Hình ảnh trang
PDF
ePub

lộ.

Đời vua Lý-Thái-Tô, niên hiệu Thuận-Thiên năm đầu lại đồi làm trại.

Đến vua Lý-Thái-Tôn niên-hiệu Thiên-Thành năm thứ 3, mới đồi Hoan-Châu làm tỉnh Nghệ-An (tên Nghệ-An mới có từ đây).

Đời vua Trần-Duệ-Tôn niên-hiệu Long-Khánh năm thứ 2, đồi Diễn-Châu làm Diễn-Châu lộ, đồi Hoan Châu làm 3 lộ : Nam, Bắc và Trung, thuộc về Nghệ-An.

Đời vua Thuận-Tôn, niên-hiệu Quang-Thái năm thứ ro, lại đồi Nghệ-An làm trấn Lâm-An và đồi Diễn-Châu làm trấn Vọng-Giang.

Đến Hồ-Hán Thương lại đồi Diễn-Châu làm phủ Linh-Nguyên. Khi thuộc nhà Minh, lại đồi làm phủ Diễn-Châu và phủ Nghệ-An.

Sách THIÊN-HẠ QUẬN QUỐC LỢI-BỆNH THƯ chép rằng: « về đời nhà Minh niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 5, mới đặt ra phủ DiễnChâu, lĩnh 4 huyện là : Thiên-Đông, Trà-Thanh, Phù-Lưu, và Quỳnh Lâm. Phủ Nghệ-An thì lĩnh a châu và 16 huyện. Riêng phủ Nghệ-An lĩnh 8 huyện là: Nha-Nghi, Phi-Lộc, Cô-Đỏ (trước là Gia-Đỏ), ChiLa, Châu-Phúc, Thổ-Du, Kệ-Giang và Thổ Hoàng. Hoan-Châu thì lĩnh 4 huyện là : Thạch-Đường, Đông-Ngạn, Lộ Bình (trước là Thượng-Lộ) và Sa-Nam. Châu Nam-Tĩnh (trước là Nhật-Nam) thì lĩnh 4 huyện là : Hà-Hoàng, Bàn-Thạch, Hà - Hoa và Kỳ. La. Đến năm thứ 13 lại lấy Quỳ. Châu thuộc phủ Diễn-Châu, cùng châu Trà-Sủng, châu Ngọc-Ma (trước thuộc phủ Nghệ-An) và gồm cả huyện Hà-Hoàng, cho sáp vào châu Nam-Tĩnh. Huyện Sa-Nam thì sáp nhập Hoan-Châu, huyện Lộ – Bình thì sáp nhập huyện Nha-Nghi. Sau lại bỏ tiếng phủ Diễn-Châu mà lại gọi là Diễn-Châu, và đem huyện Thiên-Đông sáp nhập vào đó. Kể lại đem huyện Phù Lưu sáp nhập huyện Quỳnh-Lâm. Đến niên-hiệu VĩnhLạc 15 lại đem Quỳ-châu cho thuộc vào phủ Thanh-Hóa. Năm thứ

huyện Châu-Phúc vào Hoan-Châu; huyện Kệ-Giang vào huyện Thạch Đường; huyện Bàn-Thạch sáp vào châu Nam-Tĩnh; huyện Kỳ-La vào huyện Hà-Hoa; huyện Đông-Ngạn vào Hoan-Châu; huyện TràThanh vào Diễn-Châu.

Năm đầu niên . hiệu Thuận-Thiên (r8o2) đời vua Lê - Thái Tồ, lại đem các châu huyện nói trên cho thuộc vào đạo Hải Tây. Đến niên - hiệu Quang-Thuận thứ 7 (1466) đời vua Lê Thánh-Tôn, lại hợp châu Hoan, châu Diễn vào làm tỉnh Nghệ An, đặt ra chức Thừa-tuyên, quản - trị 9 phủ, 25 huyện, 2 châu : (sách Thiên - Nam Nữ Hạ - chép : Phủ Đức-Quang lĩnh 6 huyện là: La-Sơn, Thiên Lộc, Nghi-Xuân, Chân-Phúc, Hương-Sơn, và Thanh-Giang. Phủ Anh-Đô lãnh a huyện : Nam-Đường, Hưng-Nguyên. Phủ Diễn-Châu lĩnh hai huyện: Đông-Thành và Quỳnh-Lưu. Phủ Hà-Hoa lĩnh 2 huyện : Thạch-Hà và Kỳ-Hoa. Phủ Trà-Lân lĩnh 4 huyện: Kỳ-Sơn, TrươngDương, Vĩnh-Khang, Hội-Ninh. Phủ Quỳ-Châu lĩnh 2 huyện : TrungSơn và Thủy-Vân, Phủ Trấn–Ninh lĩnh 7 huyện: Quang-Vinh, Cảnh Thuần, Thanh-Vị, Trung-Thuận, Minh-Quảng, Kim-Sơn và Châu-Lương. PhủNgọc-Ma lĩnh r châu Quy-Hợp. Đến triều Tây-Sơn lại đồi tên gọi là Trung-Đô, cũng có tên gọi là trấn Nghĩa-An (có chép ở tập BangGiao-Lục). Đến triều Nguyễn, năm đầu Gia-Long(18o2) lại đồi làm trấn Nghệ-An, đặt 1 Trấn-thủ, n Huyện-trấn và Tham-hiệp đề trấn giữ. Về sau lại đem 2 phủ Trấn-Ninh và Ngọc-Ma thưởng cho nước VạnTượng (Hồi triều Nguyễn mới trung hưng, nước Vạn-Tượng thường cho quân theo đường miền trên đánh giặc để giúp quân ta. Khi đã bình định được Bắc-hà, vua ta mới đem 2 phủ này cho nước Vạn Tượng).

Đến niên-hiệu Minh-Mạng thứ 8 (1827), nước Vạn-Tượng bị nước Tiêm La đánh tan, thì 3 động :Trấn-Ninh, Ngọc-Ma và LạcHoàn cùng bảy Mọi ở Mang-Hồ đều lệ thuộc vào nước ta, nên hồi ấy mới đặt lại phủ Trấn-Ninh.

Niên-hiệu Minh-Mạng thứ 9 (1828) lại đồi phủ Ngọc-Ma làm

Lạc-Biên, mà bỏ phủ Lâm-An đi. Đồi châu Quy-Hợp làm trấn QuyHợp.

Đến năm Minh-Mạng thứ 12 (r831) lại đem 9 phủ : Anh-Sơn, Diễn Châu, Quỳ-Châu, Tương-Dương, Trấn-Ninh, Trấn-Định, Trấn Tĩnh, Trấn-Biên và Lạc-Biên đặt làm tỉnh Nghệ-An. Lại trích 2 phủ Đức-Thọ và Hà-Hoa đặt làm tỉnh Hà-Tĩnh, cho lệ thuộc vào tỉnh Nghệ-An, đặt chức An-Tĩnh Tồng đốc, cùng một Bố chánh một An-sát đề cai trị.

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) phủ Trấn-Ninh lại đặt thêm ra một huyện, gọi là Liêm-huyện. Đến năm thứ 18, phủ Diễn-Châu lại đặt thêm một huyện gọi là huyện Yên-Thành. Đến năm 21 lại đặt thêm hai huyện : huyện Lương - Sơn và huyện Nghĩa Đường (huyện Lương Sơn thuộc về phủ Anh-Sơn, huyện Nghĩa-Đường thuộc về phủ Quỳ-Châu).

Năm đầu Thiệu Trị (1841) lại đem 3 phủ Trấn-Định, Trấn-Tĩnh và Lạc-Biên cho lệ thuộc vào tỉnh Hà-Tĩnh.

Niên hiệu Tự-Đức thứ 6 (1853) lại bỏ tỉnh Hà-Tĩnh, và đồi phủ Hà-Thanh (trước là Hà-Hoa) làm đạo Hà-Tĩnh. Năm thứ 28 lại trích phủ Đức-Thọ vào tỉnh Hà-Tĩnh như cũ.

Năm Thành-Thái thứ ro (1898) lại đồi huyện Hưng-Nguyên làm phủ, nay lĩnh 5 phủ, 4 huyện, kiêm quản thêm 5 phủ và I2 huyện, thuộc khu vực cơ-my.

PHỦ HƯNG-NGUYÊN

Ở về phía tây tỉnh thành 3 dặm. Đồng tây cách 35 dặm, nam bắc cách 64 dặm. Đông đến bề 26 dặm; tây đến địa giới huyện NamĐàn 9 dặm ; nam đến địa giới huyện La-Sơn, huyện Nghi-Xuân ro dặm ;bắc đến địa-giới huyện Đông-Thành 54 dặm. Phủ này hồi thuộc Hán là đất huyện Hàm-Hoan, đến nhà Lê mới đặt huyện : một

thuộc vào phủ Anh-Đô và phủ Đức-Quang; đến triều Nguyễn vẫn đề nguyên như trước, vào khoảng đời vua Gia-Long và vua MinhMạng, đều để thuộc phủ Anh-Sơn thống trị. Đến năm Thành-Thái thứ ro, thì đổi huyện Hưng-Nguyên làm phủ Hưng-Nguyên, thống trị cả huyện Nghi-Lộc. Nay lĩnh 2 huyện,

HUYỆN HƯNG -NGUYÊN (do phủ kiêm-lý)

Đông tây cách nhau In dặm, nam bắc cách nhau 64 dặm, Đông giáp địa - giới huyện Nghi-Lộc ; tây giáp địa giới huyện Nam-Đàn; nam giáp địa giới huyện La-Sơn ; bắc giáp địa-giới huyện ĐôngThành. Đời Lê trước đặt là huyện, thuộc vào phủ Anh-Đô. Đời vua Gia-Long nhân đó đòi làm phủ kiêm-lý, đến năm thứ ra đồi là phủ thống-hạt. Năm Thành-Thái thứ ro, đổi làm phủ. Nay lĩnh 7 tổng I25 xã, thôn.

Kinh xét : Năm Thành-Thái thứ xo, viện Cơ-Mật tâu xin đồi huyện Hưng-Nguyên làm phủ. Lại theo tờ tư của tỉnh Nghệ An năm Thành-Thái 18; thì cái tên huyện Hưng-Nguyên không còn nữa. Nhưng trong Nhất-Thống Chí chép, thì các phủ huyện đều có cái lệ kiêm-lý và thống-hạt, vì trước chép tên phủ, là thống nhất cả cương-giới một phủ, sau chép tên huyện, là chia cương – giới trọng một phủ ra. Nếu không đề tên cũ của huyện Hưng-Nguyên, thì cương. giới không rõ,mà số các tồng xã, không biết quản hạt thuộc vào phủ huyện nào. Bởi thế đây cứ chép cả, đề tiện kê cứu.

HUYỆN NGHI-LỘC (Thuộc phủ thống hạt)

Ở phía đông - bắc phủ. Đông tây cách nhau 24 dặm, nam bắc cách nhau 46 dặm. Đông giáp bề ; tây giáp địa giới huyện HưngNguyên; nam giáp sông thuộc địa giới huyện Nghi-Xuân ; bắc giáp địa giới huyện Hưng-Nguyên

Chân-Phúc. Đến đời Lê vẫn đề tên cũ cho thuộc vào phủ Nghệ-An. Đời Tây-Sơn thì đổi là Chân-Lộc cho thuộc vào phủ Đức-Thọ. Đời Nguyễn, năm Minh-Mạng thứ 7 (1826) lại đồi cho thuộc vào phủ Anh-Sơn. Sang năm đầu Thành-Thái (1889) mới đồi là huyện NghiLộc ngày nay. Năm Thành-Thái thứ ro, lại đồi cho thuộc vào phủ Hưng-Nguyên. Hiện nay có 4 tầng, cộng 81 xã, thôn, Trước có chức Huấn đạo, có nhà huyện-học ở xã Cầm-Trường, nhưng bỏ đã lâu.

PHỦ ANH-SƠN

Ở phía tây tỉnh thành ro8 dặm. Đông tây cách nhau 138 dặm, nam bắc cách nhau 88 dặm. Đông giáp địa-giới phủ Hưng-Nguyên; tây giáp địa giới phủ Tương-Dương ; nam giáp địa-giới huyện Hương-Sơn (Hà - Tĩnh ) ; bắc giáp địa giới phủ Diễn, phủ Quỳ.

Đời Hán đây là đất huyện Hàm - Hoan, đời Ngô là huyện ĐôGiao. Đến đời Lê là phủ Anh-Đô, sau tránh tên húy nhà vua mới đội là Anh-Đô (cùng tên cũ nhưng viết chữ Anh khác đi). Triều Nguyễn vua Gia-Long đồi lại nguyên chữ “Anh» cũ, cho kiêm-lý huyện Hưng Nguyên, thống hạt huyện Nam-Đàn. Đến năm Gia-Long thứ I2, lại đồi kiêm lý huyện Nam-Đàn, mà thống hạt huyện Hưng. Nguyên. Sang năm Minh-Mạng thứ 3 1822) đồi là phủ Anh-Sơn ngày nay. Năm Minh-Mạng thứ 7, lại trích huyện Thanh-Chương, huyện Nghi-Lộc ở phủ Đức Thọ ra đem lệ thuộc vào phủ AnhSơn. Rồi năm Minh-Mạng thứ 2I (184o) lại đặt thêm ra huyện Lương-Sơn, cũng lệ thuộc thống hạt vào phủ Anh-Sơn.

Năm Tự Đức thứ 3 (185%) lại đổi kiêm-lý huyện Lương-Sơn và huyện Nam-Đàn. Năm Thành-Thái thứ ro (1898) lại đồi huyện Nam-Đàn làm thống hạt, trích huyện Hưng - Nguyên ra làm phủ, và đem huyện Nghi-Lốc lệ thuộc vào phủ này. Nay lĩnh 3 huyện.

« TrướcTiếp tục »