Hình ảnh trang
PDF
ePub

HUYỆN-HỌC KIẾN ĐĂNG

Ở địa phận thôn Mỹ-Trang, phía tây huyện-trị, cất năm Minh Mệnh 19 (1838).

HỘ-KHẨU

Ngạch hộ-khâu trong niên-hiệu Gia-Long 19.800 dư người, nay 22.584 người.

[8b] ĐIỀN-PHÚ

Điền thổ 148.878 mẫu, nghạch thuế nạp lúa 112,753 hộc, nạp tiền 125.804 quan, nạp bạc 679 lượng.

SƠN XUYÊN

Cò Kiến-Định: Ở đông bắc huyện Kiến-Hưng 7 dặm, gò đất cao vượt, tử phía bằng thẳng, đứng chắn ngay giữa đường quanlộ, khi xưa từng làm chiến địa. Bản triều khi đầu Trung-Hưng có đặt đồn lũy ở đây [9a] đề cử hiểm yếu, sau khi đại định, không cần tu sửa, nay di-tích vẫn còn. Cách phía đông 18 dặm có gò đất và gò Dự, cách tây-nam 25 dặm có gò Mạo, lại cách phía tây 4 dặm đến gò Trà-Luật, 6 dặm nữa đến gò Triệu, gò Lữ, gò Hoài-Cang, những gò ấy lớn nhỏ không đều, nhân dân đều trồng tỉa hoa lợi dễ sinh nghiệp.

Cò Tam-Phụ (Ba Giồng) : Tục danh là Ba-Đồng (hay đổng) địa phận, 2 huyện. Kiến-Đăng và Kiến Hưng. 1 - Gò Yến, 2 Gò Kỳ-Lân, 3 - Gò Qua-Qua. Gò đống rộng lớn, cây cối sum sê, chỗ khởi lên chỗ phục xuống, tiếp tục nối liền, trước có đại giang ngăn trở, sau tựa chặm Mãng-Trạch * là nơi tụ nghĩa của Đông-sơn Đỗ Thành Nhân vậy.

* Mãng trạch là cái chăm hoang không ai trưng khăn.

[b] Cò Trực : Tục đanh Lão-Trực-Đồng (đồng Ông Trực) ở phía đông huyện Kiến-Hòa 67 dặm, phía tây gần đấy có gò Giao,

Cò Nhật-Bản: Ở phía đông huyện Kiến-Hòa 5 dặm, gần với bãi Nhật Bản, có rừng nhiều lùm tre và cây cổ thụ.

Cò Túc-Tân (Bến thóc): Ở phía đồng huyện Kiến Hòa 55 dặm, phía đông tiếp giáp của biển Ba-Lai, gần với gò Du-Tản và gò Tỉnh.

Co Vinh : Ở phía đông huyện Kiến Hòa 29 dặm, gần với sông Vinh-Tiều.

Cò Thủy-Mai: Ở phía đông huyện Kiến Hòa 74 dặm, gò này sinh nhiều cây mai nước, nên gọi tên ấy [10a]. Gần với gò Bộ. Tân, gò Chiêu-Ngân đều ở về phía tây bãi biển Ba-Lai,

"

Cò Hoa : Ở phía đông huyện Kiến Hòa 22 dặm, gần với gò Toán (hay "inh), gò Thành, gò Chân hiền và gò Kiết, những gò này đều ở địa phận sống Kỳ-Hồn,

Sông Trí Tường: Ở phía nam huyện Kiến-Hưng 20 dặm, là con sống lớ 1 của tỉnh-hạt. Giòng sông theo từ sống Tiền-Giang ở tỉnh An-Giang chảy về hướng đồng qua tỉnh-hạt Vĩnh-Long 100 dư dặm chuyển qua nam chảy vòng trước tỉnh thành, lại chảy qua đông nam 78 dặm rồi ra hải khẩu lớn nhỏ Ba-Lai. Sông nầy sâu rộng nước trong ngọt, nhiều cả tôm, tuy ở thượng. lưu thường có nước lụt, nhưng chảy qua 2 sông Tiền Giang Hậu-Giang hì đã chảy tách ra các cửa biền, [10b] thủy-thế đã lần lần yếu bớt, nên trên Cao-Man thì thường cỏ nạn nước lụt, mà ở đây th chỉ ở quán An.Cai vòng lên phía tây từ sông Mỹ-Tho, phía đông t ở sông Phú-Lương (tục gọi Đò-tranh) có lụt mà thôi. Trung gian khoảng này ruộng đất nam bắc liên tiếp, Bản triều đời

[ocr errors]

vua Hiền-Tôn năm thứ 9 (Ất dậu 1765) Chính thống Nguyễn-Cửu Vân khi đánh Cao Man có đắp lũy dài từ quán An-Cai đến chợ Phú-Lương tiếp giáp 2 đầu nguồn sông Cù-Úc và sông Mỹ Tho đề dẫn nước về làm hào ở ngoài lũy đề phòng bị, sau nhân đường nước lưu thông, lại đào sâu thêm thành một đường kinh ghe thuyền đi được. Nhưng hưởng đông bắc đường nước xa dài nên đến chỗ Vọng-Thẻ là khi đào kinh [11a] cỏ làm cái thang cao dễ đứng nhằm địa thế đào mở, tục gọi là thán-lung (cái giỏ bội than) là chỗ thủy triều giao hội (gọi là giới-thủy hay là giaođầu-thủy) đường kinh nhiều chỗ uốn cong mà cạn hẹp, lâu ngày bị bồi lấp, năm Gia-Long thứ 18 (Kỷ-mão 1819) vua khiến Trấn. thủ tỉnh Định-Tường là Nguyễn-Văn-Phong đem dân phu hơn chin ngàn người đào mở từ chỗ Vọng-Thê đến Húc-Động 14 dặm, bề ngang 7 trượng 5 thước, sâu 9 thước, hoặc đào ra cải kinh mới để liên lạc nhau. Khởi đào từ tháng giêng đến tháng 4 mới xong. Vua ngự-tử tên sông là Bảo-định-hà, từ ấy nhân dân đều nhờ sông ấy được nhiều tiện lợi. Năm Minh-Mệnh thứ 6 (1825) đổi lại làm sống Tri-Tường có tạc bia đá dựng nơi bờ sông thôn Phú Cát.

Sông Bát-Đông : ở phía tây Kiểu Hung 79 dặm, bờ phía tây thượng-lưu sông Hưng-Hòa, rộng 4 trượng 5 thước, khi nước lên sâu 7 thước, nước rộng sâu 2 thước, chảy xuống nam 17 dặm [ilb] đến của sông Tranh-Giang, lại chảy 40 dặm rưỡi đến sông Bảo Định, chảy qua phía bắc 118 dặm qua bảo Trấn Nguyên làn sống Bát-Chiên.

Sông Bát Chiên : ở phía tây huyện Kiến-Hưng 155 dặm thượng lưu sống Hưng-Hòa, làm bắc-giới tỉnh nầy, bờ phía tây có đạo Tuyên Uy đồn trú. Trước đạo dòng nước chảy qua phía nam 37 dặm, đến cựu thủ Phong Kha-Minh làm hạ lưu sông Bát.Chiên,

Ngang trước thủ đạo chảy 100 dặm đến đồn cũ Thông-Bình, 741 dặm đến sông Phiếm.Gia làm thượng-lưu sông Bát-Chiền. Nước sông tuy đục mà ngọt, giòng sông quanh queo cây cỏ rậm-rạp có nhiều súc-sách * của Cao-Man, đất đai bùn lầy, khi mưa lụt nước tràn ngập, trên lục địa cũng đi ghe thuyền được, [12a] cho nên người lái buôn thường lén chở hàng hóa do sông Bát-Chiên đi về sông Phiếm-Gia rồi qua miền nam Ba.Cầu để trốn thuế, khi đầu trung hưng có đặt Tuần-thủ kiêm quản 2 thủ-sở Phong-Kha và Thông-Bình, chia đóng mấy chỗ yếu-hiểm đề kiểm. soát kẻ gian. tế và phòng-ngự ngoài biên-cảnh, ấy là chỗ địa- đầu quan yếu vậy.

Sông Phiếm-Gia : ở phía tây huyện Kiến-Hưng 213 dặm,thượng. lưu sông Bát-Chiên, làm giới cực-tây cho tỉnh-hạt. Khi trước có đặt thủ Phong-Kha–Minh tức nay là Trấn-Nguyên-Bảo để phòng ngự người Hán và người Man. Năm Gia-Long 18 (1819) dời thủ Thông-Bình qua Phiếm.Gia tiếp giáp Cao-Man, viễn ứng với đạo Tân-Châu ở Tiền Giang đề tiện bảo-cáo việc quan hệ ngoài quan ải. Sông nầy đầu phía tây có chia ra 2 chi: chi phía tây chảy qua phía nam Ba-Cần rồi thông ra Tiền-Giang, ngang thượng. lưu đạo Tân-Châu, ngược giòng đến sông Nam-Vang[12b]. Chi phía nam xuống đến sông Hiệp Ân chảy ra Tiền-Giang 70 dặm đến Thủ-sở Hùng-Ngự.

Sông Kỳ-Hôn :ở phía nam huyện Kiến-Hòa 32 dặm, nằm gần bờ phía động sông Trí-Tường chảy về hưởng đồng 10 dặm rưỡi qua trước chợ Kỳ-Hồn, lại chảy 2 dặm đến phía đông Chợ Lương. quản, chảy 50 dặm nữa hiệp lưu với ngã ba sông Tra-Giang và sông Thuộc-Lãng

* Súc là chỗ nước tụ, sách là bện tre hay cây lại dừng ở dưới sông làm như đìa nuôi cá chẳng hạn.

Sông Ba-Lai-Nam : ở đồng-nam huyện Kiến-Hòa 61 dặm, giòng sông sâu rộng, bốn mùa nước trong, duy đến tiết thanh-hạ thì nước mặn. Sông nầy theo nam bắc, ở giữa chia làm giới hạn tỉnh Định Tường và tỉnh Vĩnh Long, khi đầu trung-hưng năm Đinh-vị (1787) Lê-Văn-Quận cả phá binh giặc ở Ba-Lai tức là chỗ này.

Sông Ba-Lai-Bắc : ở phía đông huyện Kiến Hòa 47 dặm, ấy là hạ lưu sông Tiền Giang[13a], cửa sông sâu rộng, phía tây có chợ quán trù mật, từ khi Tây-Sơn vào chiếm, chỗ này thành chiến địa, cơ hồ bỏ hoang, sau khi đại định dân mới qui tụ lại ; sông này chảy về hướng đồng 33 dặm đến chợ Thanh-Sơn, lại 34 dặm rưỡi đến của con kinh mới của sông Trung-Giang (hay ChanhGiang), rồi chảy vào đại giang Hưng-Hòa,

Sông An-Bình : ở phía đông huyện Kiến-Hòa 14 dặm.

Sông Tra-Bình : ở phía nam huyện Kiến-Hưng 30 dặm, bờ phía bắc sông Trí-Tường. Sông rộng và sâu, thuở xưa kia có gió đông nổi lên thì thủy thể xung kích, làn sóng rầm rộ, ghe thuyền đi khó khăn, từ năm Mậu-thân (1788) trung-hưng về sau nhờ có đảo Long-Châu nổi lên ngăn đón sông gió, ghe thuyền mới đi qua lại tiện lợi.

Sông Trà-Luật : ở phía nam huyện Kiến-Hưng 22 dặm, phía bắc hạ-lưu sông Tiền-giang, rộng 24 trượng 5 thước, nước lên sâu 20 thước, nước ròng sâu 16 thước, bờ phía tây có chợ Trà Luật chảy về hướng bắc 8 dặm rưỡi đến chỗ ngã-ba, chi phía đông bắc 4 dặm thông với bỏng Ba-Lai ; chi phía bắc 24 dặm thông vào hồ Vụ-Trạch.

Sông Sầm-Ciang : ở tây-nam huyện Kiến-Eăng 29 dặm, hạlưu sông Tiền-Giang, làm phân giới cho 2 huyện Kiến-Đăng và

« TrướcTiếp tục »