Hình ảnh trang
PDF
ePub

Trong niên - hiệu Gia . Long, số đinh hơn 5000 người, sang niên-hiệu Tự Đức 8.563 người. Năm Thành-Thái thử 10 (1898), nhân số lên tới 11.218 người, tiền thuế 17.764 quan, bạc thuế 69 lượng. Năm thứ 11 (1899) số bạc sưu mới định chính . nạp (2 hạng miễn diêu và đinh tráng) cộng 11.292 người, bạc 24.285 ₫80. Năm thứ 18 (1906) các hạng nhân số hiện 11.436 người (trừ ngoại số chức sắc và miễn sai, còn hạng miễn diêu 262 người) hạng chính-nạp 11.174 người, bạc thuế 24.687 đ; lại thêm bạc Công-ích hơn 4.469 đồng, tổng cộng là 29.156 đồng.

THUẾ RUỘNG

Theo ngạch cũ, số ruộng đất 12.593 mẫu, thuế lúa 6.539 hộc, thuế tiền 16.431 quan. Năm Thành-Thái thứ 10 (1898) điền thổ cộng 29.154 mẫu 6 sào lẻ, trưng lúa 18.516 hộc lẻ, thuế tiền 17.909 quan lẻ. Năm thứ 11 (1899) theo số bạc thuế mới định thì số điền thổ cộng 30.828 mẫu 7 sào, bạc cộng 23 951đ 18. Năm thứ 18 (1906) số ruộng đất lên tới 31.259 mẫu (trong ấy ruộng 21.500 mẫu, đất 9.759 mẫu), bạc thuế 24.208đ. lẻ, và thêm số thuế sáu phần trăm (6%) 1.710đ, tổng cộng là 25.918 đồng lẻ.

[ocr errors]

NÚI MÃ - CẢNH (núi Cô.Ngựa)

Ở phía đông-bắc huyện Quảng-Phước 130 dặm, Phía đông gối theo bờ biển, phía tây-bắc liên tiếp núi Đại - Lãnh, hình giống cỗ ngựa nên gọi tên ấy. Có đường trạm đi qua dưới

chân núi.

NÚI TAM-PHONG

Ở phía tây-bắc huyện Quảng-Phước 47 dặm; là chỗ giáp giới 2 tỉnh Khánh-Hòa và Phú-Yên. Có 3 ngọn lên thẳng từng mây, tục danh là Ba-Non, là một trấn-sơn trong tỉnh. Nhà nước khi có điển lễ lớn đều có ban lễ tế ở núi này.

NÚI BÀN

Ở phía bắc huyện Quảng Phước 60 dặm. Thế núi cao lớn phía tây từ Đại-Lãnh đến, kéo dài vài mươi dặm; phía bắc tiếp núi Thạch-Bi; phía đông gối bờ biển, lại uốn quanh vào nam che kín vũng biền Vân-Phong ; thuyền buôn thường đậu ở đây để tránh gió.

ĐẢO THUỶ-SƠN

Ở phía đông huyện Quảng-Phước 26 dặm; phía nam vũng Vân-Phong, chu-vi 7.120 trượng. Từ Đại. Lãnh chạy đến, qua núi Cô-Ngựa độ 5 dặm, dăng ngang bờ biển đột khởi hòn thứ nhất là núi Vĩnh-An, qua phía nam có hòn thứ hai là núi Khải

Lương; hòn thử ba là Đại-Dự (Đảo lớn) chận ngang cửa biển Vân Phong.

NÚI BỒ.ĐÀ

Ỏ' phía bắc huyện Quảng-Phước 24 dặm. Mạch núi từ núi Tam-Phong rải xuống, rừng rủ trùng điệp, đến đây đột khởi 1 hòn cao, phía đông phía tây gò đống la liệt. Ở phía đông lại thêm một hòn nhỏ gọi là núi Phiên-Lê, tục danh Dốc Thị, dựa theo bờ biển, cỏ cây xanh tốt hiểm trở khó đi.

NÚI MỸ-NGỌC

Ở phía tây bắc huyện Quảng-Phước 20 dặm. Bốn phía gò đống ngỗn ngang, hình như chuỗi hạt lòng thòng, không xiết tả hình trạng được. Phía đông có nui tên là Độc-Sơn (núi Một).

NÚI PHƯỚC-HÀ

Ở phía đông-nam huyện Quảng-Phước 5 dặm. Núi này có nhiều thứ hoa-đằng (mây buê) cho nên cũng gọi là núi HoaĐằng. Sườn núi cao lớn, bao quanh vài mươi dặm, phía đôngbắc gối bờ biển, phía tây-nam chận ngăn cửa biển Nha.Phu.

Ở phía đông - bắc

NÚI TÂN LẬP

huyện Quảng-Phước 11 dặm. Có đầm bao quanh 3 mặt, tên là Trúc-Đàm (Đầm Tre). Vũng biển Vân-Phong ở gần phía đông, cho nên cũng gọi tên là núi Vân-Phong.

NÚI PHÚ-MỸ

Ở phía tây-bắc huyện Quảng-Phước 103 dặm, tục danh

buổi chiều thường có mưa, nên có ngạn ngữ : « Mưa ĐồngCọ. »

NÚI TÔ-HÀ

Ở phía tây. bắc huyện Quảng-Phước 59 dặm, trước tên là Hoa-Sơn. Sông Tổ phát nguyên ở đây cho nên có tên là núi Tô-Hà: gió nam thường từ núi này thổi lại, cho nên có ngạn-ngữ :« Gió Tổ-Hà. »

NÚI PHÚ-NHƯ

Ở phía tây-bắc huyện Quãng-Phước 64 dặm, thuộc địaphận xã Phú-Như, tục danh núi Tổ-Gà. Cây cối sầm uất, có nhiều cọp, người đi qua phải kiêng dè, nên tục có câu : « Cáy Tổ-Gà ». Nay càng ngày càng được khai khẩn rộng rãi, dần dần trừ được nạn cọp.

NÚI ĐẠI.ĐỒNG

Ở phía tây huyện Quảng-Phước 59 dặm. Chân núi có cánh đồng trống, vốn xưa là chiến-trường, oan-khí không tan, hóa làm ác - quỉ, người đi qua đấy chẳng dám đi một mình, nên tục ngạn có câu: « Ma Đại-Đồng ». Nay nạn ma quỉ cũng lần tiêu diệt.

NÚI PHONG.YÊU (Eo Gió)

Ở phía bắc huyện Quảng Phước hơn 100 dặm. Hai bên lưng núi giáp nhau, ở giữa lũng xuống, gió bắc thổi xuyên qua, nên gọi tên ấy.

NÚI THANH HÀ

Ở phía nam huyện Quảng-Phước độ 6 dặm. Có đường

« TrướcTiếp tục »