Hình ảnh trang
PDF
ePub

Mùa xuân khí trời ôn hoà, mùa hạ nóng nực. Lúc thu đồng giao tiếp thì mura lụt nhiều, và khi trời lần mát, đến tiết đồng-chí mới biết lạnh. Nói về mùa nông: ruộng cao, tháng 6, 7 gieo, tháng 11,12 gặt ; ruộng thấp tháng 4, 5 gieo, tháng 8, 9 gặt; hoặc tháng 11, 12 gieo, tháng 3, 4 sang năm mới gặt. Hoặc như mùa thu không mưa thì ruộng cao phải gieo sớm, ruộng thấp gieo muộn ; hoặc mùa hạ không mưa thì ruộng thấp phải làm sớm, ruộng cao làm muộn. Có thể ngăn đập nơi chân núi, hoặc làm xe nước tùy địa-thế để tưới ruộng. Nếu không được mùa lớn, thì cũng được trung bình Nhà nông thường xem theo mây sao trên trời để định kỳ-hạn trồng tỉa (có nói rõ trong Bình-Định-Chi). Ở nơi gần núi thường có ít nhiều khi độc lam chướng, làm cho người sinh bịnh.

PHONG TỤC

Nghề nghiệp sinh nhai đủ 4 hạng dân (sĩ nông công thương), nhưng ít có người chuyên theo việc học; duy có việc làm nóng thì hơi đắc lực. Tuy chỗ rừng núi hẻo lánh cũng có điền trang chút ít, chỗ nào cũng có hoa lợi không bỏ đất hoang. Người buôn bán cũng khá nhiều. Dân ở dọc miền núi thì gánh chở muối sắt đề đồi chác với dân mọi. Dân ở miền biển thì làm nhiều thuyền nan vận tải bán buôn. Những sản-phẩm của các nghề thợ rất thô vụng. Dân-tục chất phác thuần-hậu, việc ma chay cúng tế cũng giản tiện, nhưng gặp việc cầu thần hay lễ tạ, thường bày ra cuộc hát xướng diễn kịch, thù tạc vãng-lai, lãng-phi rất nhiều. Con trai thì đầu dắt lược sừng, con gái hay đeo xuyến kiềng bằng bạc. Lệ cưới vợ thường hay gửi rể, nên dân cư-ngụ thường ở xen lộn với dân chánh-quán. Ngoài ra tuể thời tiết-lễ đều giống như phong-tục BìnhĐịnh, duy có phần mộ thì hay xây bằng vôi đá, là có khác hơn mà thôi. Nói về phong tục ở các động mọi thượng du: thường năm về tháng Giêng họ giết trâu tế cầu cho được mùa, ấy gọi là « lễ Hoàn trụ ». Tiết tháng chạp thì mỗi trại mọi đem 1 con heo, hội tại nhà người man trưởng làm lễ, gọi là «lễ Tẩy-đầu». Ấy là cổ tục của món lèo còn di lưu lại.

TỈNH - THÀNH

Ở thôn Bình-Long huyện Đồng-Xuân. Thành rào bằng gai không có hào, chu vi 2210 trượng. Nguyên trước ở tại 2 thôn Xuân-Đài, Long-Uyên thuộc phủ Tuy-An. Năm Thành Thái thứ 11 (1899) được dời đến đây (2 phủ thành sau đây cũng dời vào năm nầy).

PHỦ LỴ TUY-AN

Ở trong tỉnh thành cũ, thuộc thôn An-Thổ: Thành chu vi bằng đất, dài 66 trượng 6 thước, có bờ hào Nguyên trước ở thôn Hội-Phú.

PHỦ LỴ TUY HÒA

Ở thôn Năng Tĩnh : Thành rào tre không bờ hào (sau đây cũng vậy), chu vi 460 thước. Huyện-lỵ cũ nguyên ở thôn Đồng-Phước.

HUYỆN LỴ ĐỒNG-XUÂN

Ở thôn Khoan-Hậu, chu-vi dài 440 thước. Thiết từ năm Thành-Thái 11 (1899), (sau đây cũng vậy).

HUYỆN LỴ SƠN HÒA

Ở thôn Củng-Sơn, chu vi dài 260 thước.

lập

HỌC HIỆU

TRƯỜNG TỈNH HỌC

Ở thôn An-Thổ phủ Tuy An. Nguyên Long-Uyên, năm Thành Thái 11 dời đến chỗ

TRƯỜNG HỌC PHỦ TUY-AN

trước ở thôn đây (1).

Ở thôn An Thổ, nguyên trước ở thôn Hội-Phú.

TRƯỜNG HỌC HUYỆN ĐỒNG XUÂN

Ở thôn Khoan-Hậu, dựng năm Thành Thái 11 (1899).

TRƯỜNG HỌC HUYỆN SƠN HÒA

Ở thôn Củng-Sơn, dựng năm Thánh-Thái 11.

(1) Sau này được dời ra Sông Cầu nhưng không biết vào năm nào?

Niên-hiệu Gia-Long 18 (1819) nhân - số là 7651 người. Niên hiệu Tự-Đức (1848-1883) có 780 người, tiền thuế thâu hơn 9742 quan. Năm Thành-Thái thứ 10 (1898): 9368 người (chức-sắc miễn-sai lệ được miễn thuế, sau đây cũng vậy) đồng niên tiền thuế hơn 11627 quan, bạc thuế 52 lượng. Năm thứ 11 (1899), khoản bạc sưu được ấn định thì, hạng chính-nạp (2 hạng miễn-diêu và đinh. tráng) cộng 10840 người và tổng số bạc thuế 22996đ60; năm thứ 18 (1906) số đinh lên tới 12554 người, hạng miễn diêu (1) 337 người, hạng chính nạp(2) 12317 người, bạc sưu 27078 đồng. và bạc công-ích 4884 đồng, hiệp cộng 31962 đồng.

(1) Miễn-diêu : khỏi nạp bạc công-ích, mà phải nạp thuế sưu (tức là thuế thân)

(2) Chính nạp: phải nạp bạc công ích và thuế sưu, còn hạng chức sắc (từ nhất-phẩm cho đến cửu phẩm) và hạng miễn-sai (như tảng lý v. v.) đều được miễn thuế.

« TrướcTiếp tục »