (1834) trùng tu năm Tự Đức nguyên-niên (1818).

Tăn Ba-Lai: [25a] ở phía đông huyện Kiến-Hòa 76 dặm, cửa tẩn rộng 2 dặm, khi nước lên sâu 20 thước, nước ròng sâu 21 thước, phía đông bắc có gò gọi là Thuyền-Châu dài 4 dặm, rộng 2 dặm, hình như con hổ nằm núp. Phía đông nam có Sào-Châu dài độ 1 dặm, rộng 69 trượng, đường đi sầm uất, ghe thuyền it đậu. Trên tấn có đồn Thuận-Phước chu-vi 32 trượng 8 thước, cao 4 thước 5 tấc, có 2 cửa, đắp năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842).

DỊCH TRẠM

[25b] Trạm sông Định-Tân : ở thôn Nhân Nghĩa huyện Kiến Hưng, phía đông đến trạm sông Gia-Tủ 24 dặm, phía tây đến trạm sông Định Hòa 34 dặm.

« TrướcTiếp tục »