Hình ảnh trang
PDF
ePub

THUẾ RUỘNG ĐẤT

Trong khoảng thời - gian từ Gia - Long đến Tự-Đức, nguyên số ruộng đất 27963 mẫu dư, trưng lúa 14.620 hộc, tiền 13.786 quan. Năm Thành-Thái thứ 10 (1898) số ruộng đất được 32.428 mẫu 7 sào dư, trưng lúa 14880 hộc dư, tiền 17.502 quan; năm thứ 11 (1899) cải định bạc thuế ruộng đất cộng 72.266 mẫu 7 sào, số bạc cộng 46.539đ 30; năm thứ 18 (1906) ruộng đất lên tới 136.832 mẫu, bạc thuế 83.588 đồng, lại phụ nạp 6% là 4008 đồng, hiệp cộng bạc 87.596 đồng.

NÚI ĐẠI LÃNH

Ở phía đông nam phủ Tuy-Hoa (các núi kể sau đây cũng đều ở địa hạt Tuy-Hòa). Núi này phân ranh giới tỉnh Phú - Yên và tỉnh Khánh. Hòa, có trạm Phủ - Hòa

đấy. Mạch núi từ núi Chúa chạy đến, phía đông giáp biển, phía nam có khe lớn. Triều Nguyễn, lúc đầu trung hưng, đại quân đến cứu - viện Diên-Khánh, vua sai Tổng Viết-Phước giữ Đại Lãnh tức là núi này. Năm Minh-Mạng 17 (1836) vua sai thợ chạm hình núi này vào Tuyên đỉnh. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) được kê vào Tự-điền.

Xét «Đường Thư-Hoàn-Vương Truyện» chép : vua LâmẤp chạy qua Đại-Phổ, phía nam châu Đà.Lãng có núi NgũĐồng-Trụ, xiên phía tây có nhiều đồi cao, sườn phía đông giáp biển, đây là đồng trụ của Mã.Viện trồng vậy. Theo đó thì Đại - Lãnh tức là núi Đồng.Trụ, nhưng xét theo truyện Mã-Viện thì Mã-Viện chưa từng đến đây. Đó chẳng qua lời của hậu nhân thêu dệt thêm vào.

NÚI NHỰ PHI

Ở phía nam phủ Tuy-Hoa, nửa núi thuộc địa-giới tỉnh Khánh Hòa. Phía bắc núi này là núi Sầm-Dương, khi trước có đồn thủ ở đấy. Triều Nguyễn lúc đầu trung hưng, tướng Tây-Sơn là Trầu-Quang-Diệu vây Diên-Khánh, đại quân đến cứu viện, Diệu do đường núi Nhự chạy về Qui-Nhân, tức là núi này. Lại có núi Quán Cương ở phía bắc, có đường trạm ngang qua; núi Húc-Viện ở phía nam, gần đấy có thành Hồ.

NÚI THẠCH BI

Ở phía đông - nam phủ. Năm thứ 6 đời vua Duệ Tôn triều Nguyễn là năm Tân Mão (1771) núi bị sét đánh, đá núi hóa trắng cả, ở xa trông thấy như đá vôi, vua sai các quan kỳ-đảo Trong núi nhiều thủ rữ, nên người ta ít đến.

Xét sách «Thủy-Lục-Trình-Chí» của Trần.Công-Hiến có đoạn chép rằng: núi này có một chi chạy đến biển, chia hai dòng nước, cỏ cây cũng phân rẽ, có 1 hòn đá lớn đầu quay hướng đồng như hình người. Xưa vua Lê Thánh Tồn đi đánh ChiêmThành ngang qua đấy, bùi ngùi than thở rằng : « từ lúc trời đất sơ - khai đã phân ranh giới, vì nghịch đạo trời, nên phải chịu họa trời », nhân đó vua khiến chạm chữ lên trên đá. Sách “Địa-Du-Chí» của Lê-Quang-Định cũng nói : “ vua Thánh Tôn nam chinh, mở đất đến đây, ở trên đỉnh núi có sai mài đá khắc chữ ghi việc chia ranh giới với Chiêm-Thành ». Nay bia vẫn còn, nhưng chữ bị sút mẻ không nhận ra được.

Ở Phía tây- nam

NÚI CHÚA

phủ. Hình núi cao lớn đứng thẳng ngàn nhận, các núi trong phủ này đều phát mạch ở đây. Phía nam có núi Đồn-Tào, phía bắc giáp xứ Mọi. Lại có núi Cảnh-Thành ở phía đông-nam, núi Liên-Trì & phía tây-bắc ; bởi ở chân núi này có ao mọc sen, nên gọi tên núi như vậy.

NÚI BẢO (BỬU) -THÁP

Ở thôn Bảo-Tháp phía đông phủ lỵ, có tháp xưa nên gọi têu ấy. Lại có núi Cấm ở phía nam phủ, phía bắc liền với núi Vân-Hòa, phía nam liền với núi Lỗ-Trụ.

Ở phía nam phủ, có tên nữa là núi Gian-Nan, cũng là phân giới cho tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; vì đường núi hiểm trở nên gọi tên ấy. Triều Nguyễn đầu lúc trung hưng, đại quân cứu - viện Diên-Khánh, vua sai Đốc tướng Võ. Văn Lượng đóng đồn ở núi để triệt đường về của quân địch, tức là núi nầy. Gần đấy có Hồ-Sơn là chỗ phát nguyên sông Thạch-Bàn.

NÚI THẠCH-THÀNH

Ở phía tây - bắc huyện Sơn-Hòa, xưa có đồn trấn thủ Triều Nguyễn lúc đầu trung hưng, đại quân cứu-viện Diễn-Khánh, vua sai Đốc tướng Mai Tấn-Vạn chận giữ núi Thạch-Thành, tức là núi nầy. Phía nam có Phước-Sơn, xưa có đồn binh trấn giữ, ấy là chỗ phát-nguyên sông Đà.

NÚI CÙ-MỎNG

phía bắc huyện Đồng-Xuân (các núi kể sau đây cũng ở huyện nầy). Nửa núi về phía bắc thuộc huyện giới Tuy-Phước tỉnh Bình Định, trên núi có trạm Bình.Phủ ở đấy. Phía tây có núi Nhuệ, phía đồng có núi Hùng, phía bắc có núi Qui, phía nam có núi Giả (?). Núi đồi trùng điệp thế rất hiềm yếu. Năm Nhâm-dần (1782) đầu lúc trunghưng, đại quân cửu-viện Qui-Nhân Tả quân Nguyễn-Hoàng. Đức đem binh đóng đồn ở Cù-Mông đánh giặc, tức là núi này. Lại có núi Phiếu cũng giáp giới tỉnh Bình Định, có trại mán ở đấy. Lại có núi Phú-Cốc ở phía tây huyện, có tên nữa là núi Hồ, hình như con hồ núp; phía tây có núi ThủHuề và phía đông có núi Chung

NÚI MÃ-VỤ

Ở phía bắc huyện. Núi rất cao lớn, có sinh sản trà. Lại có núi An-Mỹ ở phía tây-nam huyện, nứt ra 2 hòn : 1 gọi là Đồn-Cương (hay gò Đồn), 1 gọi là Chung-Cương (hay gò Chuông).

NÚI THẠCH LÃNH

Ở phía tây huyện. trước có đồn binh, và giao-dịch-trường (1). Nguồn Hà-Duy ở đấy, là chỗ phát nguyên con sông La-Hai, Triều Nguyễn lúc đầu trung-hưng, đại quân đánh Qui-Nhơn, Đông-cung Cảnh đem bộ-binh từ đồn bảo quân địch ở Hà-Nha đi qua núi này, các quan tùy tòng có vịnh câu thơ :

«Lãnh thọ lung giai khí. Thời kinh Đế-tử xa).

(Cây núi bao khi tốt. Xe Đông.Cung đi qua), tức là qua núi này vậy.

NÚI XUÂN-ĐÀI

Ở phía nam huyện, từ Thạch-lãnh chạy xuống núi gò liên tiếp, dân cư xen lộn. Dưới núi có khe, trên khe sinh sản cây xoài, thường hái quả đem cống hiến. Phía nam núi, trước kia có đồn binh trấn thủ, là chỗ đường trạm đi ngang qua. Đời vua Duệ-Tôn, năm Ất.vị (1775), Tống-Phước.Hiệp đi đánh Qui-Nhơn có đóng binh ở đấy. Gần đấy có núi Tầm-Hỷ, phía đông nam nứt ra 1 núi gọi là Hương-Phong.

NÚI PHÚ-KHÊ

Ở phía bắc huyện, có trạm Phú-Khê ở đấy. Phía tây núi

(1) Giao dịch trường : chỗ để người mình và người mọi mua bản đổi chác cùng nhau.

« TrướcTiếp tục »