Hình ảnh trang
PDF
ePub

Kiến-Phong, bờ phía tây có chợ Thủy, ngược gióng lên đông bắc 7 dặm rưỡi thì hết, bờ phía nam có chợ Xuân, chảy 2 dặm rưỡi đến ngả-ba, ngả phía tây chảy17 dặm rưỡi hiệp với sông Tra-Lục chảy vào hạ lưu sông Tiền Giang, ngả phía bắc chảy 21 dặm đến cùng-nguyên gò Lữ.

Sông Hiệp-Đức : ở phía nam huyện Kiến-Đăng 29 dặm, là hạ lưu sông Tiền Giang, chảy theo địa-phận 2 thôn Tân-Hiệp và Tân-Đức, tục danh lạch Cái La.

Sông Thi-Ciang : ở phía tây huyện Kiến -Đăng 30 dặm, tục danh sông Cái-The (hay thưa), rộng 8 trượng 5 thước, sâu 3 trượng rưỡi, phía bắc có chợ Mỹ-Đức, chảy 20 trượng dư đến ngả-ba, ngả phía tây giòng sông rộng lớn làm sông Đại Hội, tục danh Cải Lỗ...(?) là vì các sông nhỏ ở các thôn dọc theo sông này đều chảy nhóm lại nơi đây, nên gọi là Đại Hội, từ đây chảy 27 dặm vào sông Hàn Giang [14b] rồi thông với Tiền-Giang. Ngả sông phía bắc làm sông Đức-Hương ở về địa-phận thôn Mỹ-đức-tây, chảy 11 dặm đến ngả ba Vàng Nhự, lại chảy 17 dặm ruỡi vào bến của sông cùng. Ngả sông tây nam chảy 5 dặm rưỡi đến sông Mỹ-Long tục gọi Lạch-Miếu, ấy là thủy-giới của sông Đại Hội, khi nước lèn đầy mới đi ghe được.

Sông Hàn-Giang : ở phía đông huyện Kiến-Phong 38 dặm, tục danh Kẻ-Hàn, phía tây hiệp lưu với Thi-giang.

Sông Cô-Lịch : ở phía đông huyện Kiến-Phong 71 dặm, rộng 14 trượng, sâu 12 thước chảy qua phía bắc 2 dặm rưỡi đến chỗ ngả-ba, ngả phía bắc chảy 7 dặm rưỡi nhập vào sông Đại-Hội, ngả phía tây-bắc chạy 10 dặm cũng nhập vào sông Đại-Hội.

[15a] Sông Ấn-Long : ở phía tây huyện Kiến-Phong 12 dặm, rộng 19 trượng, sâu 1 thước chảy qua phía bắc 6 dặm đến ngả;

ba, ngả phía bắc là Cùng-Trạch, ngả tây-nam chảy 9 dặm nhập vào Thủy-Giang, giữa Thủy-Giang ấy có gò lớn, cũng gọi là gò Long-An.

Sông Bình Giang : ở phía tây huyện Kiến-Phong, rộng 37 trượng, sâu 11 thước chảy qua phía bắc 6 dặm đến chỗ ngả-ba, ngả phía bắc 3 dặm rót vào hồ là chỗ cùng của sông, ngả tây-nam chảy 5 dặm rưỡi hiệp với sông Long An.

Sông Cần-Lộ: ở phía tây huyện Kiến Phong 31 dặm ở bờ phía tây sông Tiền Giang, rộng 16 trượng, khi nước lên sâu 21 thước, khi nước ròng sâu 10 thước, phía bắc giang-khẩu cách 15 dặm là hết [15b] giòng sông; dân cư thưa thớt, bụi tre liên tiếp thành rừng.

Sông Bạch-Ngưu :ở phía tây huyện Kiến-Phong 11 dặm cũng ở bờ phía bắc sông Tiền Giang rộng 11 trượng 5 thước, khi nước lên sâu 14 thước, nước ròng sâu 9 thước, từ cửa sông đi qua hướng bắc 40 dặm đến Phi-Trạch, 19 dặm đến hạ-giang Đốc-Vạn, 3 dặm đến thượng-giang Đốc-Vạn, lại 10 trượng đến cựu sở Hùng-Ngự, 16 dặm đến Hiệp-Ân Giang.

Đà * Nhân-Hậu: ở phía đông huyện Kiến Hưng từ sông Cù-Úc, chảy ra chảy qua hưởng nam đến địa phận thôn Nhân– Hậu chia làm một nhánh nhỏ tục gọi là đà Phỏng-Thông, lại đi mãi qua nam làm đà Phú-Cát, đà Hội Trung, đà Thuận Trung, đà Độ.Thu rồi chảy vào Tiền-Giang.

[16a] Đà Hàm-Mông: ở huyện Kiến-Hưng đầu nguồn từ sông Trí-Tường chảy ra.

* Đà là con sông nhánh, do sông lớn nứt ra,

Đà Cối-Mộc : ở phía bắc huyện Kiến-Hưng, đầu nguồn từ sông Thiết-Giang chảy ra, lại có đà Già Hoa, đà Tân-Lạp, đà Tiều. Thổ-Táo, đà Thâm-Van đều chảy lên hưởng tây đến thôn VĩnhThạnh tức chỉ. Lại có những đà Lộc.Thủy, Tông-Xi, Bách-Diệp, Hòa-Ma, Hoành-Băng, Nguyệt-Nga, Tan-Kỳ, Sách-Tử, Cát-Mặc cũng đều chảy về phía tây đến địa-phận thôn Vĩnh-Thạnh tức chỉ. Đà Thái-Cứ lại chảy về phía nam cũng đến thôn VĩnhThạnh tức chỉ

Đà Mộc-Xuân : ở phía bắc huyện Kiến-Hưng, Thủy nguyên do sông Thiết-Giang chảy ra, lại có những đà Mễ-Lạp, Thượng-Công, Vụ-Bản, Bạch-Lộ, Bình - Pha, Điếu-Ngư, Trung - Danh, Đỗ. Vũ, [16b] Thủy Lãng, Lung-Sa, Nguyệt-Huy, Nhập-Thủy, Ngự-Phủ, Nhập-Tân, Nhập-Chân, Bồ Lô, Các - Đàm, Nam-Mộc, Thị-Kiến, Tài-Danh, Mậu-Uyền, Hóa-Cù, Trường-Uyền, Tột-Tử, Ngư-Môn Như.Lâm, Bất-Di, Thiết-Giang đều chảy về hưởng nam đến thôn Tuyên-Thạnh tức chỉ. Lại ở phía bắc huyện Kiến-Hưng do sông Thiết-Giang chảy ra có các đà Nạp-Thủy, Động-Nỗ, và Thủy-Sản.

Đà Cừ-Quan : ở phía bắc huyện Kiến-Hưng, đầu nguồn do sông Thiết-Giang. Lại có những đà Nạp Thủy, Kinh.Nỗ, Thủy-Sản, ViThảo, Thạch.Ky, Thạch-Binh đều chảy về hướng nam đến thôn chi n Trường-Thạnh tức chỉ

[17a] Đà Châm-Tụ : ở phía bắc huyện Kiến-Hưng đầu nguồn từ sông Thiết.Giang. Lại có những đà Tham Lang, Minh-Danh, Tiêm-Thủy, Tinh-Ngân, Nghĩ-Hạ, Chu-Cầm, Kỳ-Hương, KhúcThủy, Thanh-Bình, Thủy-Mễ, Bối Tân, đều chảy về phía nam đến thôn Chính-đồng tức chỉ.

Đà Thanh-Thủy : ở phía bắc huyện Kiến Hưng, đầu nguồn từ sông Thiết.Giang. Lại có đà Liên-Tiền cũng đều chảy về hưởng uam đến thôn Thủy-Đông tức chỉ. Lại có đà Bắc-Đông chảy đến

thôn Đồng-An tức chỉ. Lại có Thâm Đà chảy đến thôn Phủ. Thượng tức chỉ

Đà Đa Lộc : ở phía tây huyện Kiến-Hòa, đầu nguồn do sông Cù Úc. Lại có đà Hóc-Đông, đà Sa-Phụ và phía nam huyện hạt có những đà Thi Bài, Tân-Thụ, Mỹ-Thọ, Đông-Hàm, [17b] Linh Thắng, Khai Cừ, Tửu-Tuyển, Cốc-Thụ, Phiên-Điệp, Cô-Thụ, Thanh-Liêm, Danh Ngôn, Đồng-Lợi, Quí Khách, Da-Hiệu, Ngưỡng-Chinh, Đồng-Luân, Thủ Ngự, Thông-Thị, Trạch-Lâm, Hòa-Khúc, Thọ Tử, Thông Bảng, Thảo Hoa, Trường Thạnh, Nhứt–Môn, Tịnh-Tra, Các-Đạo, Kim-Xuyến, Danh Cẩm, Hán-Nữ, Danh-Thảo, Dục-Tượng, Sùng-Đức-Xuân-Hòa, Hoa Ngạc, Đại Lương, Nhan-Trạch, Bản-Phường, Cái-Triều, Cái-Mỹ.

Đà Nam-Mộc-Thượng : ở phía đông huyện Kiến-Phong, đầu nguồn từ sông An-Bình. Lại có những đà Cam-Lộ, [18a] Thị-Cát, Long-Mỹ, Thiên-Biều, Bình Chử, Lao Hạ, Hưng-Lập, Đà-Hàng Cải-Sơn-Thượng, Cái-Con, Cải. Cối, Cái-Can, Lịch.Cô, Mỹ.Xảo, Hội-Thi, Trà-1 hanh, La-Trúc, Khánh-Sơn, và ở phía tây huyện. hạt lại cái đà Cái-Du, Bạch Ngưu, Thiển-Du, Địch Đăng-lử. Thâm-Du, Thanh Trúc, Bạch-Kim Hoàng-Kim, Sa.Đối, đà Lăng

Đà Hiệp-Ân : ở phía tây huyện Kiến-Phong, đầu nguồn từ ngả ba sông An-Phong, một ngả chảy về nam thông với sông Đại Giang, một ngả chảy về tây giáp đà Hầu-Diện.Thượng, một ngả chảy đến đà Hầu-Diện Hạ qua bảo Thông-Bình. Đến đày lại chia làm 2 chi, một giáp đà Tầm-Điền ; một chi giáp đà Danh Thảo [18b] rồi chảy về phía bắc đến bảo Trấn-Nguyên giáp huyện hạt Kiến Hưng. Hai đà Hầu-Diện-Thượng và Hầu-Diện-Hạ năm Minh-Mệnh thứ 14 (1833) thuộc tỉnh hạt An-Giang, năm Thiệu. Trị thứ 4 (1844) tích giao tỉnh này quản hạt.

Đà Trà-Lục : ở phía nam huyện Kiến.Đăng, địa phận thôn Bài ở Long. Lại có những đà Trà-Luật, Đông-Thủy, Đức-La và Nam-Mai,

Đầm Hải-Đông : ở địa phận 3 huyện Kiến-Hào, Kiển Đăng và Kiến-Hưng. Đầu đầm từ Hùng Ngự đại-giang thông với Ba hai đại tiền hải khẩu rồi lại từ Thông-Bình đại giang thông với LôiLiệp Hải-Úc. Thổ nhân lãnh trưng đầm này gọi là Hải-Đông

thuế.

Bãi biền Đại-Tiều : ở phía đông huyện Kiến-Hòa, châu ĐạiHải dài 35 dặm, bề ngang 8 dặm, rồi ở giữa của biển chia ra đại tiêu hải và tả hữu môn, tục danh Trấn Hải châu (bãi biển Trấn-Hải), cây cối xanh tốt có dân cư 5 thôn : Phú Thạnh Đông, Tân Phong, Long-Thái, Long Hòa, Thí Lập, ở giữa nỗi gò cao có nước ngọt, dân cư chuyên nghề nông công và hải nghệ không rồi rảnh công việc.

Bãi Lợi-Kiến : ở huyện Kiến Hòa, hạ lưu sông Tiền Giang, phía bắc là sông Trà-Luật, phía dưới cọ bãi Biểu Trụ, dài5 dặm, cỏ dân cư vườn ruộng phong phủ.

Bãi Long Ân : ở huyện Kiến-Hòa phía bắc sông Tiền-Giang dài 3 dặm, làm trụ-biều cho sông Long Ẩn,[19]phía đông trông thấy sông Bình Giang, phía tây trông thấy sông Cần Lộ, cong queo u ảo như ở giữa vực sâu. Có một bãi hiện hình cỏ râu dài có đuôi ngúc ngoắc bơi lội giữa sông lớn, chẳng khác con giao. long giỡn nước vậy, nhưng mà sủng, đầu chưa lộ ra, vả lại địa-thế nhỏ, cây cối thấp có trạng thái đương còn ẩn lặn dưới vực, nên gọi là Long-An.

Bãi Quí-Sơn : ở phía tây ngã ba đại hải khẩu thuộc huyện Kiến.Hòa, chu vi 8 dặm, quanh co khởi phục hình như con rồng bò

« TrướcTiếp tục »