Hình ảnh trang
PDF
ePub

Cao Biền đắp thành Đại-La trên bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng 5 thước, cao 2 trượng 6 thước, có thể chứa được 40 vạn nóc nhà(?)

Sử chép rằng Cao Biền dùng phép phù thủy khiến Thiên-lôi phá những thác ghềnh ở các sông để cho ghe thuyền đi lại dễ dàng. Cao-Biền thấy đất Giao-Châu hay phát đế vương, nên « thường cỡi diều giấy đi yềm đất, phá những chỗ sơn thủy đẹp và làm hại nhiều long mạch ).

Theo như trên, ta thấy rằng Cao-Biền không những là thầy Địa-bốc (géomancien) mà còn là một nhà địa-lý nữa.

[blocks in formation]

Nhưng Cao-Biền là người Trung Hoa, còn như người Việt chính thống chuyên về khoa địa-lý thì phải đợi đến thế-kỷ thứ XI, mới thấy sử chép rằng năm 1075, vua Lý-nhân-Tông sai Lý-Thường-Kiệt vẽ hình thế núi sông 3 châu : Ma-Linh, Địa-lý và Bố-Chinh (ô 1E), rồi đổi châu Ma-Linh làm châu Minh-linh, châu Địa-lý làm châu Lâm-Bình, châu Bố-Chinh làm châu Bố-chính ( ). Qua năm Tân-mão (1172) và Nhâm-thìn (1173), vua Lý-Anh-Tông đi chơi « xem sơn xuyên hiểm trở, đường sá xa gần và sự sinh hoạt của dân gian rồi sai quan làm quyền địa đồ của nước Nam ).

Như vậy là ngành địa-lý đã xuất hiện chính thức ở nước đời nhà Lý.

3. – THỜI . KỲ NHÀ LÊ

ta từ

Suốt đời nhà Trần, không thấy sử sách chép gì về môn địa-lý. Qua đời Lê thì chỉ có Nguyễn-Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức-Trai. người xã Nhị-khê, huyện Thượng-phúc (Thường-Tín, Hà-Đông), đậu Thái học sinh năm 21 tuổi (1400), là người đã viết quyền địa-dư đầu tiên của nước ta lấy tên là Địadư chi, chuyên khảo về địa dư toàn quốc. Ông dâng lên vua Lê-Thái-Tông năm 1435, rồi vua sai Nguyễn-Thiên-Túng làm lời tập chú, Nguyễn-Thiên-Tích làm lời cần án (xét cần thận) và Lý-Tử-Tần làm lời thông-luận (bàn chung). Nguyễn-Trãi đã viết theo lối văn thiên Vũ-Cống trong Kinh-Thư, cho nên có bản chép tay lấy nhan đề là An-Nam Vũ-Cống. Quyền này bắt đầu lược. khảo địa-dư chính-trị các triều trước đời vua Lê-Thái-Tồ, rồi chép đến địa

dự buổi Lê-sơ; kể rõ các đạo trong nước, rồi cứ mỗi đạo xét về núi sống sản vật và liệt kê các phủ, huyện, châu và xã. (Theo Dương-Quảng-Hàm).

Dưới thời nhà Lê-Trung-Hưng, có Ngô-Thời-Sĩ (1726-1784) tự Thế-Lộc, hiệu Ngọ-Phong, người xã Thanh-Oai, phủ Thanh-Oai (Hà-đông) đậu tiến-sĩ năm 1766, đời Lê-Cảnh Hưng thứ 27, làm quan đến Đốc-Trấn Lạng-Sơn, ông là tác-giả Hải-dương chi-lược (hoặc Hải-đông chí-lược) chuyên khảo về lịch-sử, địa dư và nhân vật tỉnh Hải đương.

Đồng thời có Lê-Quý-Đôn (1726-1784), tự Doãn-Hậu, hiệu Quế-Đường người xã Duyên-Hà, huyện Duyên-Hà (Thái-Bình). đậu giải nguyên năm 18 tuổi, đậu bảng nhỡn năm 27 tuổi. Năm 1760-1762, ông có đi sứ sang Tàu, có xướng, họa cùng với các văn-sĩ Trung-Quốc và sứ thần Cao-Ly và có đưa các sách đã soạn cho họ đề tựa. Ông là một nhà thông kim bác cổ, ngoài những sách bàn giảngv ề kinh truyện, khảo-cứu về cổ thư, sưu tập thơ văn, ông còn biên soạn nhiều sách khảo về sử-ký và địa-lý như Đại-Việt-Thông-sử, có đoạn nói về khai chung quanh nước ta) như Phủ biên tạp-lục (chép lẫn lộn về chính-trị cõi biên thủy). gồm 6 quyền, tựa viết năm 1776. Sách này ông ta soạn ra khi làm Hiệp đồng kinh-lý quân-sự trong hai đạo Thuận-Hóa, Quảng Nam năm 1776. Sách gồm có các mục sau đây.

tứ di (các nước bán

I) Lịch-sử việc khai-thác và khôi-phục hai đạo Thuận, Quảng, cùng liệt

kê tên các phủ, huyện, xã.

2) Núi sông, thành trì, đường sá.

3) Ruộng-đất, thuế khóa, quan chế, binh-chế, trấn định.

4) Việc cai trị đất thượng-du : thuế đò, thuế chợ, kim khoáng, vận tải. 5) Danh nhân, thì văn.

6) Thồ-sản, phong-tục.

Khi đi sứ Trung-Hoa về, ông có viết bộ Bắc-Sứ Thông-lục (chép đủ việc đi sứ sang Tàu), gồm 4 quyền tựa làm năm 1763, trong có chép các công văn, thư từ, núi sông, đường sá, ủng đối trong khi đi sứ (1760-1762).

Ngoài ra, ông còn sáng tác bộ Kiến-Văn tiểu luc (chép vặt những điều nghe thấy, gồm 12 quyền, tựa làm năm 1777, ghi chép những điều hiểu biết và suy luận trong khi đọc sách về lịch-sử hoặc văn minh nước ta từ cuối đời

Trần đến đời tác-giả. Trong bộ sách này, có một phần nói về phong vực (bờ cõi).

4.- THỜI KỲ LÊ-MẠT, NGUYỄN-SƠ

Cuối thế-kỷ thứ XVIII và đầu thế-kỷ XIX, có Phạm-Đình-Hổ (1768-1839), tự tùng-niên, hiệu Đông-dã tiều, tục gọi là Chiêu-Hồ, người xã Đan-loan, huyện Đường-An (Hải-Dương). Ông học rộng tài cao, thường có xướng họa với HồXuân-Hương. Ông đã soạn ra rất nhiều sách thuộc về loại địa-lý như :

[blocks in formation]

3– Kiền-khôn nhất lãm (ngó qua trời đất): bắt đầu trích sao các bộ Nhất-Thống-chỉ đời Thanh, rồi đến những bản đồ các đường đi ở nước

Nam.

4- Ai-lao sứ trình (đường đi sứ Ai-lao).

Những bộ sách chính của Ông là Vũ-trung tùy-bút (theo ngòi bút viết trong khi mưa) gồm có hai quyền trong ấy có nói về :

[blocks in formation]

Đồng thời với Phạm-đình-Hồ, có Nguyễn-An (1770-1815) tự Kinh-Phủ, hiệu Ngũ-Hồ, người làng Du-lâm, huyện Đông-Ngạn (Bắc-Ninh). Ông đỗ cử nhân năm 1807. Ông và Phạm-đình-Hồ đã sáng tác quyền Tang-thương ngẫu-lục. (tình cờ chép những chuyện dâu bể) Sách in năm 18% gồm có 2 quyền chừng 90 bài có ký tên từng tác-giả. Sách này gồm có các mục sau đây :

[ocr errors][merged small][merged small][merged small]
[ocr errors]

Hai bộ sách Vũ-trung tùy bút và Tang thương ngẫn lục giúp cho ta

tài liệu quý báu về lịch-sử, địa-lý và phong-tục cuối đời Lê.

[blocks in formation]

Sau khi đã thống-nhất sơn-hà, vua Gia-Long liền nghĩ đến việc văn học bằng cách khuyến khích các văn-sĩ viết sách về lịch-sử và địa dư của nước ta. Vua Gia-Long truyền quan binh bộ thượng thư là Lê-Quang-Định (17601813) soạn bộ Nhất-thống địa-du chi, gồm có 10 quyền và một quyển thủ.

– Từ quyền I đến 4, tác - giả tả đường bộ tự Quảng-đức (kinh đô Huế) vào Trấn Biên (Biên-Hoà) và tự Quảng-đức ra đến Lạng-sơn : rồi tả đường thủy tự Gia-định (Saigon) đến Vĩnh-trấn (Vĩnh-Long).

Từ quyền 5 đến 10, tác-giả chép rõ về các trấn, doanh, dinh cương giới, phong tục, thồ sản, dịch lộ (đường trạm), phân hạt (phủ, huyện, châu),

Ngoài ra, còn có Trịnh Hoài Đức (1765-1825) hiệu Cấn – trai, tổ-tiên nguyên là người Phúc-kiến bên Tàu, di cư sang Trấn-Biên, giúp vua Gia-Long lập nhiều công-trạng. Ông có đi sứ Tàu năm 1802 và soạn quyền Gia-Định thống chi, chép lịch sử và địa lý đất Gia định về đời các chúa Nguyễn. Quyền này. đã được Gabriel Aubaret, trung-tá hải quân, dịch 5 thiên ra chữ Pháp, xuất-bản dưới đầu đề « Histoire et description de la Basse Cochinchine

Pays de Gia

định », tại Ba-Lê, năm 1863, còn thiên sáu về thành trì chí chưa được dịch.

Về miền Bắc thì có bộ Bắc-thành địa - dư chí, do một số văn - thần giúp việc quan. Tổng-trấn Bắc-thành Lê-Chất soạn ra về đời Minh-Mệnh, gồm I2 quyền, chép về thành Thăng-Long và II trấn ở Bắc-Thành, có các mục nói về cương-giới, diên-cách, phân-hạt, hình-thế khí - hậu, thồ-sản, v.v...

Chúng ta cũng nên ghi thêm quyền Phương-đình địa - chỉ loại, của Nguyễn-văn-Siêu (1799-1872), tự là Tổn Ban, hiệu là Phương-Đình người thôn Dũng-thọ, huyện Thọ-Xương, tỉnh Hà-Nội. Ông đậu phó-bảng năm 1838, có đi sứ Tàu năm 1849. Bộ này gồm có 5 quyền : quyền nhất trích các sách tàu có nói về nước Nam, quyền 2 chép địa-lý nước Nam về đời Hậu-Lê: quyền 3, 4 và 5 chép thời đại cận kim.

Đến đời vua Tự Đức có truyền cho Quốc Sử quản soạn bộ Đại Nam

Nhất-thống-chi, bắt đầu soạn từ năm 1865 cho đến năm 1882 mới xong. Bộ này đầy đủ nhất chép theo từng tỉnh, mỗi tỉnh gồm cô các mục : cương-giới diễn-cách (sự thay đổi tên đất và bờ cõi, phân hạt (các phủ, huyện, châu), hình-thế khí-hận thành-trì, học-hiệu số dân sinh, ruộng đất, núi sông, suối đầm, cổ tích lặng mộ đền miếu, chùa chiền, quan tân (cửa ải và bờ biển), nhà trạm, đường cái bến đò, cầu cống, đê, phố và chợ, nhân-vật hạnh nghĩa liệt-nữ, thổ-sản.

Đến năm 1909 (Duy-Tân thứ 3), quan Học-bộ thượng-thư kiêm tổng-tài quốc sử quân là Cao-Xuân-Dục (1842-1923), tự là Tử-phát, hiệu Long-Cương người xã Thịnh-Khánh, huyện Đông-Thành, tỉnh nghệ-An, có dọn lại bộ này mà vẫn giữ tên cũ là Đại-Nam Nhất- thống-chi gồm 17 quyền, mỗi quyền chép về một tỉnh ở Trung-Việt. Người Pháp thường gọi là «Géographie de duy Tân. Đến đời vua Đồng-Khánh, năm 1886, quốc sử quán có phụng soạn bộ Đồng-Khánh địa-dư chỉ lược, mỗi tỉnh có kê rõ tên các phủ, huyện, tổng, xã và có địa-đồ. Bộ này không chép các tỉnh Nam-kỳ vì đã nhượng cho Pháp.

Sau hết, chúng ta cần phải nói đến bộ Lịch triều hiến chương loại chi là một bộ Bách-khoa toàn thư về nước Nam thời cổ. Tác-giả là Phan-huyChủ (1782-1840), tự Lâm-Khanh, hiệu Mai-phong, quán ở xã Thu-hoạch, huyện Thiên-lộc xứ Nghệ-An (nay là Can-lộc Nghệ-Tĩnh). Đậu Tú - tài hai khoa (1807 và 1819), ông được bồ làm biên-tu Hàn-lâm. Tháng tư năm ấy ông dâng Lịch triều hiến chương – Năm 1824, ông được cử làm Ất phó sứ sang sử bên Tàu. Năm 1830, lại được cử đi sứ một lần nữa, nhưng lúc về hai ông Chánh, Phó sứ đều bị cách chức, vì lạm quyền đối với địa-phương. Cuối năm ấy, ông được cử tham dự phái đoàn ngoại-giao đi Giang-lưu-ba (Batavia). Khi trở về vào cuối năm 1833, ông cáo bệnh về Thanh-mai (SơnTây) dạy học.

Bộ Lịch triều hiến chương loại chí gồm có 49 quyền mà 5 quyền đầu nói về Hịa dư chi, chép về bờ cõi các triều và phong thổ các đạo. Ngoài ra Phan-huy-Chú còn sáng tác :

[blocks in formation]

- Dương-trình ký-kiến, ghi chép những điều ông nghe thấy khi sang Batavia

« TrướcTiếp tục »