Hình ảnh trang
PDF
ePub

Theo âm - lịch, tháng giêng hay có gió đông, tháng hai khí trời ấm áp. Từ tháng ba trở đi có nhiều gió nam; nếu khi sắp có gió to, thì I, 2 đêm trước thường có chớp loè suốt đêm cho đến sáng. Lại có từng đám mây phơn phớt bay khắp trên trời, hoặc mưa thưa thớt độ hơn một giờ, rồi gió ầm ầm kéo đến, động rừng bay nóc, râm ran như sấm; sông bè thì sóng nổi dồn dập, hoặc 3, 4 ngày một lần, hoặc 7, 8 ngày một lần. Đến tháng 5 tháng 6 ta, thì nắng càng to, thường ít mưa. Tháng 8 tháng 9 thì hay có gió rữ (hoặc 1 năm một lần, hoặc 3, 4 năm r lần, hoặc một vài mươi năm một lần. Bắt đầu gió thồi từ phía đông-bắc, rồi hoặc chuyền sang đông đến nam thì tắt, hoặc chuyền tây sang nam thì tắt, Nếu chưa thấy trở gió nam mà đã tắt, thì sau đó thẻ nào cũng lại có gió to đến đồ cửa đồ nhà, nước bề dâng tràn ngập lụt). Lúc sắp có gió thì phía đông-bắc có sáng như cầu vồng, tục gọi là gió - mẹ - bão vì cho cầu vồng là mẹ sinh ra bão vậy. Cũng có khi có những đám mây bay lẹ khắp trời, người ở bề gọi là gió - bão - nước - trào. Những người Quảng - Đông hay vượt bè thì gọi là Lê-Đầu-Vân (Mây mũi cầy). Bài phú « Cụ-Phong » (gió bão) của ông Tô-Đông-Pha có câu : Đoạn hồng àm giang nhi bắc chỉ ? Xích vẫn giáp nhật di phi tường (Uống nước sông mà trở sang bắc ; mây hồng sát mặt trời mà liệng bay cao). Ấy là cái điềm sǎp có bão vậy. Bão thường nổi cơn về mùa sâu lúa sinh sản, cho nên người ta hay gọi là bão - sâu - lúa. Mùa thu

tháng đến mấy lần lụt. Nước lụt thường từ miền núi đầu nguồn đồ xuống rất mạnh làm cho nhà cửa súc sản thường bị trôi giạt. Nhưng vì núi cao lại gần bề, nước đồ xuống chỉ vài ngày đã tiêu hết, nên xưa nay không nghĩ đến chính sách đắp đê. Đây có tục xem mây đề biết mưa tạnh : nếu mây từ miền bề đông - bắc bay lại, thì hay mưa nhiều; từ núi phía tây-nam bay lại, thì tạnh nhiều. Cho nên tục ngữ có câu; Mây bề nẳng ran, mây ngàn mưa trút).

lúa chín.

Tiều-súc trong kinh Dịch nói: «mật vân bất vũ, tự ngã Tây giao (mây dày không mưa. Vì từ phía tây nước ta đến), cũng là một điều kinh nghiệm vậy. Đến tháng mười thì hết sấm, mà hay có gió bấc, thường mưa nhiều mà ít khi tạnh. Từ đó dần dần rét nhiều, sóng biền nồi to, nên người ở gần bề thường nghe tiếng sóng động hay êm thì biết là trời sắp mưa nay tạnh. Sang tháng In âm lịch thì nước giá đông lại. Tháng chạp thì đã hơi ấm, và đã bắt đầu có sấm. Về vụ cày cấy thì có 2 mùa gặt : Tháng In cấy, thì tháng 4 lúa chín, tháng 6 cấy, thì tháng ro Lại có thứ lúa gặt về tháng 3 và tháng 8 âm-lịch, tùy theo thô nghi, đều có kết quả tốt cả. Duy về mùa hạ thì rất kỵ gió bấc, mà mùa đông thì rất kỵ gió nam (gió nam thì lúa biển ra trắng, mà gió bất thì lúa biển thành đen). Người ta thường lấy ngày Trùngdương (mồng 9 tháng 9 âm-lịch) mà có mưa là điềm được mùa; ngày Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5) có mưa là điềm lúa bị sâu ăn; ngày Động-Chí mà mưa là điềm sắp đại hạn (nắng to). Các Phủ ở Thượng-du, cứ đến tháng 3, tháng 9, lam chướng rất thịnh. Việc làm ruộng bắt đầu từ mùa đông, vì khí hậu mỗi nơi sớm muộn hơi có khác nhau vậy.

9

Sỹ-phu Nghệ-An phần nhiều trọng khí-tiết. Có tính hào-hiệp, chăm học. Văn chương thì cứng rắn, chứ không chuộng hoa-lệ.

Người làm thợ thường ở chỗ phổ phường, người đi buôn ngồi một nơi; người làm ruộng thì cày cấy, tập tục thì rất dè sẻn cũng vì đất xấu dân nghèo cho nên như thể. Tuy vậy nhưng chất phác phúc hậu, giữ gìn cần chắc, chăm lo nghề nghiệp, kiêng sợ danh giáo, hăng hái đối với công-nghĩa và phong-tục trong tỉnh cùng giống nhau. Vì thế những bậc quan to đỗ cao, đời nào cũng có, nhiều người nổi tiếng, khắp nơi biên quận, triều đình, tên ghi trong sử sách. Sách « Minh-Chí» có khen « người Hoan-Châu thuần hậu, ưu tú, chăm học», chắc họ cũng đã trông thấy rõ ràng. Truyện xưa có nói là « dân ở nơi đất xấu thì hay thích làm việc nghĩa» cũng là một chứng cớ vậy. Khoảng triều nhà Lê lúc mới sáng nghiệp hay lúc trung-hưng có nhiều công-thần lập nên công lớn. Tuy những người đi lính đánh trận, cùng với Thanh Hóa nổi tiếng là hạng ưu-binh (hạng lính ưu tú xuất sắc), nhưng đức tính trung nghĩa cũng có thề biết được. Ngoài ra lễ tiết trong chốn dân gian thì: ngày Nguyên-đán lễ tiên tổ ; tháng trọng - xuân lễ Kỳ-cốc (cầu được mùa); tết Đoan-Ngọ (là tết mồng 5 tháng 5 âm lịch) treo lá ngải ở cửa đề trừ lệ (trừ khí độc);tháng quí-hạ (tháng 6) lễ Thô kỳ (bản thổ Thành-Hoàng) đề cầu phúc; tháng quí-thu (tháng 9) lễ báo cốc (báo lúa đã chín) ; tháng mạnh-đông (tháng ro) lễ thườngtân (lễ cơm mới); phong tục cũng hơi giống như tỉnh Thanh Hóa

phong-tục còn quê mùa, dùng dao xới đất, dùng lửa đốt rẫy đề trồng tỉa, dùng sản vật đồi chác cho nhau, chứ chưa quen mua bán. Tháng 3 cũng lễ cầu-phúc, tháng ro cũng lễ thường-tân, mà nhà nào cũng thờ yêu quỉ. Nhất là phủ Trấn-Ninh lại càng quá nữa. Dân cư hay ở nhà sàn ; áo, chỉ dùng mảnh vải đề che thân. Lễ Phật thì cúng phụ cả gia-tiên; tể thần thì khấn cả vị mang-trưởng. Đấy là những phong-tục ở nơi khu vực cơ-my, lễ-giáo chưa phốbiến đến vậy.

TỈNH THÀNH

Thành xây như hình con rùa, chung quanh rộng 630 trượng, cao I trượng. Trên thành có nữ tường (tường nhỏ có lỗ nhòm xây ở trên thành), cao 2 thước 5 tấc ; hào sâu 8 thước ; có 3 cửa, ngoài cửa đều có xây nguyệt-lũy (ụ đất hình tròn ở trước cửa). Thành này ở vào địa phận 2 xã Yên-Trường và Vĩnh-Yên, thuộc huyện Nghi-Lộc. Trước đây về đời nhà Lê, dinh quan Thừa hiển ở huyện Hưng-Nguyên gọi là Lam-thành. Sau lại dời đến làng Yên-Dũng huyện Nghi-Lộc. Đến triều Nguyễn niên-hiệu Gia-Long thứ 3, dời đắp thành đất tại chỗ hiện nay. Đến năm Minh-Mạng thứ 12, xây lại bằng đá ong.

PHỦ-LY HƯNG - NGUYÊN

Ở thôn Chính-Đích, thuộc tổng Đô-Yên. Hồi đầu triều GiaLong là phủ-trị Anh-Sơn, đến năm thứ 12 lại đồi làm huyện-trị, không có thành trì. Năm Thành-Thái thứ ro, lại đồi làm phủ như ngày nay.

PHỦ THÀNH DIỄN – CHÂU

Châu vi rộng 179 trượng 2 thước, cao 9 thước; hào rộng r trượng, sâu 6 thước; hai bên bờ đều xây đá ong, tới nay có chỗ thì còn, có chỗ thì lấy đá chở về tòa sứ. Thành có 3 cửa, ở vào

« TrướcTiếp tục »