Hình ảnh trang
PDF
ePub

đổi nhau, nên gọi tên ấy.

NÚI ÔN-TRÌ

Ở phía tây phủ Tuy-An (các núi sau đây cũng đều ở địa hạt phủ này), thuộc xã Phú-Thành. tiếp giáp núi nguồn Hà-Duy. Phía đông có phiến đá lớn, trong phiến đá có lỗ nước nóng chảy tràn ra, gọi là tửu-lo (lò rượu). Ở bên có ao, vuông độ vài mẫu, gọi là « lò dầu », nắng lâu cũng không cạn. Lại có ngôi cổ-miếu, những năm dại-hạn, dàn đến cầu mưa thấy ứng nghiệm ngay.

NÚI LƯƠNG-SƠN

Ở phía nam phủ. Triều Nguyễn thuở đầu trung hưng, công-thần Châu-Văn-Tiếp khởi nghĩa kỳ tại đây. Gần đấy có núi Thạch-Tượng, lại có núi Vân-Hòa. Ở phía tây-nam phủ là nơi nhà vườn của ông Châu-Văn-Tiếp. Phía nam phủ có núi Yêu-Mang, tiếp đến núi Bà. Phía đông có núi Thạch-Lâu, gần đấy lại có núi Phú-Sùng và núi Long-Sơn.

NÚI MỸ-THẮNG

Ở phía đông phủ. Phía nam giáp biển. Núi có nhiều dốc đá, trên dốc có ngôi chùa. Gần đấy có núi Chóp-Vung.

GÒ AN-SƠN

Ở phía tây nam phủ Tuy-Hòa. Trên gò có khe, tên là Trọc-Khê (Khe đục). Phía tây gần núi Thị-Độc, phía nam núi có khe tên là Tích-Lo-Khê (Khe Lò-Thiếc).

ĐẢO BẢN-THAN

Ở phía bắc huyện Đồn-Xuân, trong vùng biển Cù-Mông; chu-vi 200 trượng, nỗi cao trên mặt nước hơn 9 trượng. Các núi ở cửa biển Cù-Mong đều triều hướng về đây. Thuở đầu trung hưng, Thể-Tô Cao-Hoàng-Đế có đến ở đảo ấy, sau khi đại định sai dựng đền Biểu-Trung trên đảo.

ĐẢO THAN

Hòn đảo nhỏ ở ngoài biển thuộc phủ Tuy-Hòa. Trên đảo có hòn đá lớn, khắc 1 chữ « Nan » (Nam có nghĩa là khó) không biết khắc từ đời nào.

GÀNH ĐẠI-BÀ

Ở phía đông huyện Đồng Xuân. Phía nam có Lãnh-Úc (Vũng-Lãnh) phía bắc có Tích.Đà (Lạch-Tích), gần đẩy có đảo Thanh Châu, tục danh là Cù-Lao.

SÔNG ĐÀ-DIỄN

Ở phía nam phủ Tuy-Hòa, có tên nữa là sông Đà-Lãng (tục gọi Đà-Rẳng). Phát nguyên trong động mọi, phía tây núi Phước, chảy xuống hướng đông làm sống Thạch-Hãn (sông này có nhiều hòn đá hình quái lạ cản ngang giữa sông nên gọi tên ấy). Quanh qua hưởng nam đến phía nam xã ThạchThành, thì có sông Hương Sơn (đầu nguồn ở núi Bình-An) chảy ra phía đông bắc độ 2 dặm rồi nhập với sông nầy; lại chuyển xuống phía đông đến thôn Bảo-Tháp, lại có sông BảoTháp (đầu nguồn ở núi Phú-Cốc) nhập vào, rồi chảy xuống đồng 16 dặm đồ ra cửa biển Đà-Diễn.

Sống này rộng 133 trượng, giữa giòng có nhiều gò cát.

Vương-truyện » trong Đường-thư chép : « Vua Lâm-Ấp chạy vào nam đến châu Đà-Lãng », tức là chỗ này. Đầu lúc trung. hưng, Võ-Văn-Lượng chém tướng giặc là Đô.đốc Phụng ở đây

SÔNG BÀN-THẠCH

Ở phía nam phủ Tuy-Hòa, có 2 ngả nguồn : 1 nguồn phát ra từ núi Phố Chiêm chảy ra phía bắc hiệp với sông Dương, quanh phía đồng núi Hấp-Hấp đến phía tây núi Ngọc-Lâm Uyên-Chánh, rồi chảy vô nam đến thôn Hội-An. 1 nguồn từ núi Phú-Mỹ chảy xuống đồng quanh ra bắc đến thôn HộiAn hiệp làm ngã ba sông Hội-An, lại chảy xuống đồng 30 dặm phỏng ra cửa biển Đà-Nung. Sống nầy có cá sấu thường làm hại dân, năm Minh.Mạng thứ 5 (1824) vua hạ chiếu khiến ai bắt được thì có cấp thưởng. Sách «Dư-Địa Chi» của NguyễnTrãi chép : sông Phan-Định tiếp giáp địa giới phủ Hoài Nhơn có 3 con sư tử nước, hay lấy đuổi đánh vào ghe thuyền làm cho nổi sóng rầm rộ. Khi ông Lý Thường-Kiệt đi đánh Chiêm-Thành đến sông nầy qua không được, bèn tâu xin phong cho 3 sư tử làm « Hiệu-Thuận tam thần » (3 thần qui-thuận) 3 sư tử ấy nổi lên mặt sống nghe lời tuyên phong, rồi ông kéo quân qua không bị trở ngại chi nữa. Sông Phan-Định nói trên nghi là con sông này.

SÔNG PHÚ.NGÂN

Ở 2 xã Phú-Mỹ và Ngân-Sơn, phía nam phủ Tuy-An. Có một tên gọi sông An.Mỹ, và một tên nữa là sống Cây-Dừa. Sông này có 3 ngả nguồn:1 từ trong động mọi chảy xuống đồng vào huyện hạt ; 1 từ phía bắc núi Vân-Trúc, và 1 từ phía đông nam núi Thạch-Lãnh, đều đến phía tây phủ, hiệp làm sông La Hai, chảy xuống đông đến xã Phú . Mỹ làm

khe từ phía tây-bắc An . Sơn chia ra làm 3 sống : 1 sông

sông Phú.Ngân; có 1 ngọn nhập vào, lại chảy vào nam chảy vào nam 9 dặm đến đầm Hà Thanh, lại chảy 5 dặm nữa nhập vào vũng biền Phú-Sơn ; 1 sông chảy xuống đông 9 dặm làm sông Sơn-Trà và một sông chảy xuống đồng 9 dặm đến dầm Hà - Bá rồi 2 sông này đều chảy ra cửa biển Xuân.Đài.

SÔNG LONG-BÌNH

Ở phía bắc huyện Đồng-Xuân (những sông sau đây cũng thuộc huyện nầy) tục danh Sống-Cầu. Phát nguyên từ núi Long-Bình chảy xuống đông 9 dặm vào cửa biền Vũng-Lâm. VŨNG BIỀN CỦ-MỎNG

phía bắc huyện, phía đông núi Cù-Mồng chu vi 90 dặm. Bãi cát bao quanh, trong nhiều cồn đảo, có đền Biều. Trung ở đấy. Lại có đầm Cù-mông ở thôn Diêm-Trường phía nam núi Cù-Mồng, tục hiệu là Vũng-Múi.

VŨNG BIỂN VŨNG LẦM

Ở phía đông huyện

đông có đảo Yến. Lại có

Phía bắc có núi Động-Tranh, phía vùng biển Quán Chùa ở phía đông

Vũng-Lầm, trong có 1 đảo tên là Hòn-Giang.

VŨNG BIỂN XUÂN ĐÀI

Ở phía đông phủ Tuy.An, phía bắc giáp biển khơi. Gần đấy có Vũng-La, Vũng-Sử, và Vũng-Trào có tên là đầm Phường-Câu, ở thôn Tiên-Châu.

VŨNG BIỂN PHỦ-SƠN

Ở thôn Phú Sơn phía đông phủ Tuy-An, chảy ra cửa biển Phú-Sơn, có một tên gọi là đầm Ô-Loan.

HẢI HỒ

Ở chân núi Thạch-Bi, phía nam phủ Tuy Hòa, chu vi 120 trượng, bề ngang 13 trượng. Bên hồ có đền Thiên.Y ở đấy. Hồ này phía bắc thông với sông Đà-Nùng rồi chảy ra biển, nước sâu, bùn trôi lộn vào cũng không đục. Ở trong có nhiều cả sấu, nhưng cá này không quấy hại gì.

VỰC CÔNG

Ở thượng lưu sông Đà-Diễn, trên vực có nhiều chim công, nên gọi tên ấy.

KHE THẠCH-BÀN

Ở phía nam huyện Đồng-Xuân. Bốn phía đều là núi, ở giữa có khe nước tuôn ra, chảy vào sông Au-Mỹ,

ĐẦM ĐÔNG-AN

Thuở trước gọi là rạch (hay lạch) Đông An, niên hiệu Minh-Mạng đổi tên là đầm Đồng-An, lại có đầm Thanh Tân đều ở huyện hạt Đồng Xuân. Có đầm Yến-Sơn ở ngoài biển trước kia gọi là Chóp-Yến, trong niên-hiệu Minh-Mạng được đổi lại tên Yến-Sơn.

ĐẦM PHÚ LONG

Ở phía đông núi Long-Sơn huyện Đồng-Xuân, tục danh

« TrướcTiếp tục »