Hình ảnh trang
PDF
ePub

Đông tây cách nhau 94 dặm. nam bắc cách nhau 31 dặm. Đông giáp địa giới huyện Nam - Đàn ; tây giáp địa giới huyện Tương Dương; bắc giáp địa giới huyện Đông-Thành.

Đây nguyên là đất của 2 huyện Nam-Đàn và Thanh Chương. Năm Minh-Mạng 21, mới trích 4 tổng Đô-Lương, Bạch Hà, Thuần Trung và Lãng-Điền của huyện Nam-Đàn, và trích tổng Đặng- Điền của huyện Thanh-Chương, đặt ra huyện này, cho thuộc vào phủ thống hạt. Năm Tự-Đức thứ 3 (185o) lại đồi là kiêm-lý. Nay lĩnh 5 tầng, 67 xã thôn. Huyện.lỵ và huyện-học trước đây ở làng Đô Lương, nay đã bỏ đi.

HUYỆN NAM - ĐÀN (do phủ thống hạt)

& phía đông phủ, Đông tây cách nhau 85 dặm, nam bắc cách nhau 28 dặm. Đông giáp địa giới phủ Hưng-Nguyên ; tây giáp địa giới huyện Lương-Sơn ; nam giáp địa giới huyện Thanh-Chương, bắc giáp địa giới huyện Lương-Sơn.

Hồi thuộc Ngô là đất thuộc huyện Đô-Giao, đến đời Đường thì thuộc về Hoan-Châu, đến đời Tiền-Lê thì thuộc về Hoan-Đường châu. Hồi thuộc nhà Minh, thì huyện Thạch-Đường, huyện Kệ. Giang, huyện La-Nam đều thuộc về đất huyện Nam-Đàn này cả. Đến đời Hậu-Lê lại đổi tên gọi là huyện Nam-Đường và lệ thuộc vào phủ Anh Đô. Đến triều Nguyễn vua Gia-Long cũng đề nguyên vậy. Đến năm Gia-Long 12, lại đồi thuộc phủ kiêm-lý. Đến năm đầu Đồng - Khánh (1886) tránh quốc - huy mới đồi là huyện Nam-Đàn như ngày nay. Đến năm Thành Thái thứ ro, mới đặt Trihuyện, lệ thuộc vào phủ thống-hạt. Nay có 4 tồng, cộng 73 xã, thôn.

HUYỆN THANH-CHƯƠNG (do phủ thống-hạt)

Ở phía đông nam phủ. Đông tây cách nhau 8o dặm, nam bắc cách nhau 53 dặm. Đông giáp địa giới huyện La-Sơn thuộc tỉnh

huyện La Sơn (Hà-Tĩnh); bắc giáp địa giới huyện Nam-Đàn. Hồi thuộc Hán là đất huyện Hàm-Hoan, thuộc Minh là đất huyện Thổ. Du. Đời nhà Lê, gọi là huyện Thanh - Giang, sau mới đổi tên ngày nay là huyện Thanh-Chương. Triều Nguyễn cũng theo như cũ mà đem lệ thuộc vào phủ Đức-Thọ. Năm Minh-Mạng thứ 7, mới cho lệ thuộc vào phủ Anh-Sơn. Hiện gồm 5 tổng ; 68 xã.

PHỦ DIỄN-CHÂU

Ở cách tỉnh thành 70 dặm về phía bắc. Đông tây cách nhau 58 dặm, nam bắc cách nhau 85 dặm. Đông cách bề 3 dặm ; tây cách phủ Anh-Sơn và phủ Quỳ Châu 55 dặm ; nam cách địa giới phủ Hưng Nguyên 20 dặm ; bắc cách địa giới huyện Ngọc-Sơn (ThanhHóa) 65 dặm.

[ocr errors]

Hồi thuộc Hán là đất huyện Hàm-Hoan, thuộc Đường là huyện Phù-Diễn đổi là Diễn Châu. Đời nhà Trần đôi là Diễn-Châu lộ Đến niên - hiệu Quang-Thuận nhà Lê đổi là Diễn-Châu phủ, cho thuộc vào Thừa-tuyên Nghệ-An, kiêm lĩnh cả huyện Đông-Thành và huyện Quỳnh-Lưu. Dến triều Nguyễn cũng nhân theo cũ mà cho kiêm-lý huyện Đông-Thành, thống hạt huyện Quỳnh-Lưu. Năm Minh-Mạng 18, (1837) lại đặt thêm huyện Yên-Thành cũng cho thuộc vào thống-hạt. Năm Tự-Đức thứ 4, lại đồi làm phủ khiêmnhiếp, rồi năm Thành-Thái thứ ro, đề lại phủ thống-hạt. Nay lĩnh 3 huyện.

HUYỆN ĐÔNG-THÀNH (do phủ kiêm-lý)

Đông tây cách nhau 13 dặm, nam bắc cách nhau 59 dặm. Đông giáp bề ; tây giáp địa giới huyện Yên-Thành ; nam giáp địa giới phủ Hưng-Nguyên ; bắc giáp địa giới huyện Quỳnh Lưu.

Hồi thuộc Đường, đất này thuộc phủ Diễn-Châu. Đến đời nhà Trần gọi là huyện Thổ-Thành. Hồi thuộc nhà Minh thì gọi là huyện Đông-Ngạn, lệ thuộc vào Hoan-Châu. Đời nhà Lê đồi là huyện Đông

lý. Đến năm Minh-Mạng 18 mới trích 5 tổng Vạn-Phần, Hoàng. Trường, Quỳ-Trạch, Quan-Hóa và Cự -Lâm ra huyện Yên-Thành. Đến năm Thành Thái thứ ro, lại lấy 2 tổng Vân-Tụ và Quan-Trung thuộc vào huyện Yên-Thành, còn tổng Vạn-Phần và tổng Hoàng-Trường thì lại đề như trước. Nay lĩnh 5 tồng, cộng 132 xã, thôn.

HUYỆN YÊN-THÀNH (Thuộc phủ-thống-hạt. Dưới cũng thế)

Ở phía tây - bắc phủ Diễn-Châu. Đông tây cách nhau 37 dặm, nam bắc cách nhau 44 dặm. Đông giáp địa giới huyện Đông-Thành; tây giáp địa giới huyện Lương-Sơn và huyện Nghĩa-Đàn; nam giáp địa giới phủ Hưng-Nguyễn ; bắc giáp địa giới huyện Đông-Thành

Nguyên trước là đất huyện Đông Thành; năm Minh-Mạng thứ 18, trích 5 tổng (đã nói ở trên) đặt ra huyện Yên-Thành này, cho thuộc vào phủ thống-hạt. Qua năm Minh-Mạng thứ 2, lại trích tổng Cự-Lâm ra đề thuộc vào huyện Nghĩa Đàn. Năm Tự-Đức thứ 4 (1851) bớt chức Tri-huyện, để phủ kiêm-nhiếp. Nguyên lĩnh 4 tầng, đến năm Thành Thái thứ ro, lại đem 2 tổng Văn-Tụ và Quan-Trung trả về huyện Đông-Thành, và trích các xã thôn mới mộ dân khai khẩn đất ở ven núi, đặt ra tồng Văn-Hội, đề thuộc vào huyện Yên Thành cũng thuộc về phủ thống hạt. Nay có 5 tổng, cộng roo xã, thôn.

HUYỆN QUỲNH-LƯU

Ở phía bắc phủ. Đông tây cách nhau 60 dặm, nam bắc cách nhau 39 dặm. Đông giáp bề ; tây giáp địa giới huyện Nghĩa Đàn, nam giáp địa giới hai huyện Đông-Thành và Yên-Thành ; bắc giáp địa giới huyện Ngọc-Sơn tỉnh Thanh Hoá.

Hồi thuộc nhà . Đường là đất thuộc phủ Diễn-Châu. Hồi thuộc nhà Minh, thì 3 huyện Quỳnh-Lâm, Phù-Lưu và Trà-Thanh cùng là đất huyện Quỳnh-Lưu cả. Đến đời nhà Lê mới đổi tên huyện là Quỳnh-Lưu ; triều Nguyễn cũng theo đó mà cho thuộc về phủ

trích ra 7 tổng Hạ-Sưu, Nghĩa-Hưng, Phác-Lỗ, Đường-Khê, Thuần Hàm, Nhiêu-Hợp, Lâm-La, đề thuộc vào huyện Nghĩa-Đàn. Nay linh 4 tồng, cộng 86 xã, thôn.

PHÚ QUỲ - CHÂU

phía tây-bắc tĩnh thành 148 dặm. Đông tây cách nhau 82 dặm, năm bắc cách nhau 205 dặm. Đông đến địa giới huyện Quỳnh-Lưu I2 dặm; tây đến địa giới huyện Sầm-Tô 70 dặm; nam đến địa giới huyện Tương-Dương 182 dặm ; bắc đến địa giới huyện NôngCổng (Thanh-Hóa) 35 dặm.

Xưa là đất phủ Diễn-Châu. Năm Vĩnh-Lạc thứ 13 thuộc nhà Minh, trích ra làm châu, và cho thuộc vào phủ Diễn-Châu ; năm Vĩnh-Lạc thứ I5, lại cho thuộc vào phủ Thanh-Hóa. Năm QuangThuận triều Lê lại cho thuộc quyền thừa-tuyên Nghệ-An, vẫn nguyên lĩnh huyện Thủy-Vân và huyện Trung-Sơn, do Thỏ quan ở đấy cai trị. Đến đời Gia-Long triều Nguyễn vẫn dùng Thổ quan là chức Chánh-cai-huyện, phó-cai-huyện quản trị. Qua năm GiaLong thứ 7, lại đổi chức Chánh cai-huyện làm Cai-huyện, còn chức phó Cai-buyện thì đồi làm Ký-huyện, kiêm lý cả huyện Trung-Sơn, kiêm nhiếp cả huyện Thúy-Vân. Năm Minh-Mạng thứ 15, bồ quan Tri phủ đề cai trị. Năm Minh-Mạng thứ 17, đổi huyện Trung-Sơn làm huyện Quế-Phong. Đến năm thứ 21, lại đặt thêm huyện Nghĩa Đường do phủ kiêm-nhiếp. Từ năm Tự-Đức trở về sau, lúc thì dùng quan người Kinh cai trị, lúc thì dùng người Thô-trước ở đấy làm việc. Qua năm Thành-Thái thứ 18 trở đi mới bỏ quan người Kinh cả. Phủ Quỳ-Châu nay lĩnh 3 huyện,

HUYỆN NGHĨA-ĐÀN

Đông tây cách nhau 118 dặm, nam bắc cách nhau 151 dặm. Đông giáp địa giới huyện Quỳnh. Lưu; tây giáp địa giới

địa giới huyện Tương Dương ; bắc giáp địa giới huyện Nông-Cống

(Thanh-Hóa).

Trước đây là đất 2 huyện Quỳnh-Lưu và Yên-Thành. Triều Nguyễn năm Minh-Mạng thứ 21, trích lấy 7 tổng của huyện QuỳnhLưu và I tồng của huyện Yên-Thành (đã nói ở trên) và lập thêm ra tồng Đàn-Lân mà đặt ra huyện Nghĩa Đường, thuộc phủ thống-hạt. Năm Tự Đức thứ 3, lại đồi làm kiêm-lý. Đến năm đầu Đồng-Khánh (1886) vì tránh quốc-huý nên đồi là huyện Nghĩa-Đàn. Năm Thành-Thái 12, đặt làm huyện Thổ do phủ kiêm-lý. Năm ThànhThái I4 (I9o2), ở tỉnh có tư xin bồ quan Kinh đề cai trị, nhưng việc chưa thi hành. Đến năm Thành-Thái thứ 19, thì đồi làm Hoahuyện mới đặt ra chức Tri-huyện. Nay có 9 tổng, gồm 46 xã, thôn.

HUYỆN QUẾ-PHONG

Ở về phía tây phủ r15 dặm. Đông, tây, nam, bắc và tứ chi cách bao nhiêu dặm thì chưa tường (huyện Thủy-Vân cũng thế). Đông giáp địa giới huyện Nghĩa-Đàn; tây giáp địa giới huyện SầmTộ ; nam giáp địa giới huyện Thúy-Vân; bắc giáp địa giới huyện Nông-Cổng (Thanh-Hóa).

Triều Lê gọi là huyện Trung-Sơn. Triều Nguyễn năm Minh Mạng thứ 17, đồi là huyện Quế-Phong, đặt Thồ quan thuộc phủ thống - hạt. Năm Tự-Đức thứ 3 bỏ đi. Đến năm Thành-Thái thứ 14, lại đặt Thô-quan do phủ kiêm lý. Huyện này có 4 tồng, gồm 36 xã, thôn.

HUYỆN THÚY-VÂN.

Ở phía tây phủ 146 dặm. Đông giáp địa giới huyện Nghĩa Đàn ; tây giáp địa giới huyện Sầm-Tộ; nam giáp địa giới. huyện Nghĩa Đàn ; bắc giáp địa giới huyện Quế--Phòng.

Huyện đặt từ đời nhà Lê, triều Nguyễn cũng theo đó và cho

« TrướcTiếp tục »